Nhiều dự án ‘rùa’ của FOSCO ở trung tâm TP.HCM
Kết quả thanh tra mới đây của Thanh tra Chính phủ liên quan tái cơ cấu doanh nghiệp giai đoạn 2010-2016 trên địa bàn TP.HCM cho thấy Công ty TNHH MTV dịch vụ cơ quan nước ngoài ( FOSCO) có nhiều dự án rùa ở trung tâm TP.
Dự án 64 Phó Đức Chính, quận 1 ngừng thi công từ năm 2013 – Ảnh: THÁI AN
Thanh tra Chính phủ vừa có kết luận thanh tra về “việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước; việc thực hiện thí điểm chức năng đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước của Công ty đầu tư tài chính nhà nước tại TP.HCM”. Trong đó, kết luận thanh tra chỉ ra nhiều tồn tại trong việc tái cơ cấu của FOSCO cũng như nhiều doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn TP.HCM giai đoạn 2010-2016.
FOSCO là doanh nghiệp nhà nước 100% vốn của UBND TP.HCM. Tại thời điểm thanh tra đề án tái cơ cấu của FOSCO thì công ty này đang đầu tư 5 dự án (các địa chỉ ở quận 1, TP.HCM), với nhu cầu vốn tính đến năm 2020 là hơn 344 tỉ đồng (chưa tính dự án 64 Phó Đức Chính, quận 1). Trong khi vốn điều lệ của công ty tính đến năm 2016 vẫn chỉ là hơn 230 tỉ đồng.
Công ty được UBND TP chấp thuận chủ trương, phê duyệt thực hiện các dự án đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, thương mại, giáo dục. Tuy nhiên do hạn chế năng lực nên các dự án triển khai chậm hoặc phải dừng dự án. Cụ thể:
Dự án cao ốc Trung tâm giao dịch thương mại quốc tế FOSCO ( 64 Phó Đức Chính, quận 1) được công ty làm chủ đầu tư, hợp tác với các đối tác cùng góp vốn thực hiện dự án. Tuy nhiên, từ năm 2013, dự án mới thi công dở dang sàn hầm tầng 1, đang có những vi phạm về chất lượng công trình phải ngừng thi công.
Dự án Trường mầm non và tiểu học quốc tế ( 23-25 Phùng Khắc Khoan, quận 1) được UBND TP phê duyệt chủ trương đầu tư từ năm 2006. Đến năm 2011, các sở ngành của TP chấp thuận thành lập pháp nhân mới để đầu tư khai thác “Dự án trường mầm non, tiểu học quốc tế và văn phòng cho thuê”. Tuy nhiên dự án vẫn chưa triển khai được, do việc thực hiện trình tự thủ tục đầu tư chậm, thay đổi phương án, mục tiêu đầu tư…
Khu đất 23-25 Phùng Khắc Khoan quận 1 vẫn chưa triển khai dự án – Ảnh: THÁI AN
Dự án cao ốc văn phòng cho thuê tại 40 Phùng Khắc Khoan, quận 1 có diện tích hơn 2.506m 2 là nhà, đất thuộc sở hữu nhà nước. UBND TP giao cho FOSCO làm tài sản cố định phục vụ công tác ngoại giao đoàn tại TP.
Năm 2008, UBND TP phê duyệt cho FOSCO thực hiện dự án. Nếu quá thời hạn 12 tháng kể từ ngày UBND TP phê duyệt phương án tổng thể, FOSCO không triển khai đầu tư thì UBND TP sẽ thu hồi. Tuy nhiên, dự án chậm triển khai do FOSCO xin hợp tác đầu tư, thành lập pháp nhân mới và thay đổi công năng (cao ốc văn phòng sang căn hộ cho thuê).
Khu đất 40 Phùng Khắc Khoan, quận 1 vẫn chưa có dự án được triển khai và mặt bằng đang kinh doanh dịch vụ – Ảnh: THÁI AN
Tại dự án khách sạn quảng trường Quốc tế (39 Nguyễn Thị Minh Khai, quận 1), FOSCO góp vốn thành lập pháp nhân mới làm chủ đầu tư, đứng ra thuê đất và thực hiện dự án nhưng vẫn chưa được triển khai.
Theo Thanh tra Chính phủ, trong thời gian dự án chậm triển khai thực hiện, FOSCO cho thuê các nhà đất của các dự án 40 Phùng Khắc Khoan, 23-25 Phùng Khắc Khoan, 39 Nguyễn Thị Minh Khai. Doanh thu cho thuê của 3 nhà đất trên từ năm 2013-2016 theo FOSCO báo cáo hơn 48 tỉ đồng.
Ngoài ra, trong giai đoạn thanh tra, FOSCO cũng cho thuê các nhà đất số 24/2 Trương Định, quận 3 (diện tích đất 516m 2; diện tích sàn: 263m 2) và nhà số 26 Hoàng Văn Thụ, quận Phú Nhuận.
Theo Thanh tra Chính phủ, việc cho thuê trong thời gian dự án chưa thực hiện nhằm tận dụng để khai thác nguồn thu, nhưng không đúng với phương án phê duyệt của UBND TP và quyết định của Thủ tướng.
Công an TP.HCM kiểm soát giãn cách xã hội từ 16.9 đến 30.9 như thế nào?
Công an TP.HCM thông báo triển khai thực hiện các biện pháp kiểm soát giãn cách xã hội từ ngày 16.9 đến ngày 30.9.
