Nhiều chuyển biến tích cực trong xây dựng đời sống văn hóa ở Lai Châu
Trong năm 2020, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu bám sát chỉ đạo của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh phối hợp chặt chẽ với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh, UBND các huyện, thành phố chủ động, tích cực trong công tác tham mưu, tổ chức, quản lý, thực hiện tốt các nhiệm vụ công tác đề ra đáp ứng yêu cầu phục vụ nhiệm vụ chính trị của tỉnh.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Lai Châu đã chủ động, kịp thời triển khai, tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền phục vụ chính trị trên địa bàn tỉnh, đồng thời tham mưu cho tỉnh nhiều nội dung quan trọng mang tính cơ chế, chính sách, tạo động lực phát triển mạnh mẽ, lâu dài cho ngành; tập trung tổ chức nhiều hoạt động văn hóa, văn nghệ thiết thực chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước, của địa phương, với nhiều loại hình hoạt động phong phú và đa dạng, nhằm đáp ứng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân, góp phần thay đổi diện mạo và đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh.
Trong đó, Sở tập trung tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, tuyên truyền các ngày lễ, ngày kỷ niệm, các sự kiện lịch sử, chính trị của đất nước, của tỉnh; tuyên truyền công tác phòng, chống thiên tai, dịch bệnh; đặc biệt, chú trọng tuyên truyền Đại hội Đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu tỉnh Lai Châu lần thứ XIV(nhiệm kỳ 2020-2025), tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.
Tổng số buổi tuyên truyền về cơ sở trong năm 2020 được 625 buổi, đạt 100% kế hoạch giao; thực hiện 1.869 lượt xe cổ động mặt đường; căng treo 3.275 băng zôn, 24.793 lượt cờ; xây dựng 808 cụm pano khẩu hiệu. Tổ chức 05 cuộc triển lãm ảnh với hơn 1.020 ảnh; sáng tác 15 mẫu tranh cổ động; phối hợp hỗ trợ trang trí, phục vụ công tác thiết kế 21 mẫu ma két hội trường, sân khấu…
Tiết mục múa truyền thống dân tộc Thái của đội văn nghệ bản Hợp Nhất (xã Bản Bo) tại Lễ hội Xòe Chiêng., ảnh: Phương Thanh
Video đang HOT
Công tác hướng dẫn phong trào văn hóa, văn nghệ quần chúng ở cơ sở ngày càng được nâng cao , thông qua đó tìm ra các hạt nhân văn nghệ quần chúng, tạo nền tảng cho hoạt động văn nghệ quần chúng của tỉnh nhất là việc tham gia giới thiệu, quảng bá những nét văn hóa tiêu biểu, con người và vùng đất Lai Châu tại các sự kiện văn hóa, các hội thi cấp khu vực và toàn quốc. Tổ chức 87 chương trình/buổi biểu diễn văn nghệ tại các huyện, thành phố và hơn 700 buổi biểu diễn, giao lưu văn hóa, văn nghệ tại các cơ quan, đơn vị, các xã phương, thi trân chào mừng ky niêm cac ngay lê lơn, thu hút hàng chuc nghìn lượt người xem.
Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” được các cấp, ngành quan tâm chỉ đạo và người dân tích cực hưởng ứng thực hiện. Sở đã tập trung đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, vận động Nhân dân việc thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội, giữ gìn hiệu quả các thiết chế văn hóa; Hệ thống thiết chế văn hóa trên địa bàn tỉnh từng bước được hoàn thiện, góp phần đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, thể thao của quần chúng nhân dân trên địa bàn toàn tỉnh, người dân ngày càng thực hiện tốt nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội.
Toàn tỉnh hiện có 989 thiết chế văn hóa (trong đó có 6 nhà văn hóa cấp tỉnh, 7 nhà văn hóa cấp huyện, 93 nhà văn hóa cấp xã và 883 nhà văn hóa cấp thôn bản); ước đạt có 750/956 số bản, khu phố văn hóa; ước đạt 82.866/97.490 gia đình văn hóa; ước đạt 1.014/1057 cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa.
Công tác phòng, chống bạo lực gia đình, tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình được triển khai sâu rộng tới các xã, bản vùng sâu, vùng xa, nhận được sự đồng tình ủng hộ cao của nhân dân. Vì vậy, tỷ lệ bạo lực gia đình giảm so với năm trước; các mô hình về Phòng, chống bạo lực gia đình, tuyên truyền, giáo dục đạo đức lối sống trong gia tiếp tục được duy trì và phát huy hiệu quả tích cực, người dân ngày càng tích cực tham gia vào các hoạt động phòng, chống tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình; tình trạng vi phạm đạo đức lối sống được cải thiện đáng kể, hạnh phúc gia đình được nâng lên. Đến nay, toàn tỉnh đã xây dựng được 72 mô hình phòng chống bạo lực gia đình với: 425 Nhóm phòng chống bạo lực gia đình, 425 câu lạc bộ GĐPTBV 395 địa chỉ tin cậy tại cộng đồng dân cư; thu hút hơn 6.750 thành viên tham gia.
