Nhiều địa phương cho sinh viên vay vốn bị ảnh hưởng bởi đại dịch
Đại dịch ập đến khiến nhiều người lao động tự do khốn đốn vì mất việc, sinh viên lâm cảnh không có tiền đóng học phí.
Mới đây, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh yêu cầu UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phối hợp với Ngân hàng Chính sách xã hội (CSXH) tỉnh tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của dịch COVID-19.
Hiện nay, nhiều tỉnh, thành phố phải thực hiện giãn cách xã hội, do đó, học sinh, sinh viên (HSSV) gặp khó khăn trong việc xin giấy xác nhận của nhà trường đang theo học để làm thủ tục vay vốn.
Để tạo điều kiện cho HSSV tiếp tục được vay vốn trang trải chi phí học tập, sinh hoạt trong thời gian theo học tại trường, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố tiếp tục phối hợp với Ngân hàng CSXH tỉnh triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Đồng thời rà soát, xác nhận đối tượng vay vốn để giải quyết thủ tục, hồ sơ vay vốn cho HSSV, đảm bảo chính xác, kịp thời đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt phí; không để trường hợp nào thuộc đối tượng thụ hưởng chính sách có nhu cầu vay vốn mà không được rà soát, tiếp cận chính sách theo quy định.
Nhiều địa phương yêu cầu tạo điều kiện cho sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch
Video đang HOT
Tại Nam Định, để tạo điều kiện cho các học sinh, sinh viên thuộc đối tượng vay vốn được vay của Ngân hàng CSXH để đóng học phí, mua sắm sách vở, phương tiện học tập…, Ban đại diện HĐQT Ngân hàng CSXH tỉnh vừa có văn bản đề nghị UBND các huyện, thành phố chỉ đạo UBND các xã, phường, thị trấn rà soát, xác nhận đối tượng vay vốn để giải quyết thủ tục, hồ sơ vay vốn đối với HSSV và người vay vốn đảm bảo tính chính xác, kịp thời.
Các hội, đoàn thể nhận ủy thác của Ngân hàng CSXH chỉ đạo các cấp hội cơ sở chủ động tham mưu cho chính quyền địa phương rà soát đối tượng thụ hưởng theo đúng quy định, đảm bảo không để HSSV đủ điều kiện và có nhu cầu vay mà không được vay vốn tín dụng chính sách.
Cùng với đó là tuyên truyền, phổ biến đến người vay, HSSV cách thức xin giấy xác nhận theo hướng dẫn; mở tài khoản ngân hàng để thực hiện nhận tiền vay bằng hình thức chuyển khoản qua tài khoản thẻ hoặc tài khoản thanh toán cá nhân.
Đồng thời, phối hợp với UBND các cấp chỉ đạo các tổ chức chính trị – xã hội nhận ủy thác cấp xã, Tổ tiết kiệm và vay vốn thực hiện bình xét đảm bảo công khai, hướng dẫn người vay lập hồ sơ vay vốn, tạo điều kiện thuận lợi cho người vay vốn nhận tiền vay kịp thời.
Tại Bình Phước, UBND tỉnh này cũng ban hành công văn tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 .
UBND tỉnh yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội chỉ đạo các trường, cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh cung cấp kịp thời bản chính Giấy xác nhận học sinh, sinh viên đang theo học tại trường, cơ sở đào tạo để bổ sung hồ sơ vay vốn theo đề nghị của học sinh, sinh viên. Việc cung cấp Giấy xác nhận thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc gửi qua đường bưu điện.
UBND tỉnh đề nghị Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh chỉ đạo Phòng giao dịch các huyện, thị xã, thành phố tuyên truyền, phổ biến công khai nội dung về tạo điều kiện cho học sinh, sinh viên vay vốn do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.
Đồng thời, phối hợp với UBND cấp xã; hội, đoàn thể nhận uỷ thác; trưởng các thôn, ấp, khu phố… thực hiện bình xét, xác nhận đối tượng vay vốn đảm bảo công khai, đúng quy định, quy trình.
Ngành nào vẫn giữ nguyên nhân sự và phúc lợi trong đại dịch?
