Nhiều bệnh nhi nghèo được phẫu thuật dị tật tay miễn phí
Bác sĩ Stéphane Guero (người được mệnh danh là phù thuỷ của bàn tay, một trong những thành viên sáng lập của Viện Phẫu thuật bàn tay Pháp) đã đến Việt Nam và thăm khám 45 trường hợp, phẫu thuật cho 15 bé bị dị tật bàn tay nặng.
Bé gái chào đời nặng 5,2 kg
Bác sĩ làm giả giấy tờ hành nghề
Trong lần trở lại này tại bệnh viện FV (TPHCM), bác sĩ Stéphane Guero (người được mệnh danh là phù thuỷ của bàn tay, một trong những thành viên sáng lập của Viện Phẫu thuật bàn tay Pháp) cũng đã phẫu thuật cho những trường hợp cần được theo dõi và điều trị sau lần phẫu thuật trước đó vào tháng 5/2019 do các dị tật phức tạp không thể thực hiện trong một lần.
Trong số đó có trường hợp của hai anh em Tạ Minh Trí (13 tuổi) và Tạ Minh Tài (10 tuổi) sinh sống tại Sóc Trăng. Lúc nhỏ, gia đình trải qua một trận hỏa hoạn khiến hai em bị bỏng nặng. Gân tay, gân chân co rút lại tạo thành dị tật gây khó khăn khi vận động. Do thời gian bị bỏng khá lâu các vết sẹo co rút đã liền da nên việc chữa trị phải trải qua nhiều giai đoạn.
bác sĩ Stéphane Guero đang tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.
Video đang HOT
Cụ thể, tháng 5/2019 bác sĩ Stéphane Guero giúp em Minh Trí phẫu thuật bàn tay và phần cổ tay bị co rút gân, giúp em Minh Tài điều trị dị tật một tay và một chân bị co rút cơ gân. Đến nay, ông tiếp tục giúp Minh Trí phẫu thuật một bàn chân bị co rút và em Minh Tài thoát khỏi dị tật ở bàn chân còn lại. Bác sĩ Stéphane Guero cho biết, ông sẽ tỉ mỉ ghép da lấy từ bụng để trả lại vẻ ngoài cho hai em gần như bình thường.
Bên cạnh đó, bác sĩ Stephan Guero cũng phẫu thuật cho những ca mới, trong đó có em L.T.H.C (16 tuổi, Hải Phòng) có bàn tay trái bị dị tật, dính liền 3 ngón từ ngón giữa đến ngón út, riêng ngón trỏ bị phình to. Mang dị tật ở độ tuổi thiếu nữ khiến em luôn mặc cảm, lúc nào cũng giấu bàn tay trong ống tay áo. Thậm chí, em đã bật khóc khi có người thăm hỏi đến bàn tay em. Dị tật bàn tay nói chung hay cụ thể hơn là tay bị thiếu ngón, dính ngón,… không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, sinh hoạt mà còn gây tự ti, ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đối với trẻ. Do đó ngoài mục tiêu chính là phục hồi chức năng hoạt động của bàn tay, bác sĩ Stéphane Guero còn đặc biệt chú trọng tạo hình thẩm mỹ cho các trẻ em.
Dị tật bàn tay nói chung hay cụ thể hơn là tay bị thiếu ngón, dính ngón,… không chỉ gây ảnh hưởng đến chức năng cầm nắm, sinh hoạt mà còn gây tự ti, ảnh hưởng tâm lý nghiêm trọng đối với trẻ.
Ông nói: “Nếu sở hữu một bàn tay xấu xí sẽ khiến các em xấu hổ. Đôi bàn tay đẹp sẽ giúp các em tự tin, tự do dùng tay để biểu đạt cảm xúc của mình. Vì vậy, tôi luôn cố gắng hết sức để các em không gặp bất kỳ rào cản nào”.
Trong năm 2019, bác sĩ đã khám và điều trị cho 15 trẻ em do Quỹ từ thiện Nâng bước tuổi thơ tiếp nhận. Toàn bộ ca bệnh của các bé đều được điều trị và chăm sóc tại Bệnh viện FV theo đúng tiêu chuẩn quốc tế như những bệnh nhân bình thường khác. Ngoài ra, các em còn được sự hỗ trợ chi phí ăn ở, đi lại trong suốt quá trình điều trị.
YẾN NHI
Theo tienphong.vn
"Lên đời" nhan sắc: Điểm mặt nghìn lẻ một những tai biến
Những tiến bộ trong lĩnh vực thẩm mỹ ít xâm lấn hay da liễu thẩm mỹ trong khoảng một thập kỷ qua đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các thủ thuật thẩm mỹ thế nhưng nó cũng dẫn đến không ít rủi ro khi làm đẹp ở những cơ sở không đảm bảo chuyên môn.
