Nhiều địa phương vẫn có quy định riêng gây ách tắc hàng hóa
Các văn bản, chính sách của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quy định rõ về việc đảm bảo tạo thuận lợi cho lưu thông, vận chuyển hàng hóa trong bối cảnh dịch COVID-19.
Tuy nhiên, tại một số địa phương lại có quy định riêng gây ách tắc trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Rất đông xe tải, xe container chở hàng hóa xếp hàng chờ kiểm tra giấy tờ tại Bến xe Trung tâm TP Cần Thơ, ngày 24/8. Ảnh: TTXVN.
Ông Trần Duy Đông, Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương) cho biết, qua theo dõi, hỗ trợ các doanh nghiệp trong hoạt động lưu thông phân phối hàng hóa phục vụ nhu cầu thiết yếu của nhân dân cũng như nguyên, nhiên liệu, vật tư phục vụ sản xuất công – nông nghiệp, hiện vẫn còn một số khó khăn vướng mắc.
Theo đó, quy định, thủ tục giữa các địa phương khác nhau, không thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Bộ, ngành liên quan cho phép hàng hóa được lưu thông thông suốt, trừ hàng hóa cấm kinh doanh; thậm chí có địa phương còn ban hành văn bản để đạt mục tiêu “Hạn chế thấp nhất phương tiện vào trung tâm đô thị để phòng, chống dịch bệnh” như Công văn số 3438/YBND-KT ngày 21/8/2021 của UBND TP Cần Thơ đã gây rất nhiều khó khăn cho doanh nghiệp.
Ông Trần Duy Đông nêu một thực tế từ vướng mắc của MM Mega Market trong lưu thông vận chuyển hàng hóa ở TP Cần Thơ. Theo đó, do hiểu khác nhau về văn bản hướng dẫn của địa phương, về hàng hóa thiết yếu hay không thiết yếu nên chốt kiểm soát đã không đồng ý cho xe vào và yêu cầu quay đầu. Trong khi MM Mega Market đã cung cấp tất cả thông tin về xe, hàng hóa và tài xế, phụ lái trước 1 ngày vào 13 giờ hàng ngày cho Sở Công Thương của TP Cần Thơ và sau đó có đóng dấu xác nhận của Sở Công Thương trên các danh sách phương tiện đã đăng ký. Ngày 24/8, các xe của MM Mega Market vẫn phải đợi từ sáng đến tối nhưng cũng chưa được vào thành phố.
Đặc biệt, UBND TP Cần Thơ còn yêu cầu “tất cả các phương tiện đến thành phố giao nhận hàng hóa đều phải tập trung giao nhận tại các điểm tập kết, trung chuyển và giao nhận hàng hóa do thành phố quy định”.
Ông Trần Duy Đông cho hay, hàng hóa của các hệ thống phân phối là hàng nhu yếu phẩm, thực phẩm cần được bảo quản nhiệt độ mát hoặc đông lạnh thì không thể chuyển tải tại các điểm tập kết quy định của thành phố vì sẽ làm hư hỏng sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ bảo quản ngoài trời, gây nguy cơ mất an toàn vệ sinh thực phẩm. Mặt khác, hàng hóa có khối lượng rất nặng nên không thể bốc tách dễ dàng cho việc chuyển tải qua xe khác nếu không có các dụng cụ, thiết bị chuyên dụng thích hợp như xe nâng, xe nâng tay… Trong khi đó, tại các điểm tập kết thì không có các thiết bị chuyên dụng này.
Video đang HOT
Một số địa phương khác như Kon Tum, Cà Mau, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Hậu Giang… không cho xe tải vào mà yêu cầu phải sang xe, đổi tài xế mới cho vào tỉnh. TP Phú Quốc (Kiên Giang) thì yêu cầu tài xế giao hàng phải ở lại đảo 30 ngày.
Mặt khác, về giao thông vận tải, yêu cầu các thủ tục giấy tờ để lưu thông hàng hóa tại các địa phương không thống nhất. Thậm chí, có tình trạng địa phương này không công nhận giấy tờ của địa phương khác cấp, hoặc xe chuyển hàng được địa phương này cho lưu thông nhưng địa phương kia không cho vào dẫn đến chuỗi cung ứng từ khâu sản xuất tới lưu thông trên thị trường bị gián đoạn, đứt gãy, gây khó khăn kép cho các doanh nghiệp, ảnh hưởng tới mục tiêu phát triển kinh tế của Chính phủ.
Cùng với đó, một số địa phương không chấp nhận kết quả PCR của tỉnh khác và yêu cầu lái xe phải kiểm tra PCR lại tại cơ sở y tế của tỉnh. Một số địa phương yêu cầu kết quả test COVID-19 có giá trị trong 24 giờ, trong khi các tỉnh khác cho phép kết quả trong 72 giờ. Việc không thống nhất về test nhanh hoặc PCR giữa các địa phương, không chấp nhận kết quả test của địa phương khác khiến lãng phí thời gian và tiền bạc….
Để việc lưu thông hàng hóa được thực hiện xuyên suốt theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ông Trần Duy Đông kiến nghị, các địa phương hiện đang có hướng dẫn khác chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và các bộ, ngành trong hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa sớm thực hiện thống nhất, xuyên suốt hướng dẫn theo đúng chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ để chỉ đạo các Sở, ngành tại địa phương thực hiện nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
Đồng thời, các địa phương cần chấp nhận kết quả xét nghiệm nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc Test nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ theo đúng hướng dẫn của Bộ Y tế tại Công văn số 5753/BYT-MT ngày 19/7/2021.
