Nhiều điện thoại Trung Quốc tại VN tự động gửi dữ liệu về máy chủ
Ngoài Xiaomi, một số smartphone Trung Quốc khác đang được bán tại thị trường trong nước cũng âm thầm gửi thông tin người dùng đến máy chủ mà không đưa ra bất kỳ cảnh báo nào.
Hai mẫu điện thoại Trung Quốc mà Số Hóa thử nghiệm đều tự động gửi dữ liệu tới một địa chỉ IP tại Trung Quốc.
Thử nghiệm của Số Hóa trên mẫu smartphone bị nghi ngờ “gián điệp” Redmi Note cho thấy, máy liên tục tạo kết nối đến địa chỉ IP 42.62.xx.xx. Thiết bị này trước đó đã được khôi phục cài đặt gốc, không cài đặt thêm phần mềm ngoài và không đăng nhập bất kỳ tài khoản nào. Địa chỉ mà Redmi Note trao đổi được xác định có máy chủ đặt tại Trung Quốc. Tiếp tục kiểm tra smartphone của hai nhà sản xuất Trung Quốc khác đang bán tại thị trường Việt Nam, máy cũng gửi thông tin đến máy chủ nhưng dùng địa chỉ IP khác.
Xiaomi cũng đã thừa nhận trên ChinaPost rằng Redmi Note tự động kết nối và tải dữ liệu lên máy chủ. Tuy vậy, thiết bị của hãng không gửi thông tin cá nhân mà chỉ là các hoạt động của người dùng để từ đó cải thiện chất lượng sản phẩm. Trong khi đó trang tin công nghệ Đài LoanTechNews lại dẫn nguồn chứng minh Redmi Note gửi cả tin nhắn, hình ảnh cùng nhiều dữ liệu khác đến máy chủ tại Trung Quốc. Mẫu điện thoại của Xiaomi chỉ gửi dữ liệu khi kết nối mạng Wi-Fi và tự động ngắt khi dùng mạng di động.
Bằng chứng cho thấy Redmi Note gửi dữ liệu tin nhắn về máy chủ Trung Quốc. Ảnh: TechNews.
Ông Nguyễn Ngọc Trung đại diện HTC Việt Nam cho biết, việc các hãng điện thoại thu thập thông tin người dùng là điều không hiếm gặp. Tuy vậy, các nhà sản xuất uy tín luôn thông báo rõ ràng với khách hàng và đưa ra những điều khoản cụ thể nhằm bảo mật dữ liệu, ví dụ, điện thoại HTC mặc định không kích hoạt tính năng thu thập dữ liệu người dùng mà chỉ thực hiện khi khách hàng cho phép trong cài đặt, ông Trung nói. Chia sẻ về nghi vấn “gián điệp” trên Xiaomi, đại diện HTC cho biết chưa thể kết luận về điều này song cũng đặt ra nhiều nghi vấn khi Redmi Note liên tục gửi dữ liệu đến máy chủ Trung Quốc mà không báo trước. “Ít nhất nhà sản xuất này chưa tôn trọng người dùng”, ông Trung nhận xét.
Trên cả ba thương hiệu smartphone Trung Quốc Số Hóa thử nghiệm, các máy đều không hỏi người dùng có cho phép thu thập dữ liệu hay không, mà tự động kích hoạt. Trong khi đó các điện thoại của Apple, Samsung, HTC… luôn có bước xác nhận từ khách hàng trước khi gửi dữ liệu về máy chủ.
Video đang HOT
Với trường hợp của các smartphone Trung Quốc, chưa có kiểm chứng chính xác dữ liệu được gửi về có mục đích gì, được sử dụng ra sao và có được mã hóa trong quá trình tuyền tải hay không.
Các thương hiệu lớn thường hỏi khách hàng trước khi thăm dò thông tin.
