Nhiều doanh nghiệp để lộ khoản lỗ trong quý 3/2020
Nhiều doanh nghiệp đã dần công bố Báo cáo tài chính quý 3/2020, bên cạnh nhiều doanh nghiệp báo lãi lớn thì nhiều doanh nghiệp cũng phải ghi nhận quý kinh doanh không thuận lợi và lâm vào cảnh thua lỗ.
Bất ngờ với kết quả năm nay đó là khoản lỗ của Điện lực Dầu khí Nhơn Trạch 2 (NT2) khi công ty này ghi nhận lỗ gần 6 tỷ đồng, đánh dấu là quý lỗ đầu tiên kể từ năm 2013.
Được biết, NT2 báo doanh thu quý 3 đạt 1.153 tỷ đồng, giảm 34% so cùng kỳ. Theo đó, lợi nhuận gộp giảm mạnh 62% về còn 68 tỷ đồng.
Công ty này cho biết nhà máy điện Nhơn Trạch 2 dừng máy để trung tu mở rộng định kỳ tại 75.000 giờ vận hành tương đương đầu tiên (EOH) trong tháng 9/2020. Việc này khiến doanh thu sản xuất điện bị sụt giảm trong khi các chi phí cố định như khấu hao, lãi vay… không biến động nhiều.
Ngoài ra, doanh thu tài chính giảm 94% còn 3 tỷ đồng do cùng kỳ công ty lãi lớn từ đánh giá lại số dư các khoản vay có gốc ngoại tệ với giá trị 49,6 tỷ đồng. Ngược lại, chi phí tài chính tăng 44% lên 48,5 tỷ đồng do lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái gần 21 tỷ đồng.
Những nguyên nhân trên khiến NT2 nhận khoản lỗ gần 6 tỷ đồng, dù số lỗ không quá nhiều nhưng cũng khiến khá nhiều nhà đầu tư bất ngờ.
Nhiệt điện Quảng Ninh (QTP)ghi nhận lỗ hơn 60 tỷ đồng trong quý 3. Theo đó, doanh thu trong kỳ đạt 1.748 tỷ đồng, giảm 23% so với cùng kỳ, trong khi đó chi phí giá vốn chiếm đến 1.735 tỷ đồng. Theo đó, lợi nhuận gộp chỉ còn gần 13 tỷ đồng.
Công ty cho biết, trong quý 3 QTP đã thực hiện sửa chữa lớn, dẫn đến sản lượng điện thấp, trong khi chi phí vẫn phải duy trì. Tổng sản lượng điện sản xuất quý 3 đạt 110 triệu kwh, giảm 45,23 triệu kwh so với cùng kỳ. Sản lượng điện thương phẩm đạt 98,6 triệu kwh, giảm 41,98 triệu kwh so với cùng kỳ.
Đáng kể, doanh thu tài chính tăng 38% lên hơn 12 tỷ đồng, trong khi đó chi phí tài chính giảm mạnh còn 66 tỷ đồng, trong đó riêng chi trả lãi vay hơn 70 tỷ đồng.
Video đang HOT
Tuy vậy, Nhiệt điện Quảng Ninh cũng báo lỗ hơn 60 tỷ đồng trong quý 3, lỗ nặng hơn con số lỗ gần 6 tỷ đồng của cùng kỳ.
Nhiều doanh nghiệp báo lỗ quý 3/2020.
Khác với NT2 và QTP, nhiều doanh nghiệp báo lỗ trong quý 3 do bị ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Điển hình là Biệt thự và Khách sạn Biển Đông Phương (BDP) lỗ gần 87 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 35 tỷ đồng.
Theo giải trình, trong quý 3, TP Đà Nẵng đã chịu tác động nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khiến hoạt động kinh doanh khách sạn và du lịch tại địa phương bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Khách sạn Sheraton Grand Đà Nẵng tạm thời phải đóng cửa từ ngày 28/7-8/9 nên doanh thu thuần trong kỳ chỉ đạt 8,2 tỷ đồng, giảm đến 93% so với con số 111 tỷ đồng ghi nhận cùng kỳ năm ngoái. Doanh thu không bù đắp được chi phí lãi vay và chi phí khấu hao nên công ty báo lỗ.
