Nhiều doanh nghiệp có sức bền sinh lời tốt trên thị trường
Nhiều cổ phiếu tăng trưởng bền vững qua các năm như DHG, VNM, NTP, PNJ, TCT, DSN, NCT… đều có lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) vượt trội so với mặt bằng chung.
Thống kê kết quả kinh doanh các doanh nghiệp trên cả 3 sàn chứng khoán cho năm gần nhất (2017) cho thấy, gần 240 doanh nghiệp có ROE từ 20% trở lên, trong đó 83 doanh nghiệp có ROE trên 30%, 44 doanh nghiệp có ROE trên 40%, 23 doanh nghiệp có ROE trên 50%.
Một số doanh nghiệp duy trì được mức ROE cao và đều đặn qua các năm, đồng thời có biên lãi gộp cao như TCT, SCS, DSN, NCT, AST, VNM, KSB…
Chẳng hạn, biên lãi gộp của Công ty cổ phần Dịch vụ Hàng hóa Sài Gòn (SCS) liên tục tăng trong những năm gần đây, từ 66% năm 2014 lên 69,7% năm 2015, tăng tiếp lên 72,4% năm 2016 và 77% năm 2017. ROE trung bình trên 30%/năm.
Lưu lượng hàng hóa qua đường hàng không gia tăng, thúc đẩy doanh thu của SCS tăng trưởng mạnh, nhưng tổng chi phí tăng chậm hơn nhiều (doanh nghiệp không mất chi phí bán hàng) đã giúp SCS có biên lãi ròng cao. Hiện SCS là một trong hai nhà cung cấp dịch vụ hàng hóa hàng không cho Sân bay Tân Sơn Nhất.
Theo Công ty Chứng khoán Rồng Việt, do đối thủ của SCS là TCS đã đạt công suất tối đa và không còn quỹ đất để mở rộng, nên SCS là đơn vị hưởng lợi chính từ tăng trưởng sản lượng hàng hóa. Sản lượng hàng hóa của SCS tăng 23%/năm trong giai đoạn 2013 – 2017.
Trong khi đó, kinh doanh nhà ga hàng không đòi hỏi doanh nghiệp phải có mặt bằng khai thác và nhà kho để lưu trữ hàng hóa. Hiện tại, có ít không gian trống tại Sân bay Tân Sơn Nhất, đồng nghĩa rất khó để các công ty mới gia nhập ngành. Nhờ tình hình cạnh tranh không gay gắt, SCS có thể tăng phí dịch vụ để bù đắp khi chi phí đầu vào tăng.
Tương tự, Công ty cổ phần Công viên nước Đầm Sen (DSN) từ năm 2009 đã có mức biên lãi gộp trên 50% và tăng trưởng ổn định, tỷ lệ này năm 2017 là trên 66%. ROE cũng tăng trưởng tốt, từ mức dưới 30% lên hơn 45% năm 2017. Tiền mặt và đầu tư ngắn hạn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản.
Nhu cầu giải trí tại TP.HCM lớn nên doanh thu của DSN tăng trưởng cao qua các năm, trong khi chi phí giá vốn tăng không đáng kể. Theo đó, DSN là một trong số ít doanh nghiệp có chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt và cổ phiếu khá hấp dẫn, trung bình trên 20%.
Video đang HOT
Mới đây, DSN thông báo chốt danh sách cổ đông tạm ứng cổ tức đợt 1/2018 bằng tiền, tỷ lệ 36%. Về kết quả kinh doanh, 9 tháng đầu năm 2018, Công ty đạt doanh thu 190,56 tỷ đồng, bằng 95% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 86,4 tỷ đồng, tăng 11% so với cùng kỳ năm ngoái.
Một doanh nghiệp khác, Công ty cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh (TCT) có biên lợi nhuận gộp năm 2017 đạt 83%, biên lãi ròng gần 48%. Điểm khác biệt ở TCT so với SCS là chi phí của TCT biến động theo doanh thu nhiều hơn.
9 tháng đầu năm 2018, kết quả kinh doanh của nhiều doanh nghiệp chưa như kỳ vọng của giới đầu tư, nhưng duy trì được biên lãi cao và ROE cao. Đơn cử, Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (VNM) có biên lãi gộp trên 47%, ROE trên 44%.
Trong kỳ, VNM đạt doanh thu 39.558 tỷ đồng, tăng 2,2%; lợi nhuận sau thuế 7.921 tỷ đồng, giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái, trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 7.927 tỷ đồng, giảm 7,3%. Với kết quả này, VNM đã hoàn thành được 71,3% kế hoạch doanh thu và 73,7% kế hoạch lợi nhuận năm 2018.
Theo Công ty Chứng khoán TP.HCM (HSC), một số nhà đầu tư băn khoăn, vì sao doanh thu trong nước của VNM tăng chậm lại, đây là vấn đề ngắn hạn hay có thể kéo dài?
Thực tế, thị phần của VNM không giảm, nên câu trả lời có thể là do nhu cầu đối với toàn ngành sữa suy giảm. Do đó, nhiều khả năng Công ty sẽ phải tìm kiếm nguồn tăng trưởng mới, có thể thông qua hoạt động mua bán – sáp nhập (M&A) hay mở rộng sang các thị trường trong khu vực.
