Nhiều cảnh sát cầm cố cả giấy chứng minh công an nhân dân để vay tiền
Tin tưởng những cảnh sát dùng giấy chứng minh công an nhân dân để vay tiền, anh Phi đưa họ hàng trăm triệu đồng nhưng đến hạn trả mà chủ nợ vẫn chưa đòi được tiền.
Trao đổi với Zing.vn ngày 17.3, đại tá Nguyễn Phấn Khởi, Trưởng Công an thị xã Duyên Hải ( Trà Vinh), cho biết ông đang động viên những cảnh sát vay tiền của người dân phải sớm có phương án trả nợ. Đối với những cán bộ, chiến sĩ dùng chứng minh công an để vay tiền, đơn vị sẽ xử lý kỷ luật theo quy định của ngành.
“Chúng tôi đã thông báo cho cha mẹ các em vay tiền để gia đình biết. Việc dùng chứng minh công an để đi vay tiền là sai”, đại tá Khởi nói.
‘Cắm’ cả thẻ Đảng để vay tiền
Theo trình bày của anh Phi (tên các nhân vật trong bài đã được thay đổi, ở phường 1, thị xã Duyên Hải), ngày 1.2, trung úy Nguyễn, công tác tại Đội CSGT Công an thị xã Duyên Hải, đến nhà anh để hỏi vay 330 triệu đồng với mục đích “đảo nợ vay ngân hàng”. Viên CSGT viết biên nhận, cam kết 2 ngày trả tiền cho anh Phi nhưng sau đó bội tín.
Biên nhận vay tiền của trung úy CSGT và chứng minh công an nhân dân được anh này cầm cố. Ảnh: Việt Tường
“Quá hạn vài ngày thì tôi gọi điện đòi tiền nhưng anh Nguyễn nói không có điều kiện trả. Lần đòi tiền nào anh ấy cũng hứa 10 ngày sẽ trả nhưng nhiều lần như vậy rồi, vẫn không thấy anh ấy thực hiện. Khi vay tiền, anh Nguyễn có đưa tôi giữ giấy chứng minh công an”, anh Phi kể.
Video đang HOT
Ngoài trung úy Nguyễn, anh Phi còn giữ nhiều chứng minh công an của nhiều cán bộ, chiến sĩ công tác tại Công an thị xã Duyên Hải, PA72 Công an Trà Vinh và Trại giam Bến Giá (thuộc Tổng cục VIII Bộ Công an, đóng tại Duyên Hải). Những người này có quan hệ tín dụng với anh Phi và họ đưa “thẻ ngành” cho chủ nợ để làm tin.
Quá trình xác minh đơn tố giác của anh Phi, phóng viên còn phát hiện ngoài giấy chứng minh công an nhân dân, một số cảnh sát còn dùng cả thẻ Đảng viên để vay tiền. Trong đó có một sĩ quan cấp úy giao cho người vay cùng lúc hai loại giấy tờ này. Khi tổ chức kiểm tra thì viên cảnh sát xin nhận lại giấy gốc rồi photocopy, ký tên lên bản “ sao y bản chính” để đưa cho chủ nợ.
Chủ nợ tố cáo hành vi ‘lạm dụng tín nhiệm’
Theo đơn tố cáo của người cho vay, trung úy Nguyễn nói dùng tiền để “đảo nợ vay ngân hàng”. Điều này có nghĩa là sau đó anh Nguyễn sẽ được nhà băng cho vay lại và có điều kiện trả nợ cho anh Phi.
Đội CSGT Công an thị xã Duyên Hải, nơi trung úy Nguyễn công tác. Ảnh: Việt Tường
“Có thể anh Nguyễn không ‘đảo nợ vay ngân hàng’ mà sử dụng vào mục đích khác nên không có tiền trả cho tôi. Nếu dùng tiền sai mục đích đưa ra để vay được tiền của tôi, rồi không trả nợ thì anh ấy có dấu hiệu Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Anh Huỳnh cũng tương tự như vậy”, anh Phi trình bày với Zing.vn.
Trao đổi với phóng viên, trung úy Nguyễn nói đang nghỉ phép để về quê “chạy” tiền trả nợ. CSGT này cho rằng lý do bội tín với anh Phi là gia đình khó khăn, hẹn 10 ngày nữa sẽ thực hiện xong nghĩa vụ của người vay để lấy lại giấy chứng minh công an.
