Nhiều cổ phiếu bất động sản vẫn sinh lời tốt dù chưa có một sóng rõ rệt từ đầu năm 2019
Nhóm cổ phiếu bất động sản có phần bị nhà đầu tư xa lánh thời gian qua. Tuy nhiên, thực tế, kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp này vẫn đang khá tốt và một số cổ phiếu còn tăng rất ấn tượng.
Ảnh minh họa.
Diễn biến các cổ phiếu bất động sản từ đầu năm 2019
Với tâm lý lo ngại về siết tín dụng bất động sản và chính sách thắt chặt giấy phép tại miền Nam, nhà đầu tư dường như có xu hướng ít quan tâm tới các cổ phiếu bất động sản. Thay vào đó, tâm điểm là mã ngân hàng, dệt may, khu công nghiệp.
Ngoài cổ phiếu lớn VHM ( 19,21%), dấu ấn của các cổ phiếu này dường như không rõ rệt khi quy mô giao dịch thấp và cũng ít xuất hiện trong các khuyến nghị đầu tư của các công ty chứng khoán.
Dữ liệu tính đến ngày 25/7. (Chart: VNDIRECT)
Tuy nhiên, thực tế, cơ hội đầu tư vẫn luôn rộng mở với các cổ phiếu bất động sản trên cả 3 sàn. Một số cổ phiếu nếu không để ý, thì sau 7 tháng nhìn lại, nhà đầu tư có thể đã ngỡ ngàng về mức tăng so với đầu năm như NTL ( 49,71%), NDN ( 57,27%), NLG ( 18,21%), PDR ( 27,58%), HDG ( 33,7%). Thậm chí, cá biệt VCR còn được tiền đầu cơ bơm vào đẩy giá tăng phi mã, 265% dù doanh nghiệp này còn thậm chí không phát sinh doanh thu trong 2 quý đầu năm.
Trong bối cảnh chiến tranh thương mại gây ảnh hưởng tới thị trường, mức tăng của các mã trên rõ ràng tốt hơn và hoàn toàn có thể đáp ứng kỳ vọng của nhà đầu tư so với VN-Index tăng trưởng 11,47%.
Hầu hết ở các trường hợp trên, yếu tố thúc đẩy doanh nghiệp là kết quả kinh doanh vẫn duy trì được sự tăng trưởng. Cụ thể, trong quý II/2019, NTL ghi nhận hơn 84 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, cao gấp 10 lần kết quả cùng kỳ năm ngoái nhờ dự án chung cư lô 4.5 Trần Hưng Đạo, thành phố Hạ Long và dự án Bắc Quốc Lộ 32, huyện Hoài Đức, Hà Nội ghi nhận doanh thu. Qua đó, lãi ròng 6 tháng đầu năm lên hơn 120 tỷ đồng, gấp 6,6 tỷ đồng cùng kỳ năm trước
Trong khi đó, PDR cũng cải thiện lợi nhuận quý II/2019 lên 88 tỷ đồng qua đó 6 tháng lãi xấp xỉ cùng kỳ năm ngoái đạt 241 tỷ đồng. Trong nửa đầu năm 2019, PDR còn nhận thêm 22,5 triệu USD tiền đầu tư của đối tác Nhật Bản.
Với NLG, lợi nhuận sau thuế 6 tháng tăng trưởng 24% so với cùng kỳ năm ngoái. Một số dự án tạo ra nguồn thu trong tương lai như Novia, Waterpoint, Paragon Đại Phước… đang trong quá trình xây dựng. Còn các dự án cũ như Valora Island, Kikyo Flora… đã dần hoàn tất tiến độ giao nhà trong nửa đầu năm 2019.
Video đang HOT
Còn trong trường hợp cổ phiếu HDG, doanh nghiệp bất động sản này ngoài việc bàn giao các dự án Hado Centrosa, Hado Dragon City thì trong quý II/2019 còn chính thức vận hành dự án điện mặt trời Hồng Phong 4. Để tăng cường năng lực tài chính, HDG đang có kế hoạch phát hành 1.500 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất 6%.
Với trường hợp NDN hay VCR, kết quả kinh doanh có thể không tăng ấn tượng tuy nhiên có những lý do riêng để nhà đầu tư kỳ vọng giá tăng. Đó là NDN đang có khoản người mua trả tiền trước trên 1.300 tỷ đồng tại dự án Monarchy B, Đà Nẵng.