Cổ phiếu của các doanh nghiệp có ROE và biên lợi nhuận cao là đối tượng ưa thích của các nhà đầu tư dài hạn, chủ yếu quan tâm đến câu chuyện tăng trưởng của doanh nghiệp trong tương lai, thay vì những con số lợi nhuận bất thường – vốn là khẩu vị của các nhà đầu tư “lướt sóng”.
Phan Hằng
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Áp lực bán lớn, S&P giảm liên tục 5 phiên
Đối mặt nhiều nỗi lo, giới đầu tư ở Phố Wall tiếp tục rút vốn mạnh khỏi cổ phiếu...
Một nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ, ngày 23/10 - Ảnh: Reuters.
Thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm trong phiên giao dịch ngày thứ Ba, khi những mối lo về triển vọng lợi nhuận khiến áp lực bán của những phiên gần đây tăng thêm. Tuy nhiên, cả ba chỉ số chính đều đóng cửa ở mức điểm cao hơn đáng kể so với đáy thiết lập trong phiên, nhờ lực cầu bắt đáy vào cuối phiên.
Theo hãng tin Reuters, cổ phiếu tập đoàn sản xuất thiết bị công nghiệp Caterpillar "bốc hơi" 7,6% khi công ty giữ nguyên dự báo lợi nhuận 2018, sau khi tăng dự báo này trong hai quý trước.
Một cổ phiếu công nghiệp khác là 3M sụt 4,4% sau khi công ty cắt giảm triển vọng lợi nhuận cả năm với lý do những thách thức liên quan đến đồng tiền của nước ngoài.
Thông tin từ các doanh nghiệp này, cùng với nỗi lo đã có từ những phiên trước về tăng trưởng lợi nhuận, cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ sắp diễn ra ở Mỹ, và kế hoạch ngân sách của Italy, khiến nhà đầu tư rút vốn mạnh khỏi cổ phiếu.
Nhóm năng lượng thuộc chỉ số S&P 500 sụt 2,7%, mạnh hơn bất kỳ nhóm cổ phiếu ngành chính nào khác trong chỉ số, do giá dầu sụt giảm sau khi Saudi Arabia tuyên bố có thể cung cấp thêm dầu thô cho thị trường nếu cần thiết.
Trong phiên chiều, các chỉ số hồi phục khỏi mức đáy thiết lập trong buổi sáng, khi một số nhà đầu tư cho rằng thị trường đã chạm đáy và mua vào những cổ phiếu đã giảm sâu. Lực mua kỹ thuật tại ngưỡng hỗ trợ khoảng 2.700 điểm của S&P cũng giúp chỉ số hồi phục - các chiến lược gia cho hay.
"Vào buổi sáng, thị trường tỏ tâm lý lo sợ. Nhưng khi thấy sự đi xuống của các chỉ số không bị đẩy nhanh, nhiều người đã mua vào một số cổ phiếu", ông Rick Meckler thuộc văn phòng đầu tư Cherry Lane Investments nhận định.
Một số báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 công bố ngày thứ Ba đã gây thất vọng, nhưng ông Meckler tin rằng các công ty công nghệ lớn sẽ đưa ra những báo cáo khả quan trong tuần này. Theo dự kiến, Microsoft, Intel, Alphabet và Apple sẽ cùng báo cáo kết quả kinh doanhh quý 3 trong tuần.
Chốt phiên, chỉ số Dow Jones hạ 0,5%, còn 25.191,43 điểm. S&P giảm 0,55%, còn 2.740,69 điểm. Chỉ số Nasdaq giảm 0,42%, còn 7.437,54 điểm.
Đến nay, S&P đã giảm 5 phiên liên tục, và đang thấp hơn 6,5% so với mức đóng cửa kỷ lục thiết lập vào hôm 20/9.
Nasdaq thì đang ngấp nghé ngưỡng thị trường điều chỉnh (correction), với mức giảm xấp xỉ 10% kể từ mức đóng cửa kỷ lục thiết lập hôm 29/8.
Theo Refinitive, các công ty trong S&P được dự báo đạt mức tăng trưởng lợi nhuận 22% trong quý 3 năm nay so với cùng kỳ năm ngoái. Tuy nhiên, năm 2019 được xem sẽ là năm đỉnh cao của chu kỳ lợi nhuận.
Trong số các cổ phiếu tăng giá phiên này, có cổ phiếu McDonald's tăng 6,3% nhờ doanh thu mạnh hơn dự báo ở thị trường nước ngoài. Cổ phiếu Verizon tăng 4,1% nhờ vượt dự báo về lợi nhuận và số thuê bao mới.
Trên sàn NYSE, số mã cổ phiếu giảm giá nhiều gấp 2,44 lần số mã tăng. Trên sàn Nasdaq, tỷ lệ tương ứng là 2,13 lần.
Có 9,1 tỷ cổ phiếu được các nhà giao dịch chuyển nhượng trên các sàn giao dịch ở Phố Wall phiên này, so với mức bình quân 7,9 tỷ cổ phiếu mỗi phiên của 20 ngày giao dịch gần nhất.
Bình Minh
Theo vneconomy.vn
Nhiều công ty chứng khoán "vượt khó" thành công Sau quý I tăng trưởng cao, thị trường chứng khoán cả năm 2018 có nhiều diễn biến không thuận lợi, điểm số chung hiện thấp hơn mức đầu năm, nhưng kết quả kinh doanh của nhiều công ty chứng khoán vẫn khả quan. Vượt kế hoạch kinh doanh 2018 Diễn biến thị trường chứng khoán trong quý IV/2018 có phần cân bằng hơn,...