Tương tự, trung úy Huỳnh cũng thừa nhận nợ anh Phi hàng trăm triệu đồng và chưa có khả năng chi trả.
“Ở đây không riêng tôi, mà có nhiều người đang nợ anh Phi. Tôi thì không có đưa anh ấy chứng minh công an”, viên cảnh sát hình sự nói.
Biên nhận của viên cảnh sát hình sự. Ảnh: Việt Tường
Theo đại tá Nguyễn Phấn Khởi, đơn vị có nhận được đơn tố cáo của anh Phi. Tuy nhiên, việc này là giao dịch dân sự, những người vay mượn tiền thì phải trả cho anh Phi. Trường hợp bên vay không trả thì chủ nợ kiện ra tòa để cơ quan xét xử phán quyết.
Luật sư Nguyễn Văn Đức (Đoàn Luật sư TP.Cần Thơ) cho rằng giao dịch cầm cố thẻ ngành giữa công an với anh Phi là nhằm để đảm bảo khoản vay. Đây là giao dịch dân sự, nếu một trong các bên vi phạm giao kết thì bên còn lại có quyền yêu cầu cơ quan chức năng giải quyết.
“Chứng minh công an dùng để thế chấp trong trường hợp này có ý nghĩa tín chấp hơn ý nghĩa giá trị. Việc dùng thẻ ngành sử dụng vào mục đích này rất phản cảm và sẽ ảnh hưởng đến hình ảnh Công an Nhân dân”, luật sư Đức nói.
Theo Việt Tường (Zing)
2 cán bộ kiểm lâm ở Nghệ An bị bắt
Liên quan vụ lâm tặc chặt phá 189 cây pơ mu quý hiếm, 2 cán bộ kiểm lâm tại Nghệ An đã bị bắt.
Đại tá Nguyễn Xuân Thiêm (Trưởng phòng Cảnh sát kinh tế, Công an Nghệ An) cho hay, chiều 28.12, cơ quan điều tra khởi tố bị can với Nguyễn Văn Cường (46 tuổi) và Nguyễn Viết Kiên (48 tuổi, đều cán bộ Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương) về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng, theo Điều 285, Bộ luật Hình sự 1999.
Theo đại tá Thiêm, hai bị can được xác định liên quan tới vụ án phá rừng nghiêm trọng xảy ra tại huyện Tương Dương với gần 189 cây pơ mu bị chặt, tổng khối lượng gần 300m3.
Thời điểm xảy ra phá rừng, ông Kiên là kiểm lâm địa bàn xã Tam Hợp, còn ông Cường là kiểm lâm địa bàn xã Lưu Kiền.
Tháng 3, cơ quan điều tra huyện khởi tố vụ án vi phạm các quy định về khai thác bảo vệ rừng. Xác định vụ án vượt thẩm quyền, công an huyện chuyển hồ sơ cho Phòng Cảnh sát kinh tế Công an tỉnh thụ lý.
Hiện trường vụ chặt phá 189 cây pơ mu tại Tương Dương bị phát hiện hồi tháng 2.
Liên quan vụ án, hơn 10 ngày trước, nhà chức trách đã khởi tố, bắt Dương là Phan Văn Trung (47 tuổi) và Lê Đình Quyết (39 tuổi) đều là trạm trưởng quản lý bảo vệ rừng tại huyện Tương Dương cùng về tội Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Tại kỳ họp thứ 5, khóa 17, HĐND tỉnh Nghệ An hôm 19.12 vừa qua, Giám đốc Công an Nghệ An Nguyễn Hữu Cầu cho hay để bảo vệ rừng, cơ quan công an sẽ mạnh tay xử lý, làm rõ trách nhiệm của chính quyền xã, kiểm lâm và biên phòng.
Theo Danviet
Vụ 189 cây Pơ Mu bị đốn hạ: Thêm 2 cán bộ kiểm lâm bị khởi tố Liên quan đến vụ 189 cây Pơ Mu quý hiếm bị đốn hạ tại khu vực rừng Tương Dương, Nghệ An, chiều ngày 28/12, phòng PC46 Công an tỉnh Nghệ An đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can thêm 2 kiểm lâm Tương Dương. Chiều 28/12, trao đổi với PV Dân trí, Hạt trưởng Hạt kiểm lâm huyện Tương Dương (Nghệ...