Nhiều công ty Nhật Bản tăng lương cao kỷ lục
Ngày 13/3, một số nhà tuyển dụng lớn nhất Nhật Bản đã công bố mức tăng lương kỷ lục, một trong những tín hiệu cho thấy các công ty đang thoát dần tư duy giảm phát dẫn đến thời kỳ tăng trưởng kinh tế trì trệ của nước này thường được gọi là “những thập kỷ mất mát”.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, mỗi mùa xuân, các công đoàn và ban quản lý doanh nghiệp lại tổ chức các cuộc đàm phán – được gọi là “shunto” để ấn định mức lương hàng tháng trước khi bắt đầu năm tài chính của Nhật Bản vào tháng 4. Năm nay, các doanh nghiệp lớn hầu hết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu tăng lương của liên đoàn lao động.
Trong đó, Nippon Steel thậm chí đã đáp ứng vượt yêu cầu của công đoàn khi đưa ra mức tăng lương tháng kỷ lục 35.000 yen (237 USD), tương đương 14%. Công ty cho biết: “Điều cần thiết là phải đảm bảo giữ những nhân tài triển vọng và giúp tất cả nhân viên làm việc hiệu quả hơn.”
Toyota không tiết lộ chi tiết về việc tăng lương nhưng cho biết đã đáp ứng đầy đủ yêu cầu của công đoàn. Liên đoàn công nhân Toyota Motor đã yêu cầu một khoản tiền thưởng kỷ lục tương đương 7,6 tháng lương với lý do dự báo lợi nhuận hoạt động theo năm trong năm tài chính hiện tại sẽ đạt 4.500 tỷ yen (30 tỷ USD) – cao nhất trong lịch sử. Công đoàn cũng đã đề xuất các yêu cầu cụ thể cho từng loại công việc với mức tăng lương hằng tháng lên tới 28.440 yen (193 USD).
Video đang HOT
Hitachi và Toshiba cho biết đã có mức tăng lương lớn nhất kể từ khi thể thức đàm phán hiện nay được áp dụng vào năm 1998.
Theo Hội đồng Công đoàn Thợ kim loại Nhật Bản (JCM), một liên minh của các công đoàn trong ngành, 87,5% tổ chức thành viên có yêu cầu đã được đáp ứng đầy đủ hoặc vượt mong đợi.
Chỉ có khoảng 16% công nhân ở Nhật Bản là thành viên công đoàn, nhưng các nhà kinh tế đánh giá các cuộc đàm phán năm nay như một dấu hiệu quan trọng cho thấy những thay đổi trong chính sách tiền tệ. Lạm phát cơ bản đã ở mức 2% hoặc cao hơn trong gần 2 năm, tuy nhiên Thống đốc Ngân hàng Trung ương Nhật Bản Kazuo Ueda đã nhấn mạnh rằng cần phải có một “chu kỳ lành mạnh” về tăng lương và giá cả để đạt được mục tiêu ổn định, điều này sẽ mang lại cho ngân hàng trung ương tự tin để bắt đầu tăng lãi suất.
Do tình trạng giảm phát, trong 3 thập kỷ qua, nhiều công ty Nhật Bản chỉ đưa ra mức tăng lương dựa trên thâm niên, gắn liền với số năm nhân viên đã làm việc tại công ty. Làn sóng tăng lương hiện nay mạnh mẽ hơn nhiều, bao gồm cả việc lương tăng bất kể thâm niên. Trong cuộc họp với các lãnh đạo doanh nghiệp và liên đoàn lao động ngày 13/3, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida cho biết các cuộc đàm phán “đã tạo ra xu hướng tăng lương mạnh mẽ vượt xa mức tăng của năm 2023″.
