Nhiều doanh nghiệp được ưu tiên tiêm vắc xin: Sở đổ cho tỉnh, tỉnh nói ‘có thể y tế hiểu sai’
Dư luận tại Quảng Nam thắc mắc về đợt tiêm vắc xin COVID-19 thứ 3 của tỉnh này có rất nhiều doanh nghiệp được ưu tiên tiêm, trong đó có doanh nghiệp bất động sản, xây dựng. Chủ tịch tỉnh đã yêu cầu kiểm tra.
Nhân viên một công ty bất động sản được tiêm vắc xin hôm 30-7 ở Quảng Nam – Ảnh: N.H
Tối 31-7, ông Lê Trí Thanh – chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam – cho biết đã nắm được thông tin và yêu cầu phó chủ tịch UBND tỉnh Trần Văn Tân rà soát, kiểm tra vụ việc này.
Trước đó cùng ngày, trên mạng Facebook đăng thông tin về buổi tiêm vắc xin COVID-19 tại nhà đa năng Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam hôm 30-7, trong đó có tiêm cho nhiều nhân viên của một doanh nghiệp bất động sản.
Dư luận thắc mắc liệu tỉnh có ưu ái tiêm vắc xin cho các doanh nghiệp bất động sản này và một số doanh nghiệp khác? Trong khi đó nhiều doanh nghiệp, các khu công nghiệp lớn ở Quảng Nam đã đăng ký từ nhiều tháng nhưng đến nay vẫn chưa được tiêm do vắc xin ưu tiên cho tuyến đầu chống dịch.
Video đang HOT
Theo tìm hiểu, ngày 27-7, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam thông báo về lịch tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho các đối tượng ưu tiên trong đợt 3 năm 2021. Thời gian tiêm trong hai ngày 29-7 và 30-7 tại nhà đa năng Trường cao đẳng Y tế Quảng Nam.
Đính kèm thông báo này là danh sách 78 đơn vị với số lượng 2.627 người được tiêm, trong đó có nhiều doanh nghiệp bất động sản, xây dựng, thủy điện…
Một lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Quảng Nam cho biết trung tâm chỉ là đơn vị thực hiện tiêm cho một số sở, ban, ngành, công ty, doanh nghiệp… (nhất là lực lượng bảo vệ, hay tiếp xúc), còn việc quyết duyệt danh sách, đối tượng được tiêm là cấp trên, Sở Y tế trình UBND tỉnh duyệt, trung tâm chỉ thực hiện theo.
Trả lời câu hỏi của Tuổi Trẻ Online về doanh nghiệp bất động sản này thuộc diện ưu tiên nào, ông Mai Văn Mười – giám đốc Sở Y tế Quảng Nam – nói: “Việc phân công có quy định của UBND tỉnh, tôi cũng không được quyền trả lời. Có quy định hết nhưng tôi không được thông tin chuyện này, UBND tỉnh có chỉ đạo cụ thể hơn”.
Tuy nhiên ông Lê Trí Thanh cho biết UBND tỉnh không chỉ đạo kế hoạch tiêm chủng như vậy, không chỉ đạo nội dung cụ thể này, có thể đã có sự hiểu sai của ngành y tế trong việc này. “Có thể là anh em y tế sai sót. Trong ngày mai UBND tỉnh sẽ có chỉ đạo cụ thể về việc này”, ông nói.
TP HCM sẽ có gói tín dụng 4.000 tỷ lãi suất 0%
Gói tín dụng hơn 4.000 tỷ đồng, lãi suất 0% dự kiến được TP HCM dùng để hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn do Covid-19.
Thông tin trên được Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong nói tại kỳ họp 23 HĐND TP HCM khoá IX sáng 8/12, khi trả lời đại biểu về những giải pháp, chính sách để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19.
Theo đó, gói tín dụng dự kiến hơn 4.000 tỷ đồng này sẽ được Thành phố hỗ trợ với lãi suất 0% dành cho các doanh nghiệp gặp khó khăn trong các nhóm ngành: dịch vụ như lưu trú, ăn uống, du lịch, vận tải; ngành công nghiệp như dệt may, giày da, trang phục, chế biến gỗ, chế biến lương thực thực phẩm, xây dựng và doanh nghiệp có doanh thu sụt giảm lớn.
"Phát huy hiệu quả từ gói hỗ trợ thứ nhất, thành phố đang nghiên cứu gói hỗ trợ thứ hai. Vừa qua, UBND thành phố đã mời các doanh nghiệp, Viện Nghiên cứu phát triển cùng các chuyên gia kinh tế ngồi lại để có định hướng các giải pháp cho gói hỗ trợ này", ông Phong nói.
Ngoài ra, thành phố sẽ tiếp tục cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn giảm lãi, phí... giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch bệnh.
Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong trả lời chất vấn các đại biểu sáng 8/12. Ảnh: Hữu Khoa.
Theo ông Phong, thời gian qua TP HCM đã thực hiện gói hỗ trợ lần một cho các doanh nghiệp khó khăn. Trong đó, đã xử lý gia hạn 8.800 tỷ đồng tiền thuế cho doanh nghiệp; 218 tỷ đồng gia hạn thuế giá trị gia tăng, thu nhập cá nhân, tiền thuê đất cho các hộ kinh doanh.
Thành phố sẽ tiếp tục rà soát các doanh nghiệp gặp khó khăn để tháo gỡ tất cả vướng mắc từ khâu sản xuất, kinh doanh, đầu tư, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chiếm hơn 90% tổng số các doanh nghiệp trên địa bàn. Đây là những doanh nghiệp bị tác động mạnh nhất bởi dịch bệnh.
Để phục hồi kinh tế, ông Phong cho biết TP HCM cũng sẽ phát huy hiệu quả các hội đồng ngành kinh tế (cơ khí, công nghệ thông tin, chế biến lương thực thực phẩm...).Giải pháp này nhằm tập trung phát triển các ngành sản phẩm chủ lực có giá trị gia tăng cao, đóng góp lớn trong cơ cấu GRDP của thành phố. Ngoài ra, thành phố sẽ tổ chức diễn đàn kinh tế năm 2021 phù hợp với tình hình dịch bệnh. Đây là sự kiện thường niên để thảo luận các giải pháp phát triển kinh tế TP HCM nhưng năm nay chưa tổ chức được vì Covid-19...
Với ngành du lịch, ông Phong cho biết thành phố xác định tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, phát triển du lịch nội địa khi chưa thể đón khách quốc tế trở lại.
Vừa qua, TP HCM đã ký kết với 13 tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, các tỉnh Đông Nam Bộ, Tây Bắc, Đông Bắc và miền Trung với mục tiêu đẩy mạnh du lịch nội địa. "Tiềm năng du lịch nội địa còn rất lớn", ông Phong nói.
Nhìn lại quyết định lịch sử về cấm pháo năm 1994 Hơn 26 năm trước, ngày 8/8/1994, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 406-TTg về việc cấm sản xuất, buôn bán và đốt pháo. Đây là Chỉ thị mang tính lịch sử bởi thói quen sản xuât, buôn bán và đôt pháo đã tôn tại từ hàng ngàn năm đôi với người Viêt Nam. Pháo nổ đã bị cấm từ...