Nhiều công ty Mỹ đang muốn quay trở lại hợp tác với Huawei
Mọi thứ có vẻ tốt cho Huawei khi mà mới đây, một số công ty Mỹ đang muốn nối lại mối quan hệ hợp tác với nhà sản xuất Trung Quốc này. Nhà sản xuất chip của Mỹ, Micron được cho là một trong những công ty hàng đầu đã bắt đầu vận chuyển hàng hóa cho Huawei.
Theo trang Gizmochina, nhà sản xuất chip có thể làm điều này mà không vi phạm bất kỳ luật nào nhờ lệnh cấm chỉ xử phạt hàng hóa có chứa 25% trở lên các thành phần hoặc nguyên liệu có nguồn gốc từ Mỹ. Nó cũng không ảnh hưởng đến hàng hóa không được sản xuất tại Mỹ hoặc những hàng hóa không được dán nhãn là Made in the US.
Intel và một số nhà lãnh đạo thị trường khác cũng đã được báo cáo đã nối lại các sản phẩm vận chuyển cho Huawei.
Ông Sanjay Mehrotra, một quan chức hàng đầu của Micron cảnh báo các nhà đầu tư rằng có sự không chắc chắn đang diễn ra, liên quan đến tình trạng khó khăn của Huawei, vì vậy họ không thể dự đoán khối lượng hoặc thời gian mà họ sẽ có thể tiếp tục vận chuyển sản phẩm cho Huawei.
Ông nói thêm rằng lệnh cấm Huawei đã tiêu tốn của công ty 200 triệu đô la doanh thu trong quý thứ ba tài chính, kết thúc vào ngày 30 tháng 5 vì gã khổng lồ Trung Quốc này là khách hàng lớn nhất của họ. Lệnh cấm dự kiến cũng sẽ ảnh hưởng đến hơn một nghìn công ty Mỹ.
Video đang HOT
Cổ phiếu của Micron đã tăng tới 13.8% vào hôm nay sau thông tin rằng họ đã nối lại vận chuyển cho Huawei.
Câu chuyện Huawei-US vẫn còn và là một phần của cuộc chiến thương mại giữa chính phủ Hoa Kỳ và chính phủ Trung Quốc.
Micron từng sở hữu thương hiệu lưu trữ Lexar trước khi được Longsys, một công ty có trụ sở tại Trung Quốc mua lại. Đầu năm nay, Micron đã công bố thẻ MicroSD 1TB đầu tiên trên thế giới.
Theo FPT Shop
Huawei bác bỏ tin nhân viên từng làm việc cho quân đội Trung Quốc
Người đứng đầu bộ phận pháp chế của Huawei tuyên bố hãng này không có bất kỳ dự án nào hợp tác và không làm riêng các sản phẩm cho quân đội Trung Quốc.
Một cửa hàng của Huawei ở Trung Quốc.
Huawei không có bất kỳ dự án nào hợp tác và không làm riêng các sản phẩm cho quân đội Trung Quốc.
Người đứng đầu bộ phận pháp chế của hãng công nghệ khổng lồ Trung Quốc đã có tuyên bố trên trong cuộc trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC ngày 27/6, sau khi Bloomberg đưa tin, dựa trên các tài liệu công khai, nhiều nhân viên của Huawei, đã từng hợp tác hoặc thậm chí làm việc trong nhiều bộ phận của Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) về nghiên cứu bao gồm cả trí tuệ nhân tạo và thông tin vô tuyến.
"Theo như tôi biết, chúng tôi không có các dự án hợp tác quân sự vì chúng tôi là một công ty chuyên cung cấp các hệ thống thông tin liên lạc và các giải pháp (công nghệ thông tin và truyền thông) cho dân dụng," Song Liuping, trưởng bộ phận pháp chế của Huawei nói trong cuộc trả lời phỏng vấn.
"Chúng tôi không có dự án nào liên quan đến thể loại hợp tác quân sự. Chúng tôi cũng không làm riêng các sản phẩm hoặc giải pháp công nghệ cho quân đội," ông Liuping nói thêm.
Báo cáo của Bloomberg đã vạch ra ít nhất 10 sáng kiến trong 10 năm qua, trong đó nhân viên của Huawei bị cáo buộc đã làm việc với các đơn vị quân đội Trung Quốc. Phía Bloomberg cho biết thông tin được thu thập bằng cách xem xét các tài liệu nghiên cứu công khai có tác giả được xác định là nhân viên của Huawei.
Một phát ngôn viên của Huawei cho biết hãng này không thấy nhân viên nào xuất bản tài liệu nghiên cứu công khai nào về công ty.
Phía Chính quyền Mỹ đã nhiều lần cáo buộc Huawei có mối quan hệ thân thiết với Chính phủ và quân đội Trung Quốc; cho rằng các sản phẩm của hãng này tạo "cửa hậu" cho gián điệp Trung Quốc thực hiện hoạt động thu thập thông tin tình báo ở Mỹ và các nước phương Tây.
Cả Chính phủ Trung Quốc lẫn Huawei đã bác bỏ những cáo buộc này.
Đầu năm nay, nhà sáng lập Huawei Nhậm Chính Phi tuyên bố công ty này sẽ chống lại mọi yêu cầu từ Bắc Kinh về dữ liệu người dùng, nếu bị yêu cầu. "Ngay cả khi chúng tôi được yêu cầu, Huawei vẫn không cài đặt các 'cửa hậu.' Nếu một 'cửa hậu' duy nhất được tìm thấy ở một trong những quốc gia nơi chúng tôi hoạt động, doanh số của chúng tôi sẽ bị thu hẹp trong tất cả các quốc gia khác," ông Nhậm nói.
Theo VietNamPLus
Bất chấp lệnh cấm, các công ty Mỹ vẫn lách luật làm ăn với Huawei Các nhà sản xuất chip xử lý, bao gồm Intel và Micron, đã tìm ra cách lách lệnh cấm của Chính phủ Mỹ. Tờ New York Times, dẫn lời một số nguồn tin, cho biết, một số công ty công nghệ thông tin của Mỹ vẫn tiếp tục bán các sản phẩm của mình cho Huawei, bất chấp lệnh cấm của chính quyền...