Trong khi đó, hiện tượng cổ phiếu VCR có thể được giải thích dựa trên niềm tin của nhà đầu tư về sự khởi động lại dự án Khu đô thị Du lịch Cái Giá – Cát Bà (Cát Bà Amatina).
Kinh doanh tích cực, một số cổ phiếu vẫn giảm do nỗi sợ pha loãng
Tuy nhiên, bức tranh cổ phiếu bất động sản không phải toàn là gam màu hồng. Một số mã đã có những diễn biến kém lạc quan trong 7 tháng vừa qua như DXG (-22,9%), KDH (-13,52%), CEO (-9,04%), NVL (-8,86%) SCR (-3,29%). Đây có thể xem là những nhân tố đã khiến cho sóng cổ phiếu bất động sản chưa thể hình thành.
Dữ liệu tính đến ngày 25/7. (Chart: VNDIRECT)
Nếu phải đi tìm nguyên nhân cho sự đi ngược thị trường của các cổ phiếu trên, nhà đầu tư sẽ khó có thể dựa trên khía cạnh kết quả kinh doanh. Doanh thu và lợi nhuận của các doanh nghiệp này vẫn đi lên. Cụ thể, 6 tháng đầu năm 2019, DXG đạt doanh thu và lợi nhuận sau thuế lần lượt là 2.341 tỷ và 556,4 tỷ đồng, tăng lần lượt 20,2% và 28,7% so với cùng kỳ, hoàn thành 46,81% và 46,37% kế hoạch 2019 mà ĐHCĐ thường niên giao.
Tương tự, 6 tháng đầu năm, doanh thu của CEO đạt 2.426 tỷ đồng, đạt hơn 70% kế hoạch năm, lợi nhuận trước thuế 306 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 226,9 tỷ đồng, đạt 51% chỉ tiêu cả năm, tăng trưởng hơn 25% so với 6 tháng đầu năm 2018.
Với SCR, quý II/2019, dự kiến sẽ ghi nhận thêm 66 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế. Lũy kế 6 tháng đầu năm 2019, dự kiến hoàn thành 45% kế hoạch lợi nhuận. Tổng số dự án mà TTC Land đã, đang bàn giao và đang triển khai là 29 dự án với 16.879 căn hộ tới từ các dòng sản phẩm Charmington, Jamona, Carillon.
Theo một số nhà đầu tư am hiểu thì các yếu tố bất lợi về thị trường chứng khoán nửa đầu năm và đặc biệt là các kế hoạch hút vốn “khủng” của các doanh nghiệp trên mới là điều khiến thị trường quay lưng.
Trong năm nay, DXG có kế hoạch tăng vốn mạnh từ 3.500 tỷ đồng lên gần 5.205 tỷ đồng thông qua thưởng cổ phiếu và phát hành thêm.
Còn CEO cũng dự kiến chào bán gần 103 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu trong quý II và III/2019 (bằng 66,7% tổng số cổ phần hiện có) với giá bán 10.000 đồng/cổ phiếu để tài trợ cho nhưng dự án trọng điểm.
Hay như KDH có kế hoạch phát hành 25% cổ phiếu thưởng và 1,5% cổ phiếu ESOP ở mức giá 15.000 đồng/cổ phiếu.
Đây thực sự là một vấn đề khá nhức nhối đặt ra khi doanh nghiệp vừa phải cân đối lợi ích hiện tại của cổ đông và bài toán tăng trưởng trong dài hạn.Và lãnh đạo các công ty này đang buộc phải tìm cách những cách thích ứng riêng để hạn chế ảnh hưởng tiêu cực tới giá cổ phiếu.
Hiện một trong những cách giải quyết đang được một doanh nghiệp có tiếng về pha loãng cổ phiếu là SCR áp dụng là tìm đến các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư tổ chức. Thông qua việc CTCP Chứng khoán Bản Việt (VCI) mua vào 19 triệu cổ phiếu SCR, tương ứng 5,6% số lượng cổ phần đang lưu hành, trạng thái cô đặc của SCR đang có sự cải thiện. SCR kỳ vọng sẽ giảm tỷ lệ cổ phiếu trôi nổi trên thị trường xuống còn từ 46% khoảng 31%.
Dù vậy, trước mắt, giá cổ phiếu SCR vẫn đang tích lũy chặt quanh mức giá 7.000 đồng/cổ phiếu. Để thị giá thực sự cải thiện như kỳ vọng như ban lãnh đạo doanh nghiệp, nhà đầu tư sẽ cần phải có thêm thời gian từ vài tháng hoặc vài quý nữa mới có câu trả lời.