Vấn đề khác đáng chú ý là mẫu điện thoại của Xiaomi chỉ gửi dữ liệu khi kết nối mạng Wi-Fi và tự động ngắt khi dùng mạng di động. Ý kiến trên TechNews cho rằng sản phẩm của nhà sản xuất Trung Quốc làm như vậy để tránh khách hàng phát hiện ra. Ông Ngọc Trung cho hay, thông thường các smartphone chỉ gửi dữ liệu cho nhà sản xuất khi máy kết nối Wi-Fi nhằm tránh mất chi phí cho người dùng và smartphone của Xiaomi có thể hoạt động trên cơ chế tương tự. Tuy vậy, thiết bị này cũng rất đáng ngờ khi kết nối liên tục đến máy chủ Trung Quốc trong suốt quá trình sử dụng, theo ông Trung, đây là vấn đề bất thường cần lưu tâm.
Trong giải thích của mình với ChinaPost, Xiaomi nói rằng những hành động của hãng là hoàn toàn phù hợp với chính sách bảo mật nơi mà sản phẩm bán ra. Các mẫu máy của nhà sản xuất Trung Quốc này chủ yếu phục vụ thị trường nội địa, chưa được phân phối chính thức tại Việt Nam mà đều xuất hiện thông qua đường “xách tay”.
Ông Lê Hoàng một chuyên viên bảo mật đang công tác tại TP HCM chia sẻ, không thể đánh đồng tất cả các máy Trung Quốc là “gián điệp”. “Nhiều smartphone của các tên tuổi lớn được lắp ráp tại Trung Quốc và theo kiểm tra của tôi, ngay cả sản phẩm của nhà sản xuất Trung Quốc cũng có hãng không phát hiện có theo dõi người dùng”. Dù vậy ông Hoàng cũng cho biết, những thương hiệu lớn sẽ đáng tin cậy hơn và người dùng nên cân nhắc trước khi mua điện thoại “xách tay” hay từ các nhà sản xuất ít tên tuổi trước khi có những kiểm chứng cụ thể hơn.
Xiaomi và điện thoại của nhiều nhà sản xuất Trung Quốc khác đang được bán rộng rãi tại Việt Nam. Các thiết bị này thu hút người dùng nhờ mức giá hấp dẫn trang bị thông số kỹ thuật ấn tượng. Trước đây, điện thoại Trung Quốc Star N9500 cũng bị phát hiện cài đặt sẵn phần mềm nhằm sao chép dữ liệu cá nhân, tự động ghi âm cuộc gọi, gửi tin nhắn hay kích hoạt micro cho mục đích nghe lén…
Theo VNE
Kẻ thách thức 'tham vọng Trung Quốc' của Apple
"Giờ đây, nhiều người so sánh Xiaomi là 'Apple của Trung Quốc'. Xiaomi đang đánh cắp thị phần của Apple ở Trung Quốc", Brain Blair - chuyên gia phân tích nhận định.
Chỉ có rất ít người ở bên ngoài Trung Quốc biết đến nhà sản xuất điện thoại thông minh Xiaomi, nhưng một số chuyên gia cho rằng công ty này đang trở thành một đối thủ tiềm năng trong dài hạn của những "ông lớn" như Apple hay Samsung.
Hugo Barra - lãnh đạo Apple mới về Xiaomi.
"Giờ đây, nhiều người so sánh Xiaomi là "Apple của Trung Quốc". Xiaomi đang đánh cắp thị phần của Apple ở Trung Quốc", Brain Blair - chuyên gia phân tích tại Rosenblatt Securities, nhận định.
Samsung hiện đang dẫn đầu thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc. Tuy nhiên, Xiaomi đã đánh bại Apple với những sản phẩm giá rẻ có hình thức tương tự như iPhone và iPad mini. Không chỉ giống Apple ở sản phẩm, CEO Lei Jun cũng xuất hiện tại các buổi giới thiệu sản phẩm giống như Steve Jobs. Thậm chí, người đồng sáng lập của Apple là Steve Wozniak còn xuất hiện trên sân khấu một buổi kỷ niệm của Xiaomi hồi tháng 1.
Mùa thu năm nay, sức mạnh thị trường của Apple sẽ được kiểm nghiệm khi hãng tung ra iPhone 6 - sản phẩm có màn hình rộng tương tự như các sản phẩm của Xiaomi và Samsung vốn đang được sử dụng phổ biến ở châu Á.
