Nhiều điện thoại thông minh sẽ có bộ chip xử lý trí tuệ nhân tạo chuyên dụng
Theo một báo cáo mới của công ty nghiên cứu Counterpoint, 3 trong số 4 điện thoại thông minh sẽ có bộ chip xử lý trí tuệ nhân tạo (AI) chuyên dụng vào cuối năm 2022.
Chip di động tích hợp công nghệ AI.
Khi AI trở thành một phần quan trọng trong xu hướng trải nghiệm di động ngày càng cao của người dùng, các nhà cung cấp hệ thống chip (SoC) trên điện thoại thông minh đang chạy đua để cải thiện công nghệ học máy của chip, bằng cách tích hợp các lõi xử lý AI chuyên dụng vào thiết kế chip.
Báo cáo này cũng chỉ ra rằng, số đơn hàng điện thoại thông minh AI sẽ tăng lên 1.250 triệu chiếc được bán ra vào năm 2022, tăng từ 190 triệu chiếc được bán ra vào năm 2018 và di động AI cũng sẽ chiếm hơn 3/4 tổng số điện thoại thông minh được ra mắt vào năm 2022.
Counterpoint hy vọng, các lõi chip AI chuyên dụng cũng sẽ được đưa vào một số điện thoại thông minh tầm trung trong năm 2019, bằng cách sử dụng chip P90 SoC mới của nhà cung cấp Đài Loan MediaTek.
Theo TGTT
Tại sao người dùng phải yêu cầu quyền được sửa chữa?
Ngày nay, điện thoại thông minh đã trở thành một phần thiết yếu trong cuộc sống, là phương tiện giúp chúng ta giải trí, kết nối thông tin với bạn bè và người thân.
Tuy nhiên, chúng cũng ngày càng trở nên khó sửa chữa hơn và dần trở thành một sản phẩm "chỉ dùng được 1 lần" - tức nếu hỏng thì gần như phải mua máy mới.
Video đang HOT
Pin có thể tháo rời đã thuộc về quá khứ, cập nhật phần mềm thì ít khi được phát hành, mỗi lần như vậy chúng ta lại phải chờ rất lâu. Chính vì vậy, theo quan điểm của cây viết Suzana Dalul trên trang AndroidPIT, người dùng nên yêu cầu quyền được sửa chữa và quyền sở hữu sản phẩm có thể sử dụng "nhiều hơn một lần".
Quyền sửa chữa và những xung đột về lợi ích
Hiện nay, thị trường smartphone đang có phần bão hòa. Ngay cả thương hiệu hàng đầu là Apple cũng chứng kiến sự sụt giảm doanh số. Nhiều lý do được đưa ra để giải thích cho trình trạng này như sản phẩm thiếu đổi mới, thiết kế không khác biệt và giá bán tăng.
Nhưng dù như thế nào, kết quả kinh doanh của Apple, Samsung, Huawei và mọi thương hiệu khác đều phụ thuộc vào chu kỳ nâng cấp điện thoại của người dùng. Đây là lý do họ không coi trọng và từ chối cung cấp quyền sửa chữa cho khách hàng.
Thậm chí, CEO Tim Cook còn công khai thừa nhận rằng việc người dùng giữ thiết bị lâu hơn đã ảnh hưởng đến doanh số của Apple trong một lá thư gửi các nhà đầu tư gần đây.
Trong khi đó, mục tiêu chính của phong trào kêu gọi quyền được sửa chữa là yêu cầu các nhà sản xuất ban hành sách hướng dẫn sửa chữa và bán linh kiện, phần mềm chẩn đoán hoặc công cụ chuyên dụng cần thiết để sửa sản phẩm cho các cửa hàng - dịch vụ bên thứ ba hoặc thậm chí cho chính người dùng. Đây là điều mà một số nhà sản xuất xe hơi ở Mỹ bắt buộc phải làm.
Apple tuyên bố họ muốn bảo vệ tài sản trí tuệ của mình. Tuy nhiên, theo Suzana, Apple làm mọi cách ngăn chặn, chống lại luật về quyền được sửa chữa tại cửa hàng bên ngoài hay thậm chí kiện các trung tâm sửa chữa độc lập chỉ vì không muốn bị cắt giảm nguồn doanh thu.
Đồng thời, nếu người dùng chỉ có thể đến trung tâm dịch vụ của nhà sản xuất khi cần sửa chữa, rất có khả năng các hãng sẽ chủ trương làm chậm thiết bị theo một kế hoạch xác định trước, như những gì mà Apple từng làm hồi cuối năm 2017 (để rồi hứng chịu cơn thịnh nộ từ phía người dùng và phải chuộc lỗi bằng cách giảm giá thay pin).
