Thông luồng cho vận chuyển hàng hóa
Bộ Công Thương vừa có hai công văn gửi Bộ Giao thông vận tải và Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đề nghị tháo gỡ khó khăn cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa.
Các xe chở hàng hóa xếp hàng chờ khai báo thủ tục để vào Cần Thơ tại Bến xe Trung tâm thành phố. Ảnh: Thanh Liêm/TTXVN
Cụ thể, tại công văn số 5139/BCT-TTTN ngày 24/8/2021 gửi Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công Thương nêu rõ: Để kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhu cầu thiết yếu của người dân trong tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, tại công văn số 5366/VPCP-CN ngày 5/8/2021 về phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam đã giao Bộ Giao thông vận tải chủ trì phối hợp các bộ, ngành xây dựng hướng dẫn và tổ chức, quản lý hoạt động vận tải hàng hóa bảo đảm thông suốt và an toàn phòng, chống dịch COVID-19.
Theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, ngày 18/8/2021, Bộ Công Thương đã có văn bản góp ý đối với dự thảo quy định vận tải trong thời gian giãn cách do dịch COVID-19 gửi Bộ Giao thông vận tải.
Còn tại công văn số 5139/BCT-TTTN ngày 24/8/2021 gửi Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Bộ Công Thương nêu rõ thêm, tại công văn số 5908/TCĐBVN-VT ngày 18 tháng 8 năm 2021, Tổng cục Đường bộ Việt Nam đã công bố số điện thoại đường dây nóng để tiếp nhận thông tin và hướng dẫn, giải đáp các nội dung liên quan đến hoạt động vận tải bằng xe ô tô là: 0886016640. Đồng thời, đề nghị Sở Giao thông vận tải các tỉnh, thành phố công bố đường dây nóng của Sở Giao thông Vận tải để giải đáp kịp thời các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, người điều khiển phương tiện trong quá trình vận chuyển hàng hóa.
Video đang HOT
Hiện nay, Bộ Công Thương tiếp tục nhận được phản ánh của một số doanh nghiệp gặp khó khăn trong hoạt động vận chuyển, lưu thông hàng hóa trên địa bàn các tỉnh, thành phố đang thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về các biện pháp cấp bách phòng chống dịch COVID-19.
Để kịp thời giải quyết các khó khăn vướng mắc nêu trên, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giao thông vận tải sớm ban hành hướng dẫn quy định vận tải trong thời gian giãn cách do dịch COVID-19 để thống nhất thực hiện tại các địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16/CT-TTg.
Cùng với đó, hướng dẫn khi ban hành cần quy định rõ ràng, cụ thể các điều kiện, đặc biệt là điều kiện để đi qua các chốt kiểm soát đối với hai trường hợp đã được cấp mã QR Code và chưa được cấp mã QR Code.
Ngoài ra, Bộ Giao thông vận tải có thể hợp nhất các văn bản hướng dẫn trước đây để các địa phương và các doanh nghiệp dễ thực hiện.
Sở Công Thương các địa phương khi nhận được phản ánh của doanh nghiệp về khó khăn, vướng mắc trong quá trình vận chuyển hàng hóa, nhất là khi đi qua các chốt kiểm soát, hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ với đường dây nóng của Tổng cục Đường bộ Việt Nam và Sở Giao thông vận tải tại địa phương để nhận được sự hỗ trợ kịp thời. Từ đó, tạo thuận lợi cho hoạt động lưu thông hàng hóa trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp.
Bộ GTVT yêu cầu tiếp tục tạo điều kiện cho vận chuyển, lưu thông hàng hóa
Bộ Giao thông vận tải vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất.
Áp dụng "Luồng xanh", không còn tình trạng ùn tắc tại chốt kiểm soát số 5, cầu Phù Đổng, huyện Gia Lâm. Ảnh: Minh Quyết/TTXVN
Theo đó, thực hiện Nghị quyết số 86/NQ-CP của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch COVID-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15 ngày 28/7/2021 của Quốc hội khóa XV, Bộ Giao Giao thông Vận tải yêu cầu Tổng cục Đường bộ Việt Nam; các Cục: Đường sắt Việt Nam, Hàng không Việt Nam, Hàng hải Việt Nam, Đường thủy nội địa Việt Nam, Y tế Giao thông Vận tải; các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Giao thông Vận tải; Sở Giao thông Vận tải các tỉnh, thành phố khẩn trương thực hiện duy trì hoạt động sản xuất.
Cùng đó, tránh làm đứt gãy các chuỗi cung ứng lao động, hàng hóa, dịch vụ, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất nhưng phải bảo đảm cao nhất các yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19. Chỉ những cơ sở bảo đảm an toàn phòng, chống dịch bệnh theo quy định mới được phép hoạt động trên tinh thần an toàn để sản xuất, sản xuất phải an toàn.
Các cơ quan, đơn vị ngành giao thông tạo thuận lợi vận chuyển, lưu thông hàng hóa, vật tư, nguyên liệu phục vụ sản xuất bảo đảm an toàn, liên thông, thống nhất, thông suốt giữa các tỉnh, thành phố, địa bàn. Bên cạnh đó, có biện pháp kiểm soát chặt chẽ tại điểm đầu và điểm cuối trong chuỗi cung ứng, lưu thông, vận chuyển hàng hóa; chủ động có các giải pháp hỗ trợ bảo đảm sản xuất, cung ứng, lưu thông đối với nhóm hàng hóa là trang thiết bị, vật tư y tế, thuốc, hóa chất, ô xy y tế, phương tiện, dịch vụ phục vụ phòng, chống dịch bệnh COVID-19.
Ngoài ra, bảo đảm hoạt động vận tải để cung ứng đầy đủ, kịp thời lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm, ổn định đời sống của người dân. Đặc biệt, là bảo đảm cung ứng trực tiếp đến người dân ở những khu vực phong tỏa, giãn cách xã hội.
Xe ra, vào tỉnh Lâm Đồng phải sử dụng phần mềm quản lý lái xe từ ngày 10/8 UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra văn bản hỏa tốc số 5622/UBND-GT về việc triển khai áp dụng phần mềm quản lý đội ngũ lái xe, phụ xe vận chuyển hàng hóa trong phòng chống dịch bệnh COVID-19. Chốt kiểm dịch số 3 trên Quốc lộ 27 tại thị trấn D'Ran, huyện Đơn Dương giáp với tỉnh Ninh Thuận. Ảnh: Đặng Tuấn/TTXVN Tại...