Năm 2013, Samsung thống lĩnh thị trường điện thoại thông minh ở Trung Quốc. Xiaomi đứng ở vị trí số 5, ngay trước Apple. Tuy nhiên, thứ hạng này có thể thay đổi trong năm nay. Theo nghiên cứu của ABI Research, Xiaomi đã đánh bại Lenovo để vươn lên vị trí số 2 trong quý I, trong khi Samsung vẫn giữ vững ngôi quán quân.
Trong báo cáo về người dùng mới được China Mobile công bố hồi tháng 4, Xiaomi thậm chí đã vươn lên dẫn đầu do được ưa chuộng trong bộ phận những người trẻ tuổi. Nhà mạng lớn nhất thế giới cho biết Xiaomi dẫn đầu với 1,75 triệu điện thoại mới, trong khi Samsung ở vị trí số 5 với 1,27 triệu và Apple ở số 11 chỉ với 297.000 chiếc.
Đặt trong bối cảnh Xiaomi mới chỉ bắt đầu bán điện thoại thông minh cách đây 3 năm, tốc độ tăng trưởng vượt bậc ở thị trường nội địa là rất ấn tượng. Theo các chuyên gia phân tích, một trong những lý do chủ yếu là mối quan hệ với khách hàng.
Xiaomi chỉ bán hàng thông qua các nhà bán lẻ trên thị trường thương mại điện tử và bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Chuyên gia phân tích của ABI Research Nick Spencer nhận định đây là điểm đặc biệt của Xiaomi.
Xiaomi đi theo chiến lược bán hàng flash sales, tức là bán một số lượng hàng nhất định trong một thời gian được ấn định sẵn với mức khuyến mãi cực cao. Khách hàng phải tạo tài khoản trên trang web trước khi mua hàng và chỉ được mua 1 chiếc cho mỗi loại sản phẩm.
Với chiến lược này, Xiaomi cho biết đã bán được hơn 10 triệu chiếc điện thoại thông minh ở thị trường Trung Quốc trong quý I/2014. Với đà này, Xiaomi sẽ hoàn thành mục tiêu 40 triệu chiếc của năm 2014 và trở thành công ty lớn thứ 4 ở thị trường Trung Quốc.
Năm ngoái, Xiaomi đã bỏ lỡ mục tiêu 20 triệu khi còn thiếu 1,3 triệu chiếc, nhưng con số của năm 2013 vẫn gấp đôi so với 2012.
Mức giá thấp cũng là một nhân tố đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của Xiaomi. Trên Amazon.com, iPhone 5S có giá gần 800 USD trong khi chiếc điện thoại đời mới nhất của Xiaomi là MI 3 có giá chưa đến 300 USD. Những mẫu khác (như Redmi) được bán dưới mức 100 USD.
Spencer cho rằng Xiaomi cũng phát triển tốt hệ thống sản phẩm. Với các ứng dụng nhắn tin, tiền tệ ảo, trò chơi và sách điện tử riêng, Xiaomi đang bước vào "vùng đất" của những ông lớn trong làng công nghệ Trung Quốc như Tencent và Weibo.
Kể từ khi Hugo Barra rời khỏi vị trí quản lý sản phẩm Android ở Google để trở thành phó chủ tịch của Xiaomi Global hồi tháng 8 năm ngoái, Xiaomi cũng đã có những bước đi xa hơn tiến đến mở rộng ở thị trường nước ngoài. Tháng trước, công ty triển khai trang web nhắm đến thị trường Ấn Độ.
Theo Thu Hương/Tri Thức Trẻ
Căng thẳng leo thang, điện thoại Trung Quốc khó "sống" tại Việt Nam Trước việc Trung Quốc bành trướng thế lực, đưa tàu hộ tống giàn khoan dầu HD 981 trái phép vào thềm lục địa Việt Nam, cộng đồng mạng tức giận, kêu gọi tẩy chay "đồ Tàu". Dè chừng hàng Trung Quốc Trước khi có căng thẳng leo thang, hàng hóa Trung Quốc từ lâu đã trở thành chủ đề nóng mà người dùng...