Nhiều dự án BOT trở thành ‘cục nợ’
Từ vị thế từng được xem như “gà đẻ trứng vàng”, tới nay nhiều dự án hạ tầng BOT ( xây dựng – kinh doanh – chuyển giao) ở khu vực phía Nam đã trở thành “cục nợ” chậm trả, thậm chí là có nguy cơ vỡ nợ.
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trên, trong đó có cả trạm thu BOT phải tạm dừng hoạt động do phạm pháp, việc thu hồi vốn gặp khó khăn, không như tính toán ban đầu. Kéo theo đó là nhiều dự án BOT trở thành nợ xấu, chưa biết ngày thu hồi và các ngân hàng cũng tỏ ra e dè khi cho doanh nghiệp vay vốn đầu tư hạ tầng thu phí.
Trong thời gian 3 năm qua, lần lượt nhiều dự án BOT ở khu vực phía Nam bị tạm dừng, thậm chí phải tuyên bố huỷ bỏ vĩnh viễn. Đó là dự án BOT Cai Lậy (tỉnh Tiền Giang), dự án BOT TP HCM – Trung Lương hay BOT T2 ( Quốc lộ 91) đều dừng hoạt động hay bị dỡ bỏ. Việc thu hồi nguồn vốn đầu tư cho dự án đã xây dựng gặp nhiều khó khăn. Cá biệt như trạm BOT T2 đã phải dừng hoạt động vĩnh viễn hay trạm BOT Cai Lậy chưa xây dựng được phương án khả thi thu hồi vốn. Chưa nói đến nguyên nhân của các trạm BOT này nhưng việc không thu phí theo tính toán khiến dòng vốn bị ảnh hưởng rất lớn.
Điều đáng nói, hiện chưa có phương án giải quyết tình trạng này một cách hiệu quả. Như trạm BOT T2 sau khi bị dỡ bỏ thì phương án thu hồi vốn cho dự án xây dựng tuyến Quốc lộ 91 bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Tương tự là dự án BOT Cai Lậy, dù đã có hàng loạt phương án được đưa ra nhưng đến nay vẫn chưa được thu phí trở lại. Với số vốn đầu tư lên đến hàng chục ngàn tỷ đồng, việc bị chậm trễ thu hồi vốn nhiều năm khiến các phương án thu hồi đều bị phá sản. Trong khi đó, dù không trở thành “cục nợ” nhưng dự án BOT cao tốc Trung Lương-TP HCM dừng thu phí hơn một năm qua cũng ảnh hưởng lớn đến nguồn thu ngân sách.
Video đang HOT
Theo nhiều chuyên gia về hạ tầng giao thông, dù chưa có báo cáo chi tiết nhưng việc các trạm BOT gặp trục trặc trong thu phí chắc chắn khiến dự án đó gặp khó khăn, khoản nợ cũ (vay để xây) sẽ chồng thêm cùng nợ mới (lãi phát sinh). Do hầu hết các dự án hạ tầng này đều sử dụng nguồn vốn vay hệ thống ngân hàng nên dòng tiền đã bị ảnh hưởng nặng nề.
Ngoài ra, khi các dự án trước gặp khó khăn, doanh nghiệp đầu tư và ngân hàng sẽ rất dè dặt để đầu tư các dự án tiếp theo. Đó là lý do mà hàng loạt dự án hạ tầng cầu, đường ở khu vực phía Nam đã phải huỷ bỏ, thay đổi phương thức đầu tư do lo ngại phương án thu phí BOT gặp khó.
Việc kêu gọi doanh nghiệp tư nhân tham gia đầu tư hạ tầng để kích thích, thúc đẩy sự phát triển kinh tế là điều đúng đắn. Tuy nhiên, việc đảm bảo tuân thủ theo đúng quy định để các dự án này phát huy đúng theo tính toán cũng là điều vô cùng cần thiết.
