Số lượng thuyền chở người di cư từ Libya đến các đảo của Hy Lạp tăng mạnh
Hy Lạp đang trở nên quá tải bởi số lượng người di cư từ Libya đến các đảo nhỏ của nước này đang tăng mạnh.
Hy Lạp vẫn là cửa ngõ vào châu Âu của người nhập cư.
Ảnh: AI Jazeera
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, số lượng các con tàu chở người di cư từ Libya đến các hòn đảo Crete và Gavdos của Hy Lạp tăng đáng kể trong năm nay.
Điều này đang gây ra áp lực lớn đối với các cơ quan chức năng. Bộ trưởng Di trú Hy Lạp Dimitri Kairidis nói với đài truyền hình địa phương hôm 13/3 rằng: “Tình hình này chưa từng xảy ra trước đây. Dù con số nhỏ, nhưng xu hướng này gây lo ngại cho chúng tôi”.
Video đang HOT
Theo Cao uỷ Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR), hơn 1.075 người di cư – chủ yếu từ Ai Cập, Bangladesh và Pakistan – đã đến quần đảo này trong năm nay.
Cả hai đảo Gavdos và Crete đều không có cơ sở dành cho người di cư. Những người mới đến đã tìm trú ẩn trong một tòa nhà bỏ hoang ở Gavdos hoặc trong các trại trẻ em bỏ hoang ở Crete. Tuy UNHCR không có đại diện ở Crete, nhưng họ đã gửi đồ tiếp tế bao gồm túi ngủ và bộ dụng cụ vệ sinh.
Thị trưởng Gavdos, Lilian Stefanaki cho biết: “Đây là một gánh nặng lớn đối với chúng tôi. Gavdos là một hòn đảo nhỏ, không có nguồn cung cấp hay cửa hàng. Thực phẩm là một vấn đề lớn. Tài chính của chúng tôi có hạn”.
Hy Lạp là cửa ngõ ưa thích vào Liên minh châu Âu cho người di cư và người tị nạn từ Trung Đông, châu Phi và châu Á kể từ năm 2015 khi gần 1 triệu người đổ bộ lên các hòn đảo của nước này, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo chưa từng có.
Điều này cho thấy cần phải có một biện pháp phối hợp hơn nữa nhằm kiểm soát dòng người di cư và bảo vệ những người đang chạy trốn khỏi chiến tranh và khủng bố.
Theo dữ liệu của Liên Hợp Quốc, hầu hết người di cư đến châu Âu trong năm nay đã chọn Tây Ban Nha là điểm đến đầu tiên, tiếp theo là Hy Lạp và Italy. Stella Nanou, người phát ngôn của UNHCR Hy Lạp, cho biết: “Dường như hầu hết các tàu thuyền từ Libya đến Crete và Gavdos đều chọn đường đi trực tiếp đến Hy Lạp, không phải là tình cờ đi đường vòng”.
Số người di cư đến đảo Lampedusa (Italy) cao kỷ lục
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 13/9, Chính phủ Italy cho biết có khoảng 6.800 người di cư đã đến đảo Lampedusa trong 24 giờ.
Con số này nhiều hơn số cư dân đảo, trong khi cơ sở tiếp nhận trên đảo chỉ còn đủ chỗ cho 400 người.
Tàu chở người di cư tới nơi tiếp nhận tạm thời trên đảo Lampedusa, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Phương tiện di chuyển của những người tị nạn này là 100 chiếc thuyền, trong đó nhiều chiếc gần như không đủ an toàn để đi biển.
Đây là số người di cư đến đảo Lampedusa trong vòng 24 giờ ở mức cao nhất từ trước tới nay, cao hơn bất cứ thời điểm nào trong năm 2015 và 2016 - những năm ghi nhận số người di cư cao kỷ lục.
Cao ủy Liên hợp quốc về người tị nạn (UNHCR) cho biết Italy đã tiếp nhận hơn 180.000 người xin tị nạn vào năm 2016. Riêng từ đầu năm nay đến ngày 10/9, con số này đã lên tới hơn 115.000 người.
Trong một phát biểu ngày 13/9, Thủ tướng Italy, bà Giorgia Meloni cho biết thách thức lớn nhất của châu Âu là ngăn chặn người di cư đến từ đường biển. Theo bà, giải pháp cho vấn đề này không phải là chia sẻ gánh nặng người di cư, mà phải "ngăn chặn người di cư đến Italy".
Cao ủy Liên hợp quốc kêu gọi hỗ trợ an ninh khẩn cấp cho Haiti Theo phóng viên TTXVN tại Geneva, Cao ủy Liên hợp quốc (LHQ) về nhân quyền Volker Turk ngày 6/3 cảnh báo tình tình hình hỗn loạn tại Haiti đã trở nên "không thể kiểm soát được", với 1.193 người thiệt mạng trong năm nay do bạo lực băng đảng. Lốp xe bị đốt cháy trong cuộc biểu tình của người dân yêu cầu...