Bên cạnh những thành tựu trên, Công tác tham mưu, triển khai thực hiện một số nhiệm vụ trong lĩnh vực văn hóa, gia đình chưa đảm bảo về tiến độ cũng như chất lượng tham mưu; công tác xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế; công tác xây dựng kế hoạch, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của ngành còn một số hạn chế nhất định, chưa đáp ứng yêu cầu thực tế;…
Huyện Nậm Nhùn (Lai Châu) tổ chức nhiều hoạt động giữ gìn bản sắc văn hóa của các dân tộc thông qua các Lễ hội, ảnh: Hoài Dương
Trong những năm tới, để tiếp tục thúc đẩy hoạt động văn hóa trên địa bàn. Ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Lai Châu tập trung triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt các chỉ thị, nghị quyết, kết luận, đề án, quy hoạch, kế hoạch của Trung ương, Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh bảo đảm tiến độ, chất lượng; Tập trung nâng cao chất lượng nội dung và hình thức hoạt động thông tin, tuyên truyền nhất là hoạt động thông tin tuyên truyền lưu động nhằm tuyên truyền có hiệu quả về đường lối, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
Tiếp tục tổ chức tốt các hoạt động văn hóa cơ sở, nâng cao chất lượng quản lý và hoạt động của hệ thống thiết chế văn hóa. Đẩy mạnh việc thực hiện Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh; Thực hiện tốt công tác truyền thông về công tác gia đình trên địa bàn tỉnh; tiếp tục hưởng ứng, phát động thực hiện Chiến, chương trình hành động quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình, chương trình giáo dục đời sống gia đình trên địa bàn tỉnh.
Tích cực tuyên truyền xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
Gia đình là tế bào của xã hội. Trong xu thế hiện đại, việc xây dựng những "tế bào" lành mạnh cho xã hội là một trong những vấn đề được Đảng, nhà nước và chính quyền địa phương các cấp đặc biệt quan tâm.
Tiếp tục triển khai thực hiện quan điểm "Xây dựng gia đình là vấn đề lớn, hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại", An Giang đã tập trung lãnh, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả các chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước về công tác gia đình.
Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thực sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội. Nâng cao nhận thức về vai trò, vị trí, trách nhiệm của gia đình và cộng đồng trong việc thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật về hôn nhân và gia đình, bình đẳng giới, tăng cường phòng, chống bạo lực gia đình, phòng ngừa, ngăn chặn các tệ nạn xã hội xâm nhập vào gia đình.
Đến nay, toàn tỉnh duy trì hơn 618 câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, 511 nhóm phòng, chống bạo lực gia đình, 380 địa chỉ tin cậy cộng đồng tại các huyện và xã, phường, thị trấn, góp phần làm giảm các vụ bạo lực gia đình... Mô hình phòng, chống bạo lực gia đình ở huyện, thị xã, thành phố đang được duy trì, tập trung củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động, tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ định kỳ mỗi tháng 1 lần.
Tiếp tục xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình "Ngăn ngừa, giảm thiểu tác hại của bạo lực trên cơ sở giới" tại các địa phương và củng cố, nâng chất mô hình "Xây dựng, sửa đổi quy ước, hương ước đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới" tại 156 xã, phường, thị trấn...
Triển khai kế hoạch thực hiện dự án "Đấu tranh phòng, chống tội phạm xâm hại trẻ em, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và phòng, chống bạo lực gia đình, mua bán người"...
Tuyên truyền xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ và hạnh phúc
Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch vừa tổ chức hội thi văn nghệ gia đình hạnh phúc tỉnh An Giang lần VI - 2020 với chủ đề: "Hạnh phúc gia đình - Yêu thương và chia sẻ". Hoạt động nhằm tiếp tục thực hiện "Chiến lược phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn 2030" trên địa bàn tỉnh An Giang; đồng thời thực hiện chương trình giáo dục đời sống trong gia đình đến năm 2020 của tỉnh gắn với kế hoạch thực hiện đề án tuyên truyền, giáo dục đạo đức, lối sống trong gia đình, phòng, chống bạo lực gia đình.
Có 11 đội từ 11 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh tham gia hội thi. Bằng các loại hình nghệ thuật, các đội tranh tài 3 nội dung: kiến thức, năng khiếu và thuyết trình có nội dung liên quan công tác phòng, chống bạo lực gia đình.
Hội thi nhằm nâng cao nhận thức của các cấp, ngành và nhân dân về thực hiện Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa - văn nghệ, nâng cao đời sống tinh thần cho nhân dân góp phần giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình Việt Nam. Là dịp để các gia đình có cơ hội giao lưu học hỏi kiến thức, kỹ năng ứng xử các tình huống trong gia đình.
Đồng thời, tuyên truyền các văn bản quản lý nhà nước về công tác phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình hạnh phúc; khuyến khích các gia đình tham gia, xây dựng, nâng cao chất lượng câu lạc bộ gia đình phát triển bền vững, xây dựng gia đình hạnh phúc...
Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch Trương Bá Trạng cho biết, hội thi là hoạt động chuyên môn quan trọng của công tác gia đình cấp tỉnh và huyện, thị xã, thành phố nhằm nâng cao kỹ năng, kiến thức về phòng, chống bạo lực gia đình, xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc và phát triển. Đồng thời, đây còn là sân chơi bổ ích góp phần nâng cao đời sống tinh thần cho các thí sinh, giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa gia đình.
Hòa nhạc giao hưởng chung tay xóa bỏ định kiến giới Tối 27-11, chương trình hòa nhạc giao hưởng "Là con gái để tỏa sáng" với phần trình diễn của các nữ nghệ sĩ Việt Nam trẻ tuổi và tài năng đã được tổ chức tại Nhà hát Lớn Hà Nội. Sự kiện do Quỹ dân số Liên hợp quốc (UNFPA) phối hợp Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Dàn nhạc Giao...