Nhiều gia đình khốn đốn vì sổ đỏ bị “gí” vào ngân hàng mà không biết
Cần tiền kinh doanh nhưng khó tiếp cận đồng vốn ngân hàng, nhiều hộ gia đình buộc phải tìm đến “cò” vay vốn và phải trả phí cao. Tuy nhiên, điều mà những gia đình này khốn đốn hơn cả là bị “gí” giấy tờ nhà đất vào ngân hàng mà không hề hay biết…
Ảnh Minh Hoạ
Từ kết quả điều tra, TAND TP Hà Nội vừa đưa ra xét xử sơ thẩm đối với bị cáo Vũ Thúy Vân (SN 1972, trú ở phường Thụy Khuê, quận Tây Hồ, Hà Nội) về tội “ Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
Theo cáo trạng truy tố, trong năm 2010, 2011, khách hàng cá nhân muốn vay vốn ngân hàng nhưng rất khó khăn vì khó đáp ứng được các điều kiện của ngân hàng và chỉ có doanh nghiệp mới đáp ứng được. Lợi dụng tình hình này, Vũ Thúy Vân và một số đối tượng đứng ra thu thập giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (“sổ đỏ”) bằng cách tìm người có nhu cầu vay tiền, thỏa thuận cho họ vay tiền có thời hạn bằng lãi suất ngân hàng.
Để đảm bảo cho khoản vay, những người có mong muốn vay tiền phải ủy quyền hoặc chuyển nhượng giấy chứng nhận quyền sử đụng đất cho Vân được toàn quyền sử dụng để cầm cố hoặc thế chấp vay vốn ngân hàng.
Video đang HOT
Vân và các đối tượng liên quan sử dụng các “sổ đỏ” làm tài sản đảm bảo thế chấp vào ngân hàng để vay vốn cho Công ty do Vân quản lý điều hành nhằm vay số tiền lớn hơn để lấy khoản chênh lệch.
Trong vụ án này, cơ quan điều tra đã làm rõ Vân vay của ông Nguyễn Bá A. (SN 1978, ở quận Ba Đình, Hà Nội) số tiền hơn 2,3 tỷ đồng và Nguyễn Hồng Đ. (SN 1964, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) 5,3 tỷ đồng. Sau khi vay tiền, Vân bỏ trốn nhằm chiếm đoạt tiền vay.
Tại cơ quan điều tra, ông Đ. khai nhận cho Vân vay tiền để mua bán nhà đất. Giữa hai bên không thỏa thuận lãi suất, nếu mua bán thành công, Vân sẽ chi “hoa hồng” cho ông Đ. Tổng cộng từ ngày 17-5-2011 đến ngày 7-6-2011, Vân đã vay của ông Đ. 5,8 tỷ đồng. Sau đó, Vân mới trả lại 500 triệu đồng. Ngày 30-9-2011, Vân viết giấy chốt nợ số tiền 5,3 tỷ đồng nhưng sau đó bỏ trốn.
Tại phiên tòa ngày 30-11-2022, do ông Đ. xuất trình thêm các tài liệu mới và HĐXX sơ thẩm không thể làm rõ ngay tại phiên tòa nên phiên tòa đã phải trì hoãn và trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Quá trình điều tra, cơ quan tố tung còn nhận thấy, Đối với các khoản vay ở 2 ngân hàng, cơ quan điều tra làm rõ, Vũ Thúy Vân còn nhận ủy quyền của Công ty CP Đầu tư xây dựng quốc tế Hà Nội (viết tắt là Công ty Đầu tư Hà Nội) để vay ngân hàng hơn 11 tỷ đồng. Mục đích khoản vay này là thanh toán tiền mua hàng thiết bị điện. Đảm bảo cho khoản vay là 4 tài sản thuộc bên thứ ba. Song qua xác minh thấy rằng, các tài sản này đều có vấn đề.
Đơn cử như nhà đất của vợ chồng bà Nguyễn Thị L. (SN 1957, ở quận Hoàng Mai, Hà Nội) đảm bảo cho khoản vay hơn 2 tỷ đồng của Công ty Đầu tư Hà Nội. Bà L. thừa nhận, thông qua hàng xóm, bà này nhờ Vân làm dịch vụ vay tiền ngân hàng số tiền 700 triệu đồng, phí hoa hồng 5% trên số tiền vay (35 triệu đồng).
Khi Vân đưa hồ sơ vay vốn, vợ chồng bà L. không đọc kỹ nội dung. Bà L. không biết Vân đã “cắm” “sổ đỏ” vào ngân hàng để vay số tiền lớn.