Lũy kế 9 tháng, Sheraton Đà Nẵng đạt 63 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 79%, và lỗ 233 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ lỗ 112 tỷ đồng. Theo đó lỗ luỹ kế tại ngày 30/9 lên đến 571 tỷ đồng.
Một tin không vui đối với chủ khách sạn Sheraton Đà Nẵng nữa là 25 triệu cổ phiếu BDP sẽ bị hủy giao dịch trên thị trường UPCoM do Công ty không còn đáp ứng điều kiện là công ty đại chúng. Ngày hủy đăng ký giao dịch là 27/10 và ngày giao dịch cuối cùng tại UPCoM vào 26/10.
Theo công bố báo cáo tài chính quý 3, Quốc tế Hoàng Gia (RIC) có doanh thu thuần lao dốc gần 60% so cùng kỳ, về còn 34 tỷ đồng. Kỳ này RIC kinh doanh dưới giá vốn khi chiếm hơn 38 tỷ đồng khiến lỗ gộp hơn 4 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi gộp 24 tỷ đồng.
Mặc dù RIC cố gắng cắt giảm chi phí bán hàng và quản lý lần lượt về còn hơn 3 tỷ và 9 tỷ, nhưng sau cùng công ty vẫn lỗ ròng 17 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi 8 tỷ đồng. Đây là mức lỗ quý thứ 3 liên tiếp trong năm nay của RIC.
Theo RIC, doanh thu quý 3/2020 sụt giảm nghiêm trọng do kinh tế toàn cầu bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19 khi bùng phát từ quý 4/2019 và đến hết quý 3/2020 vẫn chưa có dấu hiệu lắng xuống.
RIC ước tính không chỉ ảnh hưởng nặng nề đến doanh thu quý 3/2020 mà cả những tháng tiếp sau đó. Trước tình hình đó RIC buộc phải bố trí nhân viên nghỉ giãn công, tiền tip cho nhân viên giảm, doanh thu đền bù bát đĩa đồ dùng của khách hàng cũng giảm…
Tiếp tục ảnh hưởng của COVID-19, Suất ăn Hàng không Nội Bài (NCS) ghi nhận thêm một quý làm ăn bết bát và ghi nhận lỗ gần 26 tỷ đồng.
Theo đó, NCS mang về 45 tỷ đồng doanh thu thuần, giảm 72% so với cùng kỳ. Trong khi đó giá vốn chiếm đến 60 tỷ đồng, do vậy Công ty lỗ gộp hơn 15 tỷ đồng.
Doanh thu tài chính mang về chỉ hơn 1 tỷ đồng, các chi phí vẫn phải chi trả nên NCS lỗ đến gần 26 tỷ đồng, ghi nhận lỗ quý thứ 2 liên tiếp và là khoản lỗ lớn nhất trong 5 năm trở lại đây.
Lũy kế 9 tháng, doanh thu của Công ty cũng sụt giảm 60% và lỗ đến 43 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ có lãi hơn 32 tỷ đồng. Nguyên nhân làm NSC lỗ đậm do hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty bị ảnh hưởng do đại dịch COVID-19 khiến nhiều chuyến bay bị huỷ đi và đến sân bay Nội Bài.
Tiếp đó là khoản lỗ của Đầu tư và Phát triển Đức Quân ( Fortex , FTM), doanh thu trong kỳ vỏn vẹn chưa đầy 5 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính trong quý gần 22 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, Fortex còn ghi nhận khoản chi phí khác hơn 22 tỷ đồng là chi phí dừng sản xuất. Sau cùng, Fortex lỗ 49 tỷ đồng, lỗ sâu hơn so với số lỗ 12,3 tỷ đồng ghi nhận trong quý 3 năm ngoái. Lũy kế 9 tháng, Fortex mang về 44,6 tỷ đồng doanh thu và ghi lỗ 150 tỷ đồng sau thuế.
