Nhiều bệnh viện ở miền Trung thiếu máu trầm trọng
Do ảnh hưởng của mưa bão và lũ lớn từ ngày 8 đến 22-10, nhiều bệnh viện tại các tỉnh ở miền Trung: Thừa Thiên-Huế, Quảng Bình, Quảng Trị đang có nguy cơ thiếu máu điều trị cho người bệnh.
TS Đồng Sỹ Sằng (ngoài cùng bên phải) tại buổi hiến máu của Bệnh viện Trung ương Huế.
Theo TS Đồng Sỹ Sằng, Phó giám đốc phụ trách Trung tâm Huyết học – Truyền máu, Bệnh viện Trung ương Huế cho biết, mỗi tháng, trung bình trung tâm cần khoảng 5.000 đơn vị máu để cung cấp cho các bệnh viện trong khu vực, nhưng dự kiến chỉ có thể cung cấp tối đa 3.500 đơn vị trong tháng 10 này dù đã hoãn tối đa các trường hợp mổ phiên cần sử dụng máu. Tính đến thời điểm này máu của trung tâm đang lưu trữ chỉ đủ cung cấp cho các bệnh viện trong khoảng 7-10 ngày.
Là đơn vị thường xuyên được cung cấp máu từ Bệnh viện Trung ương Huế, Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới (tỉnh Quảng Bình) cũng gần như phải “tự lực cánh sinh” trong suốt mấy tuần qua để đảm bảo cung cấp đủ máu cho người bệnh. Nhiều nơi tại Đồng Hới và Thừa Thiên-Huế ngập nặng dẫn đến không thể tổ chức hiến máu.
Video đang HOT
Nhiều nhân viên y tế của Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam – Cuba Đồng Hới hiến máu và hiến tiểu cầu trong tháng 10 vừa qua.
Chia sẻ với các bệnh viện và cơ sở truyền máu khu vực miền Trung, bác sĩ Phạm Tuấn Dương, Phó viện trưởng Viện Huyết học – Truyền máu Trung ương, Phụ trách Trung tâm Máu quốc gia cho biết, bệnh viện sẵn sàng cung cấp máu cho các tỉnh miền Trung nếu tình trạng thiếu máu vẫn còn trầm trọng do ảnh hưởng của bão lũ, vượt quá khả năng đáp ứng của địa phương.
Con người sẽ không thể tự miễn dịch với virus SARS-CoV-2?
Con người có thể không bao giờ phát triển khả năng miễn dịch với SARS-CoV-2, theo nghiên cứu mới về kháng thể của các nhà khoa học Mỹ và Trung Quốc.
Các nhà khoa học đã phân tích dữ liệu và xem xét rằng, liệu nhân viên y tế tại các bệnh viện ở thành phố Vũ Hán, những người tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc Covid-19 ở giai đoạn đầu của đợt bùng phát đã phát triển các kháng thể hay chưa.
Virus SARS-CoV-2 dưới kính hiển vi. Ảnh: AP
Kết quả cho thấy, ít nhất 1/4 trong số hơn 23.000 mẫu nghiên cứu có thể đã bị nhiễm SARS-CoV-2, tuy nhiên, chỉ có 4% trong số này đã phát triển các kháng thể chống lại virus vào đầu tháng 4.
Nhiều biện pháp chống đại dịch đang được các quốc gia thực hiện với giả định rằng, những người mắc Covid-19 sẽ tạo ra kháng thể bảo vệ họ không tái nhiễm virus. Thậm chí, một số quốc gia đang xem xét cấp giấy chứng nhận miễn dịch cho những người đã từng mắc Covid-19 và khuyến khích các bệnh nhân đã phục hồi hiến huyết tương để phục vụ cho quá trình thử nghiệm vaccine.
Tuy nhiên, nghiên cứu mới ở Vũ Hán cho thấy không phải ai mắc Covid-19 cũng tạo ra kháng thể hoặc sản sinh kháng thể lâu dài. Kháng thể là các phân tử được tạo ra bởi hệ thống miễn dịch để liên kết với protein tăng đột biến của virus và ngăn chặn nó xâm nhập các tế vào. Một số kháng thể như immunoglobulin G (IgG) có thể tồn tại trong cơ thể trong một thời gian dài, chúng được tìm thấy ở những bệnh nhân hô hấp cấp tính nặng (SARS) 12 năm sau khi họ mắc bệnh và hồi phục.
Bác sĩ Wang Xinhuan tại Bệnh viện Trung Nam của Đại học Vũ Hán, trưởng nhóm nghiên cứu và các nhà khoa học từ Đại học Texas, Galveston (Mỹ) đã xem xét các mẫu xét nghiệm và phát hiện ra rằng, 4% nhân viên y tế và 4,6% nhân viên tại bệnh viện đa khoa Vũ Hán có kháng thể IgG.
Nghiên cứu trước đó cho thấy 2,5% nhân viên ở bệnh viện Vũ Hán đã mắc Covid-19 khi dịch bệnh bùng phát, nhưng các nhà khoa học ước tính rằng tỷ lệ lây nhiễm thực sự của nhóm đối tượng này có thể lên tới 25%.
Có một số người bị bệnh nhẹ hoặc không xuất hiện triệu chứng khi mắc Covid-19, thậm chí có thể họ còn không biết mình đang nhiễm virus. Trước khi virus SARS-CoV-2 được xác nhận có lây truyền từ người sang người vào cuối tháng 1, nhiều bác sĩ và y tá ở Vũ Hán đã không mặc đồ bảo hộ khi điều trị cho bệnh nhân.
"Những bác sĩ và y tá này đã mắc Covid-19 và họ đã chống lại virus bằng hệ miễn dịch", ông Wang nói.
Các nhà nghiên cứu cho rằng, những bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng rõ ràng có xu hướng tạo ra kháng thể nhiều hơn bệnh nhân không xuất hiện triệu chứng.
"Các xét nghiệm kháng thể có thể không đủ để biết liệu một người đã bị nhiễm virus hay chưa. Sự xuất hiện của các kháng thể như IgG có thể không đủ để cung cấp khả năng miễn dịch sau này. Ý tưởng về giấy chứng nhận miễn dịch cho bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi là không khả thi", ông Wang cho biết.
Wu Yingsong, Giám đốc nghiên cứu kỹ thuật kháng thể tại Đại học Y khoa phía Nam ở Quảng Châu cho biết, phát hiện của nhóm nghiên cứu Vũ Hán nên được xem xét cẩn thận. Ông lưu ý rằng, hầu hết các xét nghiệm kháng thể chỉ tiến hành trong một vài tháng nên có thể cho kết quả không chính xác. "Vẫn còn rất nhiều điều cơ bản về virus SARS-CoV-2 mà chúng ta chưa hiểu được", ông Wu nói./.
Giảm nhiệt cho người bệnh trong đợt nắng cao điểm Đẩy thời gian đón tiếp lên sớm, bổ sung thêm các bàn tư vấn, khám bệnh, tăng điều hòa và quạt tại khu khám bệnh, cung cấp nước uống miễn phí... là các biện pháp mà nhiều bệnh viện triển khai để góp phần giảm nhiệt cho người bệnh khi đến khám, chữa bệnh tại bệnh viện trong đợt cao điểm nắng nóng....