‘Nhiều cán bộ bị băng sản xuất xăng giả mua chuộc’
Theo Giám đốc Công an Vũ Hồng Văn, nhiều cán bộ phòng chống buôn lậu đã bị nhóm sản xuất xăng giả Phan Thanh Hữu mua chuộc, để bảo kê suốt thời gian dài.
Thông tin về đường dây sản xuất 200 triệu lít xăng giả do ông Phan Thanh Hữu (64 tuổi, ở TP HCM) và Nguyễn Hữu Tứ (64 tuổi, quê Vĩnh Long) cầm đầu được thiếu tướng Vũ Hồng Văn nói tại Hội nghị toàn quốc các cơ quan nội chính triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng, ngày 15/9.
Đây là vụ án được Ban chỉ đạo Trung ương Phòng chống tham nhũng đưa vào diện theo dõi, chỉ đạo.
Theo ông Văn, tại giai đoạn một của chuyên án, Công an tỉnh Đồng Nai đã khởi tố hơn 70 người, đang phối hợp với Cục Điều tra Hình sự Bộ Quốc phòng để điều tra 13 bị can thuộc thẩm quyền của cơ quan này.
Để hoạt động với quy mô lớn, băng nhóm này đã mua chuộc nhiều người trong cơ quan phòng chống tội phạm và buôn lậu trên biển tại nhiều vùng, tỉnh thành. Từ đó, những cán bộ này đã bảo kê, bao che cho đường dây buôn lậu, làm xăng giả hoạt động. “Hơn 200 triệu lít xăng giả, kém chất lượng đã được nhóm này đưa ra thị trường, thu lợi bất chính hàng nghìn tỷ đồng”, ông Văn nói.
Thiếu tướng Vũ Hồng Văn trong buổi họp Tỉnh ủy Đồng Nai, đầu tháng 9. Ảnh: Phước Tuấn
Công an Đồng Nai phát hiện đường dây buôn lậu, sản xuất xăng giả quy mô lớn sau tố giác của người dân về việc mua phải xăng kém chất lượng. Quá trình điều tra xác định, băng nhóm này đã thành lập nhiều công ty vận chuyển, mua bán xăng dầu để làm bình phong; thuê các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông và đầu tư xây dựng cơ sở vật chất hiện đại… để phục vụ hành vi phạm tội.
Video đang HOT
Thiếu tướng Văn cho biết, băng nhóm này đã mua các tàu viễn dương có tải trọng 3.000-5.000 tấn, giao dịch mua xăng lậu, xăng giả từ nước ngoài về rồi vận chuyển về phao số 0. Tại đây, nhân viên sẽ sử dụng các loại hóa chất, bột màu pha chế thành xăng giả RON A95, sau đó vận chuyển đến ụ nổi giữa lòng sông Hậu thuộc tỉnh Vĩnh Long tập kết.
Từ ụ nổi này, xăng lậu, giả lần lượt bơm qua các tàu thủy đem về các kho chứa dọc theo các tuyến đường sông rồi cấp cho các xe bồn chở đi tiêu thụ tại các tỉnh phía Nam.
Tối 6/2, với sự hỗ trợ của Cục cảnh sát Hình sự (C02, Bộ Công an) hơn 500 trinh sát từ nhiều hướng bất ngờ ập vào ụ nổi giữa sông Hậu, bắt quả tang nhiều người đang pha chế xăng giả. Cùng lúc, 13 địa điểm khác ở Đồng Nai, TP HCM, Long An, Bà Rịa – Vũng Tàu… cũng bị khám xét, hàng loạt người liên quan bị bắt. Mở rộng chuyên án, Công an Đồng Nai khởi tố hơn 70 bị can, thu giữ nhiều giấy tờ, tang vật liên quan, hàng chục cây xăng, kho bãi bị niêm phong.
Thiếu tướng Văn (thứ 3 từ trái qua) chỉ đạo công tác khám xét tại Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Vân Trúc, Bình Dương hồi tháng 3. Ảnh: Thái Hà
Hồi tháng 3, thiếu tướng Tô Ân Xô (Chánh Văn phòng Bộ Công an) cho biết, chuyên án gặp nhiều khó khăn trong phá án do có nhiều cá nhân “bảo kê”. Những kẻ phạm tội có nhiều thủ đoạn như tiêu hủy chứng cứ, chống lại cơ quan điều tra, hoặc đưa hối lộ với thủ đoạn khác nhau.
