Nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa có đơn hàng mới trong quý II và III
Phần lớn doanh nghiệp thủy sản chưa có đơn hàng mới trong quý II và III. Một số doanh nghiệp có đơn mới nhưng không nhiều.Nguồn nguyên liệu cũng bị suy giảm khoảng 50% và khó có khả năng phục hồi sớm.Một số đơn vị vẫn giữ nguyên số lượng lao động, phân chia lại lịch làm việc cho phù hợp. Doanh nghiệp thủy sản kiến nghị giảm 50% thuế thu nhập năm nay.
Doanh nghiệp ngành thủy sản hiện đối mặt với nhiều thách thức. Ngoài ảnh hưởng do việc thông quan qua biên giới làm lượng cầu giảm, doanh nghiệp cũng gặp khó khăn về nguồn nguyên liệu và các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu hàng hóa.
Nhiều doanh nghiệp thủy sản không có đơn hàng mới trong quý II và III. Ảnh: VASEP.
Theo báo cáo của Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), nhiều doanh nghiệp thủy sản chưa có đơn hàng mới trong quý II và III. Số có đơn cũng không nhiều.
Theo đó, tỷ lệ những đơn hàng được giao theo hợp đồng đã ký chỉ chiếm 30-50%. Trong khi đó, tỷ lệ đơn hàng bị yêu cầu tạm hoãn, dừng, hủy từ EU, Hàn Quốc và Trung Quốc khá cao, dao động 20-40%. Các mặt hàng bị hủy chủ yếu là tôm và cá tra.
Khó khăn hơn, các doanh nghiệp thủy sản cũng nhận được yêu cầu lùi thời gian thanh toán tiền hàng, có đơn tới vài tháng. Không những không xoay vòng được vốn và thanh toán cho nhà cung cấp, doanh nghiệp còn phải “gánh” thêm một số chi phí phát sinh như việc thay đổi hành trình của tàu, thay đổi cảng đến, chi phí lưu container tại cảng, chi phí mua trang thiết bị y tế để phòng tránh dịch Covid-19…
Video đang HOT
Tình trạng ngập mặn cũng gây thiếu hụt nguyên liệu. Với những doanh nghiệp hải sản khai thác, mức thiếu hụt khoảng 50%. Trong khi đó, doanh nghiệp tôm hiện phải ngưng nhập khẩu vì không có kho chứa. VASEP dự báo, trường hợp dịch được kiểm soát, hoạt động sản xuất, xuất khẩu của ngành được phục hồi thì nguyên liệu cũng chỉ đáp ứng được 50-70% nhu cầu sản xuất.
Do lệnh phong tỏa của nhiều nước, nhiều đơn hàng không được cấp chứng từ gốc (H/C, C/O) nên dù hàng đã về cảng nhưng doanh nghiệp cũng không đưa được hàng về kho. Tình trạng tương tự cũng diễn ra ở chiều ngược lại.
Trong bối cảnh có nhiều thách thức, một số doanh nghiệp cho biết vẫn giữ nguyên lượng công nhân, phân chia lịch làm việc cho phù hợp với điều kiện sản xuất và điều chỉnh mức lương phù hợp. Bên cạnh đó, cũng có đơn vị phải cho công nhân tạm nghỉ việc nhưng có trợ cấp.
Trước những thách thức về nguồn cung, đầu ra và dịch bệnh, đại diện VASEP kiến nghị Chính phủ và các bộ xem xét giảm 50% thuế thu nhập doanh nghiệp năm nay, chỉ đạo các ngân hàng có gói hỗ trợ cho vay lãi suất thấp và dễ tiếp cận.
Nhằm đảm bảo nguyên liệu đáp ứng cho sản xuất và xuất khẩu sau dịch, hiệp hội cũng mong muốn Nhà nước có kế hoạch quy hoạch vùng nuôi nguyên liệu tôm, cá tra, hỗ trợ cho người nuôi tiếp tục thả giống mới trong thời gian này. Cuối cùng, VASEP kiến nghị sửa đổi và cải cách các quy định kiểm soát nhập khẩu hàng thủy sản cho mục đích sản xuất, xuất khẩu và gia công xuất khẩu.