Với trường hợp của Vosco (VOS), thị trường vận tải biển trong thời gian qua tiếp tục gặp nhiều khó khăn với tác động từ đại dịch COVID-19.
Các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Liên minh châu Âu đang đối mặt với trạng suy thoái kinh tế sâu, tồi tệ nhất trong nhiều thập kỉ qua, do đó vận tải biển cũng chịu ảnh hưởng nặng nề theo diễn biến chung của nền kinh tế.
Do vậy, doanh thu trong quý giảm 12% xuống còn 293 tỷ đồng. Giá vốn lên đến 301 tỷ đồng khiến công ty tiếp tục ghi nhận mức lỗ sau thuế 22 tỷ đồng trong quý 3, giảm so với mức lỗ 73 tỷ đồng cùng kỳ năm trước.
Luỹ kế 9 tháng đầu năm, Vosco đạt 970 tỷ đồng về doanh thu, giảm 17% so với cùng kỳ năm trước và lỗ sau thuế 140 tỷ đồng, giảm 5 tỷ đồng so với 9 tháng đầu năm 2019.
Còn theo ước tính của ông lớn ngành hàng không Vietnam Airlines (HVN), doanh thu 9 tháng của Tổng Công ty đạt 23.948 tỷ đồng, giảm 58% so với cùng kỳ năm 2019. Doanh thu quý 3 chỉ tăng 4,5% và chi phí tăng 5,9% so với quý 2 do việc các hãng hàng không dư thừa máy bay, liên tục tăng chuyến khiến giá vé giảm.
Vì vậy, 3 hãng bay lỗ hợp nhất 4.187 tỷ đồng và lỗ riêng lẻ của Vietnam Airlines là 3.626 tỷ đồng, tăng lỗ so với 2 quý đầu năm. Lỗ hợp nhất trước thuế 9 tháng là 10.750 tỷ đồng, bằng 71% kế hoạch lỗ năm 2020. Riêng Vietnam Airlines lỗ 8.737 tỷ đồng, bằng 60% kế hoạch lỗ 2020.
Tiền Giang: Nhiều công ty tạm ngừng hoạt động do thiếu nguyên liệu
Ngày 13-4, LĐLĐ tỉnh Tiền Giang cho biết đã có nhiều công ty tạm ngưng sản xuất hoặc cho công nhân (CN) nghỉ luân phiên, giãn ca do ảnh hưởng dịch Covid-19.
Theo đó, Công ty CP Châu Âu (KCN Mỹ Tho) có gần 700 CN đã ngưng sản xuất đến hết tháng 5-2020. Ngoài ra, còn nhiều doanh nghiệp khác đang cho CN làm giãn ca, nghỉ luân phiên do thiếu việc làm.Gần đây nhất là Công ty TNHH MTV Cap Vina (100% vốn nước ngoài; chuyên sản xuất túi xách xuất khẩu; KCN Tân Hương, huyện Châu Thành) cũng tạm ngưng hoạt động từ ngày 11-4 đến 30-9, do việc nhập nguyên phụ liệu đầu vào trong khi hàng sản xuất đầu ra để cung cấp cho thị trường Mỹ và châu Âu đang gặp nhiều khó khăn. Công ty này có khoảng 1.000 CN.
LĐLĐ tỉnh Tiền Giang đang làm việc với lãnh đạo doanh nghiệp để tư vấn việc thực hiện chế độ ngừng việc cho người lao động đúng theo quy định của pháp luật.
M.Sơn
Chỉ định thầu cao tốc Bắc-Nam: Ưu tiên doanh nghiệp nào? Không ít chuyên gia cho rằng, việc chỉ định thầu cụm 9 dự án có tổng mức đầu tư hơn 93.000 tỷ đồng có nhiều rủi ro... Chính phủ đồng ý chủ trương chuyển đổi 8 dự án đường cao tốc Bắc-Nam phía Đông và cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ sang hình thức đầu tư công, còn Bộ KH&ĐT tham mưu...