Theo một khảo sát thực hiện trên 400 doanh nghiệp, khoảng 49,9% doanh nghiệp không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra, khoảng 11,6% doanh nghiệp vẫn tăng tuyển dụng trong thời điểm này.
Người lao động mất việc do ảnh hưởng của đợt bùng dịch COVID-19 tại TP.HCM nhận hỗ trợ từ chương trình hỗ trợ của TP - Ảnh: DUYÊN PHAN
Đó là thông tin từ kết quả khảo sát 400 doanh nghiệp và 1.200 người tìm việc trong tháng 8-2021 của Navigos Group - đơn vị sở hữu mạng tuyển dụng Vietnamworks.
"So với kết quả của một khảo sát tương tự thực hiện vào năm 2020, chúng ta thấy được một điểm sáng: Tỉ lệ doanh nghiệp "Không cắt giảm nhân sự và giữ nguyên lương, phúc lợi như trước khi đại dịch xảy ra" hiện tại đang chiếm 49,9% (2021), so với 43,2% (2020)", báo cáo đưa ra nhận định.
Theo đó, đa số doanh nghiệp trong mảng tài chính - ngân hàng - bảo hiểm và công nghệ không cắt giảm nhân sự, giữ nguyên lương và phúc lợi.
Cụ thể, khoảng 29% là doanh nghiệp có quy mô 10-50 nhân lực, 24% là doanh nghiệp có quy mô 101-300 nhân lực, 16% là doanh nghiệp có quy mô 51-100, 16% là doanh nghiệp có quy mô hơn 1.000 nhân lực.
Đồng thời các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có quy mô 101 - 300 nhân lực có sự tăng trưởng lớn nhất về tuyển dụng nhân sự.
Đối lập với nhóm ngành nói trên, doanh nghiệp mảng du lịch/khách sạn cắt giảm lương nhiều nhất.
Về vị trí công việc, hành chính - thư ký là phòng ban bị cắt giảm nhiều nhất. Đây là một trong những phòng ban mà doanh nghiệp lựa chọn cắt giảm đầu tiên (12,3% ý kiến của doanh nghiệp tham gia khảo sát). Tiếp theo là phòng kinh doanh/bán hàng (8,4%) và phòng chăm sóc khách hàng (4,7%).
Dữ liệu từ báo cáo cũng cho thấy hơn 87% người lao động bị ảnh hưởng bởi dịch COVID-19. Cụ thể, có đến 41,5% người lao động cho biết họ đã thôi việc và chưa có việc làm mới. Lý do thôi việc chiếm chủ yếu là nằm trong diện bị cắt giảm nhân sự của công ty (30%), bị cắt giảm lương và chế độ phúc lợi (chiếm gần 25%).
Theo báo cáo, đại dịch cũng tác động rất lớn đến quyết định thay đổi việc làm của người lao động, với gần 52% người lao động cho biết sẽ chuyển việc sau khi đại dịch COVID-19 kết thúc.
Bên cạnh đó, hơn 30% người lao động quyết định vẫn sẽ làm việc tại công ty nếu lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên. 11% người lao động sẽ đề nghị tăng lương và chế độ phúc lợi được giữ nguyên sau khi hết dịch.
Những hướng đi khác được số ít người lao động lựa chọn là: Tìm kiếm công việc yêu thích, đúng chuyên môn ngành nghề, tìm công việc mới với mức lương và chế độ phúc lợi tốt hơn, tìm việc làm mới ổn định, có thể gắn bó lâu dài...
Chính sách nổi bật có hiệu lực từ tháng 10 Ôtô chưa đóng phạt "nguội" được đăng kiểm tạm 15 ngày, đào tạo thạc sĩ trực tuyến, quân nhân có thêm ngày nghỉ phép..., là các chính sách có hiệu lực từ tháng 10. Đăng kiểm tạm cho ôtô chưa đóng "phạt nguội" Theo thông tư 16/2021 của Bộ Giao thông Vận tải (thay Thông tư 70/2015), từ 1/10, các xe cơ giới...