Nhiều dịch bệnh truyền nhiễm gia tăng, Bộ Y tế yêu cầu tăng cường tiêm bù, tiêm vét
Theo Bộ Y tế, dịch sởi, sốt xuất huyết, tay chân miệng và một số bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vaccine đang gia tăng ở nước ta.
Bộ Y tế cho biết, thông tin từ hệ thống giám sát bệnh truyền nhiễm, hiện nay một số dịch bệnh lưu hành trong nước như sốt xuất huyết, tay chân miệng, sởi đang có xu hướng gia tăng, đồng thời cũng ghi nhận rải rác các trường hợp mắc một số bệnh truyền nhiễm có thể dự phòng bằng vaccine.
Theo Bộ Y tế, hiện đang trong giai đoạn thời tiết mùa hè nắng nóng, mưa nhiều; cũng là dịp cao điểm du lịch hè 2024 với nhu cầu giao thương, du lịch tăng cao; nguy cơ mắc các bệnh truyền nhiễm trong mùa hè tăng, nhất là với sởi, một số bệnh dự phòng bằng vaccine và sốt xuất huyết (đã bắt đầu vào giai đoạn cao điểm).
Bộ Y tế yêu cầu đẩy mạnh tiêm chủng mở rộng, tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vaccine để phòng các bệnh truyền nhiễm.
Video đang HOT
Để chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch bệnh truyền nhiễm mùa hè, Bộ Y tế đề nghị UBND các tỉnh, TP chỉ đạo chính quyền các cấp phối hợp với ngành y tế chủ động phòng, chống dịch. Đặc biệt là phòng, chống các bệnh truyền nhiễm thường xảy ra trong giai đoạn mùa hè.
Theo đó, các địa phương chỉ đạo tổ chức các đoàn kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống dịch. Giám sát, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh, ổ dịch tại cộng đồng và cơ sở y tế; cách ly, kịp thời xử lý triệt để ổ dịch không để bùng phát dịch trong cộng đồng; tăng cường lấy mẫu xét nghiệm xác định tác nhân gây bệnh.
Các địa phương phối hợp chặt chẽ với các Viện Vệ sinh Dịch tễ, Pasteur chủ động đánh giá nguy cơ, phân tích tình hình để kịp thời triển khai các biện pháp xử lý ổ dịch và tổ chức các chiến dịch tiêm chủng vaccine phòng bệnh.
Bộ Y tế đề nghị các địa phương thúc đẩy triển khai tiêm chủng thường xuyên cho các đối tượng thuộc Chương trình tiêm chủng mở rộng; rà soát, tổ chức tiêm bù, tiêm vét cho những đối tượng chưa được tiêm vaccine phòng bệnh, chưa tiêm đủ mũi.
Bên cạnh đó, tổ chức tốt thu dung, cách ly, điều trị tích cực, hạn chế đến mức thấp nhất các trường hợp biến chứng nặng, tử vong; thực hiện nghiêm các biện pháp phòng hộ cá nhân, kiểm soát nhiễm khuẩn và phòng lây nhiễm chéo tại cơ sở khám, chữa bệnh.
Chủ động phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết
Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), ước tính hàng năm có khoảng 50-100 triệu trường hợp mắc bệnh sốt xuất huyết (SXH) tại 100 quốc gia có dịch bệnh lưu hành, kèm theo đó là gánh nặng kinh tế toàn cầu do SXH gây ra rơi vào khoảng 8,9 tỷ USD.
Trong đó, tại Việt Nam, mỗi năm có hàng trăm ngàn ca nhiễm bệnh và hàng chục ca tử vong do mắc SXH ở cả trẻ em và người lớn.
Chính vì sự nguy hiểm của dịch bệnh SXH nên mới đây, khi thông tin Bộ Y tế cấp phép cho vaccine ngừa bệnh SXH do Hãng Takeda sản xuất lưu hành tại Việt Nam (vaccine Qdenga), người dân rất phấn khởi. Bởi từ trước đến nay, SXH là căn bệnh truyền nhiễm chưa có vaccine phòng ngừa khiến nỗi lo mắc bệnh SXH luôn hiện hữu...
Vaccine phòng bệnh SXH là hy vọng của nhiều quốc gia trên thế giới (trong đó có Việt Nam) về việc kéo giảm các ca mắc bệnh và tử vong hàng năm do SXH. Tuy nhiên, theo lộ trình, ít nhất phải đến cuối năm nay thì vaccine ngừa bệnh SXH mới về đến Việt Nam và để đạt được độ miễn dịch cộng đồng, còn cần một khoảng thời gian dài hơn nữa. Các chuyên gia y tế cũng cho rằng, dù đã có vaccine phòng bệnh nhưng đây chưa phải là giải pháp toàn diện để phòng ngừa bệnh SXH. Muốn đẩy lùi được dịch bệnh SXH, ngoài vaccine thì ý thức phòng bệnh cùng với việc nâng cao năng lực chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân SXH rất quan trọng.
Để giảm thiểu số ca mắc bệnh và tử vong do SXH, không thể bỏ qua được yếu tố dự phòng. Vì thế, phải dựa vào cộng đồng trong công tác phòng bệnh, nhất là công tác tuyên truyền, vận động, thuyết phục người dân giữ gìn vệ sinh khu vực mình sinh sống, trong mỗi gia đình. Thường xuyên vệ sinh các dụng cụ đựng nước để không cho lăng quăng (bọ gậy) phát triển. Giữ thói quen ngủ mùng, ăn uống đảm bảo vệ sinh, thăm khám ở các cơ sở y tế ngay khi bị sốt cao khó hạ, mệt mỏi không rõ nguyên nhân... Không nên chủ quan tự mua thuốc về uống, vì có thể gây khó khăn cho công tác chẩn đoán và điều trị bệnh sau này.
Đồng Nai nhiều năm nay luôn là địa bàn "nóng" về dịch bệnh SXH. Từ đầu năm 2024 đến nay, toàn tỉnh ghi nhận gần 1,1 ngàn ca mắc bệnh SXH, 1 ca tử vong. Do đó, công tác phòng, chống dịch bệnh SXH luôn được tỉnh đặc biệt quan tâm, tập trung chỉ đạo quyết liệt. Mới đây nhất, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Sơn Hùng đã ký văn bản yêu cầu đẩy mạnh vận động, khuyến khích người dân tự giác, chủ động phòng, chống dịch bệnh SXH.
Toàn tỉnh sẽ triển khai Chiến dịch Ngày cuối tuần phòng chống SXH, tổng vệ sinh môi trường, diệt lăng quăng định kỳ, từ 7h-9h sáng thứ bảy hàng tuần, từ ngày 15-6 đến hết tháng 10-2024.
Chuẩn bị đầy đủ vaccine để tiêm phòng dịch bệnh Nhiều dịch bệnh bùng phát từ đầu năm đến nay. Theo thống kê của Bộ Y tế, cả nước đã ghi nhận hơn 13.700 ca mắc tay chân miệng, tăng 2,5 lần so với cùng kỳ; tử vong do bệnh dại tăng gấp đôi; các bệnh truyền nhiễm khác có vaccine dự phòng như sởi, ho gà đều tăng số ca mắc. Mùa...