“Ví dụ như hối lộ thì không gặp trực tiếp mà quy định một điểm hộp thư chết. Hàng tháng, một người đưa cục tiền đến và người khác sẽ nhận, hoặc sử dụng tài khoản thông nhau, người này lập tài khoản, người kia có thể rút tiền…”, ông Xô nói.
Do vụ án có tính chất đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp nên Công an Đồng Nai chưa kết thúc điều tra.
Hãy để sự thật cất lời
Sự việc quân nhân Trần Đức Đô ở Trường Quân sự Quân khu 1 chết bất thường đang được 5 đơn vị tiến hành điều tra.
Các đơn vị đang vào cuộc gồm: Phòng Điều tra hình sự Quân khu 1, Cục Điều tra hình sự (Bộ Quốc phòng), Cục Bảo vệ an ninh quân đội (Bộ Quốc phòng), Viện Pháp y quân đội và Công an tỉnh Thái Nguyên.
Nên gọi đây là vụ quân nhân chết bất thường.
Bất thường, vì đây là tân binh, chết trong giờ hành chính, khi đơn vị đang huấn luyện, trong khu vực thao trường dã ngoại, địa bàn đơn vị đang kiểm soát; và ngay từ đầu, giữa gia đình và đơn vị có phát ngôn khác nhau.
Gia đình tổ chức tang lễ cho quân nhân Trần Đức Đô chiều 1/7 tại thôn Đa Hội, phường Châu Khê, thị xã Từ Sơn, Bắc Ninh. Ảnh: Nhị Tiến
Trong trường hợp cái chết này, ngay lúc này, ai đó nói quân nhân Trần Đức Đô chết do nguyên nhân nào, đều là vội vàng, chủ quan, và rất dễ vi phạm luật tố tụng. Bởi đây là vụ việc nghiêm trọng, một cái chết bất thường, có nhiều nghi vấn; đặc biệt, cơ quan chức năng đang trong quá trình điều tra.
Khi cơ quan chức năng đang trong quá trình điều tra, những nội dung khám nghiệm hiện trường, dựng hiện trường, thực nghiệm điều tra... chưa hoàn tất, chưa có kết luận chính thức, thì mọi suy đoán, suy luận, thậm chí, đi xa hơn, thay cơ quan điều tra kết luận, đều không được phép.
Nó sẽ tác động tiêu cực đến tính khách quan, tuân thủ sự thật của pháp luật; nó không có lợi trong việc trấn an dư luận, tạo đồng thuận xã hội, điều rất nên chú ý trong những vụ việc như thế này.
Lúc này, dư luận cần nghe thông tin chuẩn xác từ cấp đơn vị trực tiếp quản lý quân nhân, tiểu đội, trung đội, đại đội.
Vụ quân nhân chết bất thường là nỗi đau, trước hết cho gia đình quân nhân, đơn vị, đồng đội, thêm nữa, quân đội, cộng đồng xã hội. Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ, huống hồ sinh mạng một quân nhân, từng tự nguyện viết đơn xin nhập ngũ, được đánh giá là quân nhân tu dưỡng tốt, được chọn đi học lớp tiểu đội trưởng!
Cái chết bất thường, nhưng đừng để vụ việc thành phức tạp, nghiêm trọng.
Trong chế độ ta, môi trường xã hội, môi trường quân đội là rất ưu việt, tốt đẹp, nhưng không hoàn toàn vô trùng, vô nhiễm. Trong cuộc sống này, chuyện gì cũng có thể xảy ra. "Lò" đốt tiêu cực mà Tổng bí thư của Đảng nhóm lên từ nhiều năm qua vẫn thường xuyên đỏ lửa!
Vậy thì, đừng ngại ngần, hãy để sự thật cất tiếng nói!
Biết đâu, đây là cơ hội, để Quân đội càng xứng đáng là Quân đội Nhân dân, để Nhân dân thêm tin yêu Quân đội từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu!
4 cơ quan đang điều tra làm rõ vụ quân nhân nghĩa vụ tử vong Theo đại diện Quân khu 1 (Bộ Quốc phòng), có 4 đơn vị đang tham gia điều tra nguyên nhân quân nhân Trần Đức Đô tử vong trong quá trình huấn luyện trên thao trường thuộc tỉnh Thái Nguyên. Lễ tang quân nhân Trần Đức Đô - Ảnh: M.T. Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 1-7, đại tá Nguyễn Xuân Thìn -...