Nguyên nhân tăng lương là do tình trạng thiếu lao động trầm trọng và lạm phát kéo dài. Việc đồng yen suy yếu thúc đẩy lợi nhuận của các công ty xuất khẩu cũng giúp các nhà tuyển dụng lớn dễ dàng cam kết tăng lương cao hơn. Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng tình trạng thiếu lao động của Nhật Bản trầm trọng đến mức khó thu hút được người lao động nếu không tăng lương.
Theo Liên đoàn Công đoàn Nhật Bản – Rengo, trong cuộc đàm phán năm nay, các công đoàn lao động đang yêu cầu tăng lương trung bình 5,85%, mức tăng lớn nhất kể từ năm 1993.
Tổng thống Hàn Quốc cân nhắc kỹ lưỡng cho chuyến thăm Nhật Bản
Ngày 7/3, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể thăm Nhật Bản trong tháng 3 này và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Tổng thống Hàn Quốc Yoon Suk-yeol. (Ảnh: Yonhap/TTXVN)
Ngày 7/3, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc cho biết Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể thăm Nhật Bản trong tháng 3 này và hội đàm với Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, Văn phòng Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ nhà lãnh đạo nước này đang cân nhắc kỹ lưỡng việc thực hiện chuyến thăm. Đây là lần đầu tiên sau 4 năm, các cuộc thảo luận chi tiết về chuyến thăm của một tổng thống Hàn Quốc tới Nhật Bản được tiến hành.
Cùng ngày, ông Natsuo Yamaguchi, lãnh đạo đảng Komeito trong liên minh cầm quyền tại Nhật Bản, cho biết Thủ tướng Fumio Kishida đã đề cập khả năng sẽ tổ chức cuộc gặp thượng đỉnh với Tổng thống Yoon Suk-yeol sớm nhất là vào cuối tuần tới, đồng thời hy vọng quan hệ giữa Tokyo và Seoul sẽ được cải thiện nhanh chóng.
Trước đó, hãng tin Kyodo và các phương tiện truyền thông khác của Nhật Bản đưa tin Tổng thống Yoon Suk-yeol có thể sẽ thăm Nhật Bản từ ngày 16-17/3 tới. Chuyến thăm diễn ra sau quyết định của Seoul về việc bồi thường cho các nạn nhân Hàn Quốc là lao động cưỡng bức thời chiến của Nhật Bản thông qua một quỹ do các doanh nghiệp Hàn Quốc hỗ trợ, thay vì chờ các công ty Nhật Bản bồi thường cho các nạn nhân theo phán quyết của Tòa án Tối cao Hàn Quốc vào năm 2018.
Giới phân tích nhận định động thái này thể hiện cam kết mạnh mẽ của Hàn Quốc nhằm cải thiện mối quan hệ với Nhật Bản trong bối cảnh bất ổn an ninh ngày càng gia tăng.
Dự kiến, Tổng thống Yoon Suk-yeol cũng sẽ thực hiện chuyến thăm cấp nhà nước đến thủ đô Washington (Mỹ) vào tháng 4 tới nhân dịp kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ đồng minh Hàn-Mỹ.
Nếu diễn ra, hai chuyến thăm Nhật Bản và Mỹ có thể trở thành các động lực ngoại giao mới thúc các đẩy nỗ lực của Tổng thống Yoon Suk-yeol trong việc tăng cường hợp tác ba bên giữa Hàn Quốc, Mỹ và Nhật Bản nhằm giải quyết các thách thức khu vực và toàn cầu.
Ngoài ra, lãnh đạo ba nước cũng có cơ hội gặp mặt bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) dự kiến diễn ra vào tháng 5 tới tại Hiroshima, Nhật Bản nếu Hàn Quốc tham dự với tư cách khách mời./.
Nhật Bản trừng phạt thêm 143 cá nhân và tổ chức có quan hệ với Nga Ngày 28/2, Nhật Bản đã quyết định bổ sung thêm 143 cá nhân và tổ chức có quan hệ với Nga vào danh sách trừng phạt. Quyết định của Nhật Bản được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo thuộc Nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) hồi tuần trước cam kết áp đặt thêm các biện...