Nhiều công ty sản xuất thiết bị công nghệ trên thế giới đã sẵn sàng rời khỏi Trung Quốc
Ba năm về trước, việc sản xuất thiết bị ở Trung Quốc được xem là bình thường và hiển nhiên. Tuy nhiên, điều đó đã thay đổi một cách căn bản trong kỷ nguyên của cuộc chiến thương mại và đại dịch Covid-19.
Công nhân làm việc tại dây chuyền lắp ráp trong nhà máy của Rising Stars Mobile, công ty con thuộc Foxconn tại Ấn Độ.
Với thực tế hiện nay, các nhà sản xuất thiết bị điện tử trên thế giới đang tích cực tìm cách đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ và giảm sự phụ thuộc vào bất kỳ quốc gia nào, bất kể nó hấp dẫn đến đâu.
Xu hướng mới nhất bắt đầu với cuộc chiến thuế quan giữa Mỹ và Trung Quốc đã đạt đến đỉnh điểm vào năm ngoái. Đại dịch Covid-19 nhanh chóng đẩy nhanh các kế hoạch đó và thúc đẩy quan chức bày tỏ quan điểm thẳng thắn về nỗ lực rời bỏ Trung Quốc của họ.
Video đang HOT
Hiện tại, có nhiều cuộc trao đổi với các nhà quản lý công nghệ Đài Loan xoay quanh việc chọn vị trí tốt nhất bên ngoài Trung Quốc đại lục để sản xuất thiết bị. Họ thích Việt Nam vì có vị trí địa lý gần với Trung Quốc dù chi phí nhân công đang tăng lên. Trong khi đó, nếu sản xuất tại Đài Loan, họ phải chịu chi phí nhân công quá đắt do mức lương ở đây tương đối cao.
Trước đây, các nhà quản lý công nghệ không muốn đề cập đến việc rời bỏ Trung Quốc vì họ không muốn chọc giận Bắc Kinh. Nhưng gần đây họ đã công khai cung cấp chi tiết về sự rời khỏi Trung Quốc, xu thế này hiện được coi là không thể tránh khỏi. Không ai muốn bị coi là tụt hậu trong việc phòng ngừa rủi ro.
Simon Lin, Chủ tịch công ty lắp ráp iPhone Wistron Corp, thậm chí còn táo bạo nói với các nhà phân tích rằng công ty của ông có thể vận hành 50% công suất bên ngoài Trung Quốc vào năm 2021. Hai nhà lắp ráp khác của Đài Loan cũng công bố kế hoạch tiếp tục tăng cường năng lực sản xuất ngoài Trung Quốc của họ trong bảy ngày qua.
Covid-19 đang đẩy nhanh những động thái như vậy. Eric Tseng, Giám đốc điều hành của công ty Isaiah Research có trụ sở tại Đài Bắc, cho biết một số công ty đã không thể đưa ra bất kỳ quyết định lớn nào về chuỗi cung ứng và họ đang chờ xem liệu sẽ có bất kỳ giải pháp lâu dài nào đối với hoạt động thương mại giữa Washington và Bắc Kinh. “Tuy nhiên, Covid-19 đang gây nguy hiểm đến tính mạng của mọi người. Hiện tại, rất nhiều công ty sẽ đẩy nhanh kế hoạch rời bỏ Trung Quốc”, ông nói.
Sẽ không dễ dàng để nhân rộng mạng lưới phức tạp của các nhà cung cấp vì nó liên quan đến một số yếu tố như công nhân có tay nghề, hệ thống phân phối hiệu quả và người tiêu dùng nội địa lớn mà Trung Quốc đang có. Bên cạnh đó, chính quyền cũng đang góp phần để các nhà sản xuất ở lại. Tại Trịnh Châu, nơi có khu phức hợp iPhone City, chính quyền địa phương đã chỉ định các quan chức tham gia vào việc giúp Apple – một đối tác của Foxconn – để giải quyết các vấn đề liên quan đến hậu cần và thiếu lao động do sự lây lan của Covid-19.
Apple cũng cho biết họ không muốn thực hiện bất kỳ động thái nhanh chóng nào trong việc rời khỏi Trung Quốc vì những gián đoạn liên quan đến Covid-19. Tuy nhiên, Foxconn đã bắt đầu tung ra những chiếc iPhone đời cũ ở Ấn Độ vào năm 2019, động thái dường như báo hiệu sự quan tâm ngày càng tăng của Apple nhằm tăng cường sự hiện diện của nó trên thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới.
Phan Văn Hòa
Công ty Israel muốn tòa án Mỹ cấm vận Facebook
Cáo buộc bất tuân thủ luật pháp quốc tế, một công ty phát triển công cụ gián điệp của Israel yêu cầu tòa án Mỹ cấm vận Facebook.
Sự việc bắt nguồn từ WhatsApp (thuộc Facebook) kiện NSO từ tháng 10, tố công ty Israel này lợi dụng lỗ hổng trong chương trình chat thông dụng để xâm nhập vào hàng trăm smartphone.
Sau khi không xuất hiện tại tòa, NSO bị thư ký tòa California triệu tập cuối tuần trước. Tuy nhiên, NSO nói rằng công ty không nằm trong diện Công ước Hague nên không thể bị đối xử theo cách này.
"Facebook đã nói dối tòa án rằng vụ kiện này phải được xử theo Công ước Hague, nhưng thực tế lại không phải", NSO nói trong tài liệu nộp lên Tòa án Quận California trong tuần này.
NSO yêu cầu Facebook bồi thường 17.000 USD phí luật sư và chi phí khác, đồng thời yêu cầu tòa án cấm vận công ty mạng xã hội này.
Vụ kiện của Facebook cùng tin nhắn cảnh báo mà WhatsApp gửi cho hàng trăm người dùng đã phần nào lộ vai trò của NSO trong việc duy trì mạng lưới gián điệp của công ty này khắp thế giới.
Vụ kiện được giới chuyên môn theo dõi chặt chẽ không chỉ bởi Facebook và NSO là đơn vị theo dõi công nghệ cao, mà còn bởi sự bất thường. Đây là lần đầu một nhà cung cấp dịch vụ lớn như Facebook khởi kiện công ty do thám dưới danh nghĩa người dùng.
Theo viet nam net
Mỹ nhượng bộ Huawei lần thứ 4 Chính quyền Tổng thống Donald Trump ra thông báo sẽ gia hạn giấy phép cho các công ty Mỹ tiếp tục làm ăn với công ty Huawei Technologies Co Ltd của Trung Quốc tới hết ngày 15/5. Theo Reuters, chính quyền Tổng thống Donald Trump ra thông báo sẽ gia hạn giấy phép cho các công ty Mỹ tiếp tục làm ăn với...