Lúc 14h00 thứ Ba, ngày 30/07/2019 tại Palace Hotel Saigon, 56 – 66 Nguyễn Huệ, Q1, TP.HCM, Diễn đàn đầu tư – kinh doanh BizLIVE tổ chức tọa đàm với chủ đề: “Đón sóng cổ phiếu Bất động sản – Xây dựng cuối năm 2019″.
Tọa đàm sẽ cung cấp các thông tin diễn biến thị trường bất động sản, triển vọng đầu tư cổ phiếu nhóm ngành bất động sản – xây dựng.
Tham dự tọa đàm có ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội Bất động sản TP.HCM (HoREA); TS. Đinh Thế Hiển, chuyên gia kinh tế; TS. Bùi Quang Tín, chuyên gia tài chính; ông Trương Hiền Phương, Giám đốc CTCK KIS Việt Nam CN TP.HCM; ông Lại Đức Dương, Trưởng Bộ phận Phân tích Ngành Bất động sản, CTCK Rồng Việt…
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Mối nguy từ thị trường Mỹ và màn "ngửa bài" bất ngờ của "ông trùm" ngành tôm Việt
"Vua tôm" Lê Văn Quang tỏ ra rất tự tin khi cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP cũng sẽ dẫn đến kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Mỹ và cũng không phủ nhận việc nhập tôm từ Ấn Độ.
Thị trường bất ngờ khởi sắc trong phiên giao dịch cuối tuần. VN-Index bật tăng mạnh 10,07 điểm tương ứng 1,06% lên 958,28 điểm và HNX-Index tăng 1,18 điểm tương ứng 1,14% lên 104,21 điểm.
Trên quy mô thị trường, số mã tăng giá áp đảo hoàn toàn so với số mã giảm. Có tới 426 mã tăng, 57 mã tăng trần, gấp đôi so với 204 mã giảm và 44 mã giảm sàn.
Bên cạnh giành ưu thế về số lượng mã cổ phiếu tăng giá, VN-Index còn nhận được hỗ trợ đắc lực từ những mã vốn hoá lớn. Cụ thể, phiên này, VHM đóng góp xấp xỉ 1,9 điểm cho chỉ số chính, GAS góp vào 1,82 điểm, VIC góp vào gần 1,1 điểm; HVN, SAB, BID, MSN... cũng có ảnh hưởng tích cực.
Tuy nhiên, trong phiên hôm qua, thanh khoản vẫn rất đuối. Toàn sàn HSX có 148,03 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 3.302,11 tỷ đồng và HNX có 22,74 triệu cổ phiếu giao dịch tương ứng 270,13 tỷ đồng.
Cổ phiếu MPC của Tập đoàn thuỷ sản Minh Phú trên UPCoM hôm qua đã hồi phục rất mạnh, tăng tới 2.300 đồng tương ứng 6,82% lên 36.000 đồng sau chuỗi giảm thê thảm trước đó, đặc biệt là khi tập đoàn này dính phải cáo buộc giúp các đối tác Ấn Độ tránh thuế chống bán phá giá tại Mỹ.
Chiều qua, Minh Phú chính thức lên tiếng về vấn đề này trước báo giới, thời điểm hiện tại, tập đoàn này vẫn chưa chính thức nhận được bất kỳ thông tin hay yêu cầu nào từ Cục Hải quan và Biên phòng Hoa Kỳ (CBP) hay bất cứ cơ quan nào của Chính Phủ Mỹ liên quan đến cáo buộc né thuế chống bán phá giá. Hoạt động xuất khẩu tôm vào Mỹ vẫn được tiến hành thông quan bình thường.
Theo lãnh đạo Minh Phú, bức thư của ngài nghị sỹ LaHood chỉ đơn giản là một yêu cầu dựa trên cáo buộc từ một phía, chưa có bằng chứng và cũng không phải là một nghị quyết hay kết luận của cơ quan nhà nước về vấn đề này.
"Vua tôm" Lê Văn Quang tỏ ra rất tự tin khi cho biết, bất kỳ cuộc điều tra nào của CBP cũng sẽ dẫn đến kết luận là Minh Phú hoàn toàn không vi phạm pháp luật Mỹ. Hơn nữa, trong mọi trường hợp, Minh Phú khẳng định việc không tiếp tục sử dụng tôm nguyên liệu từ Ấn Độ sẽ không gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu (do lượng tôm nhập từ Ấn Độ chỉ chiếm tỷ trọng 10% trong tổng lương tôm đầu vào sản xuất của Minh Phú).