Trước đó trong 2 tháng đầu năm, xuất khẩu thủy sản của cả nước đạt trên 991 triệu USD, giảm gần 11% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, thị trường Trung Quốc giảm mạnh nhất (44%), tiếp sau là EU (20%), ASEAN, Hàn Quốc…
Thống kê xuất khẩu thủy sản 2 tháng đầu năm. Ảnh: VASEP.
Riêng xuất khẩu cá tra 2 tháng chỉ đạt 210 triệu USD, giảm 32% vào thị trường Trung Quốc. Các nhà nhập khẩu Mỹ, EU và ASEAN cũng giảm mua 19-40%. Theo dự đoán của một số doanh nghiệp cá tra, sang tháng 4, xuất khẩu sang Trung Quốc có thể phục hồi 50%, tháng 5 hồi phục 70% và đến tháng 6 mới có thể hồi phục hoàn toàn.
Ngọc Hà
Lãi 21 tỷ, công ty 'chơi trội' chi 47 tỷ trả cổ tức
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết quyết định chi cổ tức 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương ứng 10.000 đồng/cổ phiếu trong khi giá giao dịch trên sàn chỉ 2.100 đồng.
Công ty Cổ phần May Xuất khẩu Phan Thiết vừa thông qua nghị quyết chi trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt với tỷ lệ 100%, tương đương 10.000 đồng/cổ phiếu. Ngày chốt danh sách cổ đông và thời gian chi trả dự kiến trong tháng 4.
Tỷ lệ chi trả cổ tức bằng tiền mặt 100% là con số "trong mơ" với nhiều nhà đầu tư. Hầu hết doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán có mức chi cổ tức bằng tiền mặt dưới 50%. Những năm trước, May Phan Thiết trả cổ tức bằng tiền mặt với tỷ lệ ổn định 20%.
Với 4,7 triệu cổ phiếu đang niêm yết trên sàn UPCoM, Công ty May Phan Thiết sẽ chi 47 tỷ đồng trong đợt trả cổ tức lần này.
Trong khi đó, lợi nhuận sau thuế của doanh nghiệp năm 2019 chỉ đạt 21 tỷ đồng. Với mức lợi nhuận trên, Công ty May Phan Thiết trích thêm từ quỹ khác thuộc vốn chủ sở hữu (53 tỷ) bao gồm lợi nhuận các năm trước chưa phân phối để trả cổ tức.
Công ty May Phan Thiết thành lập năm 2002 và niêm yết trên sàn UPCoM vào năm 2010. Tuy nhiên, cổ phiếu của doanh nghiệp này gần như không có thanh khoản khi không phát sinh giao dịch mua bán nhiều năm qua.
Cổ phiếu của Công ty May Phan Thiết hầu như không có giao dịch suốt 10 năm lên sàn. Ảnh: VnDirect.
Hiện cổ phiếu của May Phan Thiết đang được giao dịch ở vùng giá 2.100 đồng/cổ phiếu. Như vậy, số tiền cổ tức mà các cổ đông của doanh nghiệp may mặc này nhận được bằng 5 lần giá trị cổ phiếu đang nắm giữ.
Trong cơ cấu cổ đông của May Phan Thiết, Chủ tịch HĐQT công ty Huỳnh Văn Nghi là người có tỷ lệ sở hữu lớn nhất với 14,2% cổ phần. Ngoài ra, vợ và con ông Nghi cũng giữ 17% cổ phần doanh nghiệp. Nhờ đó, số tiền gia đình Chủ tịch May Phan Thiết nhận được trong đợt chia cổ tức lần này là 15 tỷ đồng.
Khôi phục kinh tế trong dịch COVID-19 - Bài 2: Đoàn kết vượt khó Sau khi phát hiện ca nhiễm COVID-19 đầu tiên tại thành phố Đà Nẵng ngày 8/3, chính quyền và người dân nơi đây đã nhận thấy các tác động nghiêm trọng của dịch COVID-19 lên nhiều lĩnh vực kinh tế cũng như đời sống hàng ngày. Karaoke Idol (Đà Nẵng) nơi thu hút nhiều khách hàng đến giải trí đã dán thông báo...