Suýt mù vì tiêm fille
Cách đây ít ngày Bệnh viện Da liễu lại tiếp nhận thêm một trường hợp bị biến chứng tắc mạch sau tiêm chất làm đầy (filler), Bác sĩ Nguyễn Hồng Sơn, Khoa Phẫu thuật, Tạo hình Thẩm mỹ và phục hồi chức năng của bệnh viện cho biết bệnh nhân được tiêm filler tại một cơ sở spa để tạo hình mũi và môi. Thế nhưng sau tiêm, bệnh nhân bị sưng môi, giảm thị lực mắt trái và đau nửa đầu. Lúc này bệnh nhân mới đến bệnh viện cầu cứu bác sĩ. Giới chuyên môn cảnh báo, xung quanh trán, gốc mũi là nơi rất nhiều mạch máu, mạch máu này thông với mạch máu của mắt, não, chính vì vậy bơm áp lực rất mạnh có thể ẩn filler đó vào trong các mạch máu và filler đi đến đâu gây tắc mạch, dẫn tới những hậu quả không lường trước được. Vì filler đi không đúng còn vào mạch máu và chớm lên não, gây ra co giật, hôn mê sau khi tiêm. Đặc biệt là filler trôi nổi, không nguồn gốc, gây biến chứng nặng nề.
Một trường hợp biến chứng sau khi làm đẹp da tại cơ sở spa
Theo PGS-TS Nguyễn Văn Thường, Giám đốc Bệnh viện Da liễu Trung ương, xu hướng làm đẹp không xâm lấn, ít xâm lấn hay còn gọi không "dao kéo" ngày càng được ưa chuộng chính vì thế phẫu thuật thẩm mỹ là mảnh đất màu mỡ để không ít người khai thác. Ước tính cả nước có đến hàng chục nghìn spa và hàng nghìn thẩm mỹ viện trên toàn quốc. Điều đáng lo ngại, ở những cơ sở làm đẹp đơn thuần không đủ bảo đảm các tiêu chuẩn: diện tích, ánh sáng, điều kiện vô khuẩn, không đủ phương tiện y tế cần có... nên dễ gây biến chứng. "Hầu như ngày nào Bệnh viện Da liễu Trung ương cũng tiếp nhận và xử lý cho những nạn nhân từ những cơ sở spa hay thẩm mỹ thậm chí cả những trường hợp làm đẹp ở nước ngoài nhưng về nước thì bị biến chứng rất nặng nề. Nếu so với việc phẫu thuật làm đẹp từ đầu, thì việc sửa chữa lỗi do thẩm mỹ phức tạp gấp nhiều lần. Bệnh nhân không chỉ tốn kém tiền bạc, suy giảm sức khỏe mà việc giải quyết hậu quả của những biến chứng do hút mỡ bụng, nâng ngực, nâng mũi, độn cằm, trẻ hoá da... đôi khi cũng không thể giúp bệnh nhân trở lại hình dáng như ban đầu"- PGS Thường cảnh báo.
Cùng quan điểm này, bác sĩ Nguyễn Trọng Hào, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết tiến bộ trong lĩnh vực thẩm mỹ nội khoa (thẩm mỹ không xâm lấn/ít xâm lấn) hay da liễu thẩm mỹ trong khoảng một thập kỷ qua đã dẫn đến sự gia tăng đáng kể các thủ thuật thẩm mỹ. Theo thống kê của Hội Phẫu thuật thẩm mỹ Hoa Kỳ, tốp 5 trong số những thủ thuật thẩm mỹ không xâm lấn/ít xâm lấn được thực hiện nhiều nhất tại Hoa Kỳ năm 2017 là tiêm botulinum toxin, tiêm chất làm đầy, giảm béo không phẫu thuật, triệt lông, và tái tạo da bằng hoá chất. Tại Việt Nam, tuy không có số liệu chính thức song những năm gần đây, lĩnh vực làm đẹp không phẫu thuật đã không ngừng phát triển, dẫn đến sự ra đời rất nhiều phòng khám, trung tâm thẩm mỹ, trung tâm laser, chăm sóc da, spa... Tuy nhiên, các thủ thuật thẩm mỹ ngày càng trở nên phổ biến và được thực hiện nhiều không chỉ ở các đơn vị y tế chính quy mà còn ở những cơ sở không giấy phép với nhân viên không được đào tạo bài bản, vì vậy nguy cơ xảy ra tai biến là không thể tránh khỏi. Các tai biến này rất đa dạng, từ những tác dụng phụ như viêm da tiếp xúc do mỹ phẩm đến những biến chứng ảnh hưởng nặng nề đến sức khỏe và tính mạng như mù mắt, đột quỵ do chất làm đầy. Từ đó, xử trí tai biến cũng là một trong những xu hướng hiện nay trong thẩm mỹ nội khoa.