“Khi xe đã được cấp luồng xanh ưu tiên điểm đi là một tỉnh, điểm đến là một tỉnh khác, đã đủ tiêu chuẩn hai đầu giao nhận. Không kiểm tra giấy xét nghiệm COVID nữa hoặc chỉ kiểm tra xác suất”, ông Trần Duy Đông kiến nghị.
Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước cũng đề nghị các Sở Giao thông vận tải tham mưu UNBD tỉnh, thành phố thực hiện đúng chỉ đạo của Bộ chủ quản, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động lưu thông hàng hóa.
Cùng với đó, rút ngắn thời gian cấp QR Code cho doanh nghiệp, người dân, đồng thời chỉ đạo đơn vị quản lý phần mềm http://luongxanh.drvn.gov.vn và tự động gia hạn cho các phương tiện đã được cấp mã QR Code. Công bố đường dây nóng của Sở Giao thông vận tải để kịp thời hỗ trợ, xử lý vướng mắc của doanh nghiệp trong vận chuyển, lưu thông hàng hóa theo chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải.
Gỡ vướng lưu thông hàng hóa: Kiến nghị tiêm vaccine cho tài xế, lao động vận tải
Nếu giải quyết được việc tiêm vaccine cho lực lượng tài xế, lao động vận tải, logistics... thì việc vận chuyển, lưu thông hàng hóa sẽ được bảo đảm.
Nội dung được Bộ Công Thương nhấn mạnh tại văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về đề nghị ưu tiên tiêm vaccine cho một số đối tượng trong các ngành vận tải và logistics nhằm đảm bảo dòng lưu thông hàng hóa được thông suốt, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất.
Hàng hóa được lưu thông thuận lợi khi được cấp QR Code.
Cụ thể, nhóm đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine gồm lái xe, phụ xe vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu...
Theo Bộ Công Thương, hoạt động logistics, vận chuyển, lưu thông hàng hóa là mạch máu của các hoạt động kinh tế của đất nước, trong đó có sản xuất công nghiệp. Khi không bảo đảm được quá trình lưu thông, vận chuyển hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất sẽ dẫn đến nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng, chuỗi sản xuất nội địa.
Sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất của các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, các ngành xuất khẩu chủ lực như dệt may, da giày, điện tử... trong chuỗi giá trị toàn cầu sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn.
Khi chuỗi giá trị toàn cầu bị gián đoạn, các nhà mua hàng và sản xuất lớn trên thế giới sẽ tìm kiếm sự bù đắp thiếu hụt chuỗi cung ứng từ các quốc gia khác thay cho doanh nghiệp Việt. Việc quay trở lại chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ cực kỳ khó khăn và cần có quá trình lâu dài.
Bên cạnh đó, các ngành chế biến nông sản, thực phẩm chế biến các thực phẩm thiết yếu cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng do tính chất mùa vụ cũng như hạn sử dụng ngắn, kéo theo sự khó khăn nghiêm trọng của các doanh nghiệp và nông dân ngành chăn nuôi và nông nghiệp.
Ngoài ra, sự gián đoạn, đứt gãy chuỗi sản xuất cũng dẫn dến gián đoạn của luồng tiền phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo áp lực tài chính lớn cho doanh nghiệp, đồng thời ảnh hưởng nghiêm trọng đến hơn 11,3 triệu lao động trong các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo cũng như hàng chục triệu lao động các ngành nghề liên quan.
Nguyên nhân chủ yếu của việc gián đoạn quá trình lưu thông hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất thời gian qua chủ yếu do nhiều cấp chính quyền còn chưa đánh giá đúng tầm quan trọng của lực lượng lao động trong các ngành vận tải và logistics trong việc phụ vụ lưu thông hàng hóa cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng trong bối cảnh dịch bệnh.
Giảm ùn tắc, Hà Nội cấp thẻ nhận diện "luồng xanh" cho xe đi qua 22 chốt chặn. (Ảnh: Vietnamnet)
Do đó để thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch vừa đảm bảo sản xuất kinh doanh, những người lao động trong các ngành vận tải, đặc biệt là tài xế nhân viên vận tải liên tỉnh, đội ngũ lao động tại các cảng biển, cửa khẩu... đóng vai trò quan trọng.
Những người này có nhiệm vụ bảo đảm sự liên tục, thông suốt hàng hóa thiết yếu, vật tư, thiết bị y tế phòng chống dịch cũng như trong việc cung ứng nguyên vật liệu, và hàng hóa cho chuỗi sản xuất, chuỗi giá trị trong nước.
Vẫn theo Bộ Công Thương, hiện nay chưa có căn cứ khóa học nào khẳng định hàng hóa là nguồn lây nhiễm COVID-19. Do đó, nếu giải quyết được việc tiêm vaccine cho các đối tượng nêu trên tương tự như các tuyến đầu chống dịch thì việc lưu chuyển hàng hóa sẽ được bảo đảm.
"Vì chưa đánh giá đúng vai trò của đội ngũ lao động này, nhiều địa phương chưa ưu tiên thực hiện các chính sách phòng dịch, đặc biệt là ưu tiên tiêm vaccine. Dẫn đễn các quy trình kiểm dịch rất phức tạp, tốn kém, gây lãng phí thời gian và chi phí của doanh nghiệp", văn bản nêu.
Quảng Ninh lên tiếng khi lọt danh sách 8 tỉnh, thành chống dịch quá "gắt" Trước việc lọt danh sách một trong 8 tỉnh, thành có biện pháp chống dịch Covid-19 quá "gắt" gây ùn ứ lưu thông hàng hóa, tỉnh Quảng Ninh khẳng định, luôn tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động này. Tỉnh Quảng Ninh khẳng định luôn tạo điều kiện thuận lợi cho phương tiện vận tải hàng hóa nhưng phải đảm bảo an...