Chứng nhận tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh NGỌC DƯƠNG
Ngày 16.9, thiếu tướng Lê Hồng Nam, Giám đốc Công an TP.HCM, ký thông báo triển khai công tác kiểm soát việc thực hiện giãn cách xã hội từ ngày 16.9 đến ngày 30.9 theo Công văn số 3072/UBND-VX ngày 15.9.2021 của UBND TP.HCM.
Theo đó, Công an TP yêu cầu Thủ trưởng Công an các đơn vị, địa phương triển khai thực hiện tốt một số nội dung.
Cụ thể, triển khai đến cán bộ chiến sĩ nắm vững nội dung quy định hướng dẫn về kiểm soát đối tượng lưu thông trên đường theo phụ lục hướng dẫn kiểm soát tại các chốt nội ô từ ngày 16.9. Kéo dài hiệu lực giấy đi đường của Công an TP đã cấp đến hết ngày 30.9.
Shipper tất bật ngày đầu chạy liên quận: Đơn tăng vọt, xếp hàng đợi quán giao
Ngoài ra, Phòng CSGT đường bộ - đường sắt TP.HCM (PC08) - Công an TP.HCM thực hiện cấp, đổi giấy đi đường cho các đơn vị chủ trì quản lý diện đối tượng cấp phép lưu thông trên đường.
Công an TP cũng giao PC08, Phòng Cảnh sát Quản lý hành chính về trật tự xã hội (PC06) - Bộ Công an, Phòng tham mưu (PV01) phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông (TT-TT) TP.HCM tham mưu thí điểm triển khai việc thực hiện thẻ xanh Covid, đảm bảo 5K, xét nghiệm kháng nguyên định kỳ tại Q.7, H.Củ Chi và H.Cần Giờ, các khu chế xuất, khu công nghiệp trên địa bàn này và Khu công nghệ cao.
Ngoài ra, PC08 phối hợp với Sở TT-TT tiếp nhận danh sách thí điểm cấp thẻ xanh Covid cho đối tượng thí điểm trên gửi về Bộ Công an để cập nhật hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ kiểm soát lưu thông của Công an TP.
Điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp
Cũng theo thông báo này, cho phép nhân viên hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, cửa hàng thực phẩm (được cấp giấy đi đường), nhân viên giao hàng shipper (cho phép di chuyển liên quận, huyện, TP.Thủ Đức kể từ ngày 16.9, có kết quả xét nghiệm âm tính Covid-19 2 ngày/1 lần, nhân viên cơ sở sản xuất, kinh doanh dược liệu, thuốc, trang thiết bị vật tư y tế được phép lưu thông từ 5 giờ đến 21 giờ 30 giờ hàng ngày.
Công an TP chỉ đạo Công an Q.8, Công an H.Hóc Môn và Công an TP.Thủ Đức duy trì bố trí lực lượng kiểm soát lưu thông, đảm bảo an ninh trật tự và thực hiện các quy định về an toàn phòng chống dịch bệnh Covid-19 tại chợ đầu mối Bình Điền, Hóc Môn và Thủ Đức.
Giao Công an cấp huyện, cấp xã phối hợp thẩm định điều kiện đăng ký hoạt động và cấp giấy đi đường cho diện đối tượng là người lao động tại các loại hình doanh nghiệp, hộ kinh doanh (có giấy phép đăng ký kinh doanh) hoạt động từ 6 giờ đến 21 giờ hàng ngày.
Siêu thị quận 7 sẵn sàng đón khách trở lại: Người dân phải có phiếu đi chợ!
Theo Công an TP, điều kiện hoạt động đối với doanh nghiệp, hộ kinh doanh, trong đó nhân viên giao nhận của doanh nghiệp, hộ kinh doanh chỉ được phép hoạt động trên địa bàn một quận, huyện, TP.Thủ Đức. Phải đảm bảo các biện pháp an toàn phòng, chống dịch và thực hiện xét nghiệm mẫu gộp 3 người, tần suất 2 ngày/1 lần; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.
Ngoài ra, người lao động trực tiếp tại nơi làm việc phải được tiêm ngừa ít nhất một mũi vắc xin phòng, chống Covid-19 và thực hiện xét nghiệm với tần suất 5 ngày/1 lần theo mẫu đơn hoặc mẫu gộp 3 người; kinh phí xét nghiệm do doanh nghiệp, hộ kinh doanh tự chi trả.
Theo Công an TP.HCM, để đảm bảo yêu cầu tiến độ cấp giấy đi đường phục vụ doanh nghiệp, hộ kinh doanh mở cửa hoạt động, đề nghị Công an cấp huyện, cấp xã hàng ngày tiếp nhận, xem xét và cấp giấy đi đường trong ngày, giấy đi đường cần ghi rõ phạm vi địa bàn hoạt động theo quy định.
Gói hỗ trợ Covid-19 TP.HCM đợt 3: Lập tổ công tác, công khai danh sách tại địa phương Ngày 16.9, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM gửi công văn khẩn, đề nghị UBND các quận huyện, phường, xã lập danh sách xét duyệt người dân thật sự khó khăn do dịch Covid-19 để TP thực hiện chính sách hỗ trợ đợt 3. Hộ khó khăn tại Q.Bình Thạnh (TP.HCM) nhận hỗ trợ, nhu yếu phẩm. Ảnh HOÀI NAM Theo đó, Sở LĐ-TB-XH TP.HCM đề...