Hoàn thành sửa chữa hơn 1,3 triệu m2 hằn lún trên tuyến Quốc lộ 1
Tổng cục Đường bộ Việt Nam vừa báo cáo Bộ Giao thông Vận tải về tình hình xử lý, khắc phục hư hỏng, hằn lún vệt bánh xe mặt đường các dự án trên Quốc lộ 1 đoạn qua các tỉnh từ Nghệ An đến Bình Thuận.
Xe ô tô đang phân luồng đoạn đường tránh thành phố Hà Tĩnh. Ảnh: Công Tường/TTXVN
Theo đó, Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay, tổng diện tích các loại hư hỏng như ổ gà, nứt vỡ, hằn lún vệt bánh xe lớn hơn 2,5 cm trong thời gian từ tháng 1 - 10/2020 là trên 1,4 triệu m2. Hiện nay các nhà thầu đã sửa chữa hơn 1,3 triệu m2, đạt 96%, diện tích còn lại gần 60.000 m2, bao gồm hơn 10.000 m2 đã xử lý xong bị hằn lún lại.
"Các chủ đầu tư đang đôn đốc nhà thầu thi công sửa chữa khắc phục hư hỏng, hằn lún vệt bánh xe trong thời gian bảo hành công trình. Việc thi công đã cơ bản hoàn thành và đang làm các thủ tục để xác nhận hoàn thành bảo hành công trình. Tuy nhiên, còn một số gói thầu xây lắp vẫn chậm trễ sửa chữa", Tổng cục Đường bộ Việt Nam thông tin.
Đại diện Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho biết, do ảnh hưởng các cơn bão, áp thấp nhiệt đới gần đây, Quốc lộ 1 qua khu vực các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam tiếp tục phát sinh các hư hỏng. Đặc biệt, có nhiều đoạn đang bị ngập.
Vì vậy, Tổng cục Đường bộ Việt Nam kiến nghị Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo các Sở Giao thông Vận tải, các Ban quản lý dự án đôn đốc các nhà thầu thi công sửa chữa khắc phục triệt để ngay khối lượng hư hỏng, hằn lún vệt bánh xe còn lại và phát sinh mới. Đối với các đoạn hằn lún vệt bánh xe lớn hơn 2,5cm và sống trâu đã cào gọt tạo phẳng phải thảm lại bê tông nhựa theo đúng thiết kế. Trong quá trình sửa chữa, khắc phục, yêu cầu các đơn vị thực hiện đồng bộ theo các chỉ đạo, hướng dẫn của Bộ Giao thông Vận tải trong thời gian vừa qua về các giải pháp khắc phục và giải pháp sửa chữa, xử lý hư hỏng hằn lún vệt bánh xe.
"Đối với các dự án BOT, Tổng cục Đường bộ Việt Nam sẽ đôn đốc các cục quản lý đường bộ và các đơn vị tăng cường kiểm tra, yêu cầu nhà đầu tư sửa chữa. Nếu thực hiện không nghiêm túc, ảnh hưởng đến an toàn giao thông sẽ dừng thu phí", Tổng cục Đường bộ Việt Nam cho hay.
Trao đổi với phóng viên TTXVN, đại diện các Ban quản lý dự án (Bộ Giao thông Vận tải) cho biết, các đơn vị đang đốc thúc các nhà thầu khẩn trương sửa chữa theo yêu cầu của Bộ Giao thông Vận tải. Hiện các nhà thầu và Ban quản lý dự án đang phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ để bàn giao những đoạn đã khắc phục xong và hết thời gian bảo hành theo hợp đồng, phấn đấu đến hết năm nay sẽ bàn giao xong.
Cứu tín dụng BOT giao thông làm tiền đề triển khai 5 dự án cao tốc Bắc - Nam Năm dự án PPP cao tốc Bắc - Nam là cơ hội kinh doanh tốt cho nhà đầu tư lẫn tổ chức tín dụng, song cần giải quyết dứt điểm những tồn tại của các dự án BOT trước đây. Dư luận có thể chia sẻ phần nào và cảm thông trước việc các ngân hàng thương mại trong nước yêu cầu cơ...