Đối với khoản vay trên, ngân hàng đã thu nợ gốc hơn 3,8 tỷ đồng nhờ bán 2 tài sản đảm bảo. Hiện, khoản nợ của Công ty Đầu tư Hà Nội tính đến ngày 28-5-2021 là gần 40 tỷ đồng. Số dư nợ còn lại được bảo đảm bằng 3 tài sản bảo đảm khác với giá trị hơn 10,4 tỷ đồng, đủ cho phần nợ gốc còn lại là hơn 7,1 tỷ đồng và một phần nợ lãi.
Do Công ty Đầu tư Hà Nội không còn hoạt động, không có khả năng trả nợ nên ngân hàng xem xét hỗ trợ miễn toàn bộ nợ lãi sau khi xử lý xong tài sản đảm bảo. Ngân hàng cũng đã trích lập dự phòng. Với các cán bộ có sai phạm nhất định, ngân hàng đã xem xét xử lý. Ngân hàng xác định chưa thất thoát vốn vay nên chưa có hậu quả thiệt hại.
Tương tự, Vân còn là cổ đông sáng lập Công ty TNHH Thương mại Mạnh Hùng Cường. Công ty này đã sử dụng 7 tài sản đảm bảo là bất động sản để thế chấp vào ngân hàng nhằm thanh toán tiền mua đồ gia dụng. Ngân hàng đã giải ngân 10,7 tỷ đồng. Sau khi vay tiền ngân hàng, Vân sử dụng tiền vay không đúng mục đích dẫn đến mất khả năng thanh toán.
Xác minh tại cơ quan thuế cho thấy, từ tháng 10-2010 đến tháng 3-2011, Công ty TNHH Thương mại Mạnh Hùng Cường không phát sinh hoạt động mua bán hàng hóa. Chủ các tài sản cũng thừa nhận, do có nhu cầu, họ vay tiền của Vân và Đặng Thị Lan với lãi suất từ 1-1,5%.
Theo yêu cầu, những người này ký hợp đồng ủy quyền cho Vân và Lan sử dụng “sổ đỏ” để vay tiền ngân hàng thông qua Công ty TNHH Thương mại Mạnh Hùng Cường. Thực tế, số tiền các chủ tài sản vay ít hơn nhiều số tiền Vân và Lan vay ngân hàng.
Những người giao “sổ đỏ” cho Vân không hề hay biết giấy tờ nhà đất của mình bị “cắm” vào ngân hàng nào và tiền vay bao nhiêu. Do khoản vay trên vẫn còn tài sản đảm bảo nên chưa có cơ sở xác định thiệt hại. Cũng chính thế mà cơ quan chức năng chưa đủ căn cứ xử lý Vũ Thúy Vân và các đối tượng liên quan về hành vi chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Tổ trưởng tổ vay vốn ngân hàng chiếm đoạt gần 1 tỷ của 19 hộ dân
Ngày 27/5, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Cao Bằng cho biết, đơn vị vừa khởi tố vụ án, khởi tố bị can và ra lệnh bắt tạm giam đối tượng Phùng Kiềm Chiêu (SN 1988), trú tại Lũng Khoen, xã Vũ Nông, huyện Nguyên Bình về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản.
Theo kết quả điều tra: Từ năm 2013 đến tháng 3/2021, Phùng Kiềm Chiêu được các hộ dân xóm Lũng Khoen tin tưởng bầu làm Tổ trưởng tổ tiết kiệm vay vốn và được một ngân hàng ở huyện hợp đồng uỷ nhiệm thu lãi, tiền gửi và thực hiện một số công việc khác trong quy trình cho vay của ngân hàng.
Lợi dụng vào đó, Chiêu đã nhờ vay ké (vay chung sổ) của các hộ dân hoặc nhờ người khác đứng tên để vay vốn kinh doanh và hứa hẹn sẽ tự trả lãi, gốc đầy đủ cho ngân hàng. Bằng phương thức này Chiêu đã Chiếm đoạt gần 1 tỷ đồng của 19 hộ dân.
Năm 2020, Chiêu nghiện ma tuý, làm ăn thua lỗ dẫn đến không còn khả năng trả nợ. Khi nhiều người đến nhà đòi nợ, Chiêu đã bỏ trốn.
Đến ngày 25/5/2022, khi đang lẩn trốn tại thị trấn Trà Lĩnh, huyện Trùng Khánh, Chiêu đã bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh bắt giữ.
Cảnh báo thủ đoạn lừa đảo chiếm đoạt tài sản trong vùng dân tộc thiểu số Những ngày đầu năm Nhâm Dần 2022, nhiều hộ dân tại xã nghèo Ia Ma Rơn, huyện Ia Pa (tỉnh Gia Lai) như "ngồi trên đống lửa" khi có nguy cơ mất hàng trăm triệu đồng vì người vay cố tình chây ì không trả. Vẫn phương thức, thủ đoạn cũ là "mượn tiền để đáo hạn ngân hàng", hàng chục dân nghèo...