"Đại tu" nhan sắc, cần chú ý điều gì?
Dẫn chứng về những tai biến trong làm đẹp trong đó có việc làm đẹp bằng laser hiện nay, bác sĩ Trần Ngọc Phương, Bệnh viện Da liễu TP HCM cho biết việc sử dụng các thiết bị laser và ánh sáng trong điều trị thẩm mỹ da đã tăng lên rất nhiều trong những năm qua, các thiết bị laser ánh sáng mới cũng không ngừng ra đời và cũng đồng thời có sự gia tăng các biến chứng từ việc sử dụng các thiết bị này. Theo thống kê các tai biến thường gặp nhất khi điều trị bằng laser, ánh sáng bao gồm bỏng, thay đổi sắc tố da, bóng nước, sẹo và nhiễm trùng. Nguyên nhân gây các tai biến này đa số đến từ sai sót của người điều trị (30%), hỏng chức năng thiết bị điều trị (20%) và sai sót từ bệnh nhân (4,5%). Để giảm thiểu tác dụng phụ không mong muốn, đối với bác sĩ ngoài việc lựa chọn bệnh nhân phù hợp với phương pháp điều trị thì người điều trị phải hiểu rõ về hoạt động của hệ thống laser, ánh sáng mình đang sử dụng. Trong khi đó để hạn chế các nguy cơ từ việc làm đẹp không "dao kéo", khách hàng cần phải đến các cơ sở uy tín, chuyên sâu.
Với xã hội hiện đại, việc làm đẹp ngày càng được chú ý
Theo PGS Nguyễn Văn Thường, hàng năm, có khoảng 25.000 - 30.000 lượt người đến Bệnh viện Da liễu Trung ương để khám, tư vấn, điều trị da bệnh lý (trứng cá, sẹo lõm, sẹo lồi, rám má, tàn nhang, bạch biến, viêm da cơ địa, viêm da tiếp xúc, trứng cá đỏ, giãn mạch, lão hóa da, rụng tóc, tăng tiết mồ hôi...); điều trị tổn thương do tác dụng phụ của tiêm chất làm đầy tại các cơ sở không đảm bảo... Cùng với đó là xu hướng làm đẹp, thẩm mỹ của người Việt ngày càng tăng lên. Nhiều khách hàng mong muốn được chăm sóc da chuyên sâu (nâng cơ, trẻ hóa da, chăm sóc da bị lão hóa, xạm, nám nám, tàn nhang, rạn da, giảm mỡ vùng đùi, bụng, tay, vai, thon gọn vùng mặt, bụng...).
"Nếu như trước kia, dịch vụ làm đẹp được xem là xa xỉ và chủ yếu dành cho những phụ nữ khá giả, thì nay đã trở nên phổ biến, cho cả nam giới và phụ nữ. Trong số khoảng 25.000 lượt người đến Bệnh viện Da liễu Trung ương để khám, tư vấn, điều trị da bệnh lý và thực hiện các dịch vụ làm đẹp thì có tới 30% là nam giới. Cùng đó một số lượng không nhỏ khách hàng là người nước ngoài, nhất là Việt kiều lựa chọn làm đẹp ở Việt Nam. Một phần có lẽ vì các dịch vụ khám chữa bệnh, làm đẹp tại nhiều cơ sở tuyến trung ương tương đương các nước trong khu vực như Singapore, Malaysia, Thái Lan... nhưng một vấn đề khá quan trọng là cùng một dịch vụ, nếu ra nước ngoài điều trị, làm đẹp chi phí sẽ gấp 10 đến 20 lần, thậm chí 30 lần so với tại Việt Nam"- PGS Thường nói.
Theo giới chuyên môn dù làm đẹp bằng phương pháp nào và ở đâu thì cũng đều có nguy cơ xảy ra tai biến nhưng nếu làm đẹp tại các bệnh viện hay cơ sở y tế chuyên khoa thì những rủi ro này sẽ giảm hơn rất nhiều, nhất là với các tai biến do sốc thuốc gây tê, thuốc gây mê, thậm chí là cả với những hoá chất làm đẹp.
Theo nld.com.vn
Ca sĩ trẻ nổi tiếng chia sẻ nỗi hối hận sau khi bơm mông, độn ngực Từ những trải nghiệm của mình, Sophie đưa ra lời cảnh báo cho mọi người về việc phẫu thuật thẩm mỹ sẽ không mang lại hiệu quả bền lâu. Sophie Elise, 24 tuổi, đến từ Na Uy, là một nữ ca sĩ kiêm blogger nổi tiếng với tài khoản Instagram lên đến 420k người theo dõi, điều này đủ chứng tỏ sức ảnh...