Theo nghi nhận của VDSC, hai ngành tăng điểm nổi bật trong phiên hôm qua là dầu khí và bất động sản. Các cổ phiếu dầu khí sau khi đã giảm sâu, được hỗ trợ bởi giá dầu thô thế giới tăng, đã có phiên bứt phá đồng loạt với GAS (3,2%), PVS (4,1%), PVD (2,4%), PVC (2,9%), PVB (1,6%)...
Một số cổ phiếu bất động sản tăng điểm vượt trội thị trường là HDC (5,9%), NLG (4,4%), NDN (4,1%), CEO (2,7%), TDH (2,5%)... Nhưng ấn tượng hơn cả là các cổ phiếu bất động sản khu công nghiệp với SZL (6,9%), SZC (6,8%), LHG (3,8%), KBC (2,1%)...
Một số cổ phiếu khác có mức tăng điểm đáng chú ý là TDM (7%), BWE (3,6%), MFS (7,2%), BMC (5,9%), SHS (5,3%), DBC (9,1%)...
Khối ngoại mua ròng nhẹ trong phiên cuối tuần với giá trị 15 tỷ đồng trên HSX, tập trung chủ yếu ở E1VFVN30 (139 tỷ đồng), VIC (11 tỷ đồng), HVN (10 tỷ đồng), NVL (7,8 tỷ đồng)... Khối nhà đầu tư này cũng bán ròng khá mạnh các cổ phiếu chủ chốt như GAS (39 tỷ đồng), HPG (31,4 tỷ đồng), VNM (30 tỷ đồng), NBB (25 tỷ đồng), VCB (21 tỷ đồng)...
Theo VDSC, phiên tăng điểm khá mạnh và trên diện rộng đã mở ra nhịp phục hồi cho các chỉ số sau nhịp giảm sâu trước đó. Trước mắt đây vẫn là nhịp tăng nhỏ trong xu thế giảm trung hạn. Nhà đầu tư có thể tận dụng để cơ cấu lại danh mục nhưng cũng cần hạn chế sự hưng phấn vì rủi ro "bulltrap" (bẫy tăng giá) chưa thể loại bỏ hoàn toàn.
Theo dự báo của BVSC, thị trường được kỳ vọng sẽ tiếp tục có diễn biến khởi sắc trong những phiên đầu tuần tới sau những nỗ lực hồi phục tương đối tích cực trong 2 phiên cuối tuần này.
Cụ thể, VN-Index được cho là sẽ hướng đến thử thách vùng kháng cự 965-970 điểm trong những phiên tới. Tại đây, BVSC để ngỏ khả năng thị trường sẽ chịu áp lực điều chỉnh trở lại khi tiếp cận vùng cản này.
Về diễn biến các nhóm ngành, dòng tiền sẽ tiếp tục tập trung luân chuyển ở các nhóm ngành được hưởng lợi từ các yếu tố vĩ mô như dệt may, bất động sản khu công nghiệp, điện, công nghệ thông tin...
Nhóm ngân hàng sẽ bước vào nhịp hồi phục ngắn. Đối với nhóm dầu khí, các cổ phiếu thuộc nhóm này có thể sẽ tiếp tục hồi phục tăng điểm trong tuần tới, dù vậy trong quá trình hồi phục, các cổ phiếu dầu khí dự kiến sẽ vấp phải các phiên rung lắc, điều chỉnh mạnh.
Nhà đầu tư có thể thực hiện nâng tỷ trọng danh mục lên mức 30-40% cổ phiếu trong giai đoạn này. Đồng thời được khuyến nghị hạn chế các hành động mua đuổi ở các mức giá cao và có thể xem xét bán giảm chốt lời khi chỉ số tiếp cận vùng kháng cự 965-970 điểm.
Theo Dân trí
Con trai bầu Thắng lộ diện vai trò tại 'trùm gỗ' Ông Võ Quốc Lợi (con trai ông Võ Quốc Thắng - bầu Thắng, Chủ tịch Đồng Tâm Group) trong ngày hôm qua đã chính thức được bầu vào Hội đồng quản trị Tập đoàn Kỹ nghệ Gỗ Trường Thành. Thị trường đóng cửa phiên giao dịch ngày 24/6 với diễn biến trái chiều trên hai sàn cơ sở. VN-Index ghi nhận tăng 3,65...