Tương tự như vậy là nhiều tên tuổi lớn bên phía Android. Họ sản xuất các thiết bị khó sửa chữa, gần như không thể tháo rời (các bộ phận được dán keo chắc chắn) và không cung cấp hướng dẫn sửa chữa. Pin tháo rời đã lặng lẽ biến mất từ lâu với lý do là để chống nước, nhưng đừng quên Samsung Galaxy S5 từng có có cả pin rời và tính năng chống nước.
Người dùng không thể mua phụ kiện chính hãng từ các nhà bán lẻ bên thứ ba hoặc thậm chí là từ chính hãng sản xuất. Ngoại lệ duy nhất là Motorola - công ty cung cấp bộ dụng cụ sửa chữa chính thức cùng các phụ kiện.
Ai đó sẽ nói rằng người dùng bình thường không có đủ kiến thức để tự sửa một thiết bị công nghệ phức tạp, nhưng hiện tại chúng ta thậm chí còn không được phép thử (vì nhà sản xuất không bán dụng cụ lẫn phụ kiện).
Theo Suzana, mọi người nên đứng lên phản đối và đấu tranh cho quyền lợi của mình, nhất là khi giá của điện thoại thông minh không ngừng tăng lên trong thời gian qua. Flagship bây giờ có giá hàng ngàn đô la và đôi khi, ngay cả các thiết bị tầm trung cũng được bán với mức giá chỉ dành cho một chiếc điện thoại cao cấp cách đây 2 năm.
Bên cạnh đó, việc buộc phải nâng cấp lên phiên bản "chỉ được cải tiến một chút" của chiếc máy mà bạn đang sở hữu nhưng lại có giá bán cao hơn không chỉ tốn kém mà còn góp phần làm hại môi trường, vì hầu hết điện thoại thông minh không thể được tái chế hoàn toàn.
Quyền được cung cấp phần mềm tốt hơn, không có ứng dụng thừa cài sẵn
Phần mềm cũng là một yếu tố quan trọng khi nói về quyền lợi mà người dùng cần được hưởng. Trải qua thời gian dài sử dụng, cùng với tuổi thọ pin giảm, hệ điều hành không được cập nhật là một trong những lý do chính khiến người dùng quyết định nâng cấp điện thoại.
Bạn có thể root/jailbreak thiết bị và cài đặt bản ROM tùy chỉnh, nhưng đổi lại, bạn sẽ bị mất bảo hành. Nhiều nhà sản xuất Android sử dụng ngôn ngữ mơ hồ hoặc tuyên bố trực tiếp rằng việc root sẽ làm mất hiệu lực bảo hành của sản phẩm, mặc dù điều này bị cấm theo luật Mỹ.
Mặt khác, thiết bị thường được cài đặt nhiều ứng dụng mà bạn không mong muốn chúng xuất hiện. Mới đây, có tin cho rằng Samsung không cho phép người dùng gỡ cài đặt Facebook. Đó là thực trạng đã đã diễn ra trong nhiều năm, khi các nhà sản xuất thỏa thuận với các công ty phần mềm, lấp đầy điện thoại của khách hàng bằng ứng dụng "thừa thãi" để thu về lợi ích cho riêng họ.
Như vậy, một câu hỏi được đặt ra ở đây: Bạn có thực sự sở hữu thiết bị của mình hay không? Bạn có thể làm gì khi bị ép cài đặt những phần mềm mình không dùng đến, nếu can thiệp hệ điều hành để xóa chúng đi thì lại bị mất bảo hành?
Suzana cho rằng người dùng đã quá dễ dàng bằng lòng với những gì mình đang có và khuyến khích mọi người yêu cầu các nhà sản xuất phải lập tức thay đổi hoặc chấp nhận tiếp tục sử dụng máy cũ, quyết không mua máy mới để đưa ra lời cảnh báo có sức nặng đến hãng.
Ngoài ra, điều luật ngăn chặn các công ty độc quyền việc sửa chữa và hình phạt nặng với các công ty vi phạm cũng rất cần thiết, nếu không thì hiện trạng trên sẽ không thể thay đổi.
Chốt lại vấn đề, Suzana tin rằng, tương lai của ngành công nghiệp smartphone sẽ không mấy sáng sủa nếu tiếp tục đi trên con đường hiện tại, nơi người dùng không có quyền được quyết định việc sửa chữa thiết bị.
Theo Thế Giới Di Động
'Chán' điện thoại thông minh, Samsung chuyển sang kinh doanh giày? Theo nguồn tin của trang tin công nghệ Letsgodigital, nhiều khả năng tập đoàn công nghệ Samsung của Hàn Quốc có thể sẽ trình làng mẫu giày thể thao được tích hợp nhiều chức năng thông minh tại Triển lãm Điện tử Tiêu dùng CES 2019 sắp diễn ra tại Las Vegas (Mỹ) từ ngày 9-12/1 tới đây. Loại cảm biến của mẫu...