Nhiều bệnh nhân nặng tại Nhật Bản bị bỏ lại phía sau
Nhiều bệnh viện tại Nhật đã không còn chỗ để đón thêm bệnh nhân nặng không Covid-19, trong bối cảnh số ca nhiễm tăng cao kỷ lục.
Số ca Covid-19 tăng lên trong các khoa điều trị tích cực (ICU) đang gây khó khăn cho việc chăm sóc cho những người bị bệnh nặng khác. Gần đây, số ca nhiễm nCoV mới hàng ngày đã giảm, với mức thấp nhất trong gần một tháng, là 2.764 trường hợp. Tuy nhiên, số bệnh nhân Covid-19 tiên lượng nặng vẫn đang gia tăng, với con số kỷ lục 1.017 được ghi nhận hôm 26/1, Bộ Y tế Nhật Bản cho biết.
Chính phủ đã cung cấp viện trợ nhằm bổ sung số lượng giường ICU cho bệnh nhân Covid-19, đồng thời dựng những bức tường ngăn cách, phòng áp lực âm bên trong khu vực chăm sóc tích cực để ngăn chặn lây nhiễm. Tuy nhiên, điều đó cũng có nghĩa phải cắt giảm không gian dành cho những người mắc bệnh khác như tim mạch.
“Nếu mở rộng phòng ICU cho bệnh nhân Covid-19, chúng tôi sẽ không thể tiếp nhận những bệnh nhân khác. Những người nhồi máu cơ tim sẽ bị bỏ lại và chết. Vì thế, chúng tôi buộc phải đưa ra quyết định để hạn chế tổn thất”, bác sĩ Kentaro Iwata, trưởng khoa bệnh truyền nhiễm Bệnh viện Đại học Kobe, nói.
Bệnh viện Đại học Kobe điều trị bệnh nhân Covid-19 khi các bệnh viện tuyến 1 ở tỉnh Hyogo không còn chỗ. Đây không phải là cơ sở duy nhất đối mặt với những quyết định khó khăn. Ở các vùng khác của Nhật Bản như tỉnh Chiba, cũng gánh áp lực nặng nề trước sự gia tăng các ca Covid-19 nghiêm trọng.
Video đang HOT
Đội ngũ y tế đang điều trị cho một bệnh nhân Covid-19 trong phòng chăm sóc tích cực tại Đại học Y St. Marianna. Ảnh: Japan Times
Tiến sĩ Koutaro Yokote, Tổng giám đốc Bệnh viện Đại học Chiba, cho biết việc điều trị bệnh nhân Covid-19 tiên lượng nặng đòi hỏi sự tham gia của các bác sĩ cấp cứu và chăm sóc tích cực, với số lượng đông gấp đôi các ca bệnh thường. Điều này có nghĩa họ không thể dành quan tâm cho những người có bệnh nghiêm trọng khác.
“Hậu quả là chúng tôi không thể tiếp nhận thêm người bệnh Covid-19 và người mắc các vấn đề khác cần cấp cứu. Chúng tôi bất lực khi không thể cứu sống những trường hợp lẽ ra có thể chữa khỏi”, ông Yokote cho biết.
Nhật Bản có 17.000 giường ICU trong đó số lượng dành cho bệnh nhân Covid-19 chỉ khoảng 3.600 giường, theo thống kê của Bộ Y tế. Nhiều địa phương đã kêu gọi các cơ sở y tế tăng số giường cho người bệnh Covid-19 nặng. Tuy nhiên, các bệnh viện gặp nhiều khó khăn vì việc ngăn cách phòng bệnh Covid-19, ngăn chặn virus lây lan trong viện không hề dễ dàng. Một số chính quyền địa phương, bao gồm tỉnh Kanagawa, đã tận dụng trợ cấp của chính phủ để xây dựng các phòng bệnh tạm thời và tăng số lượng giường cho bệnh nhân Covid-19.
Cho đến tháng 10/2020, tất cả những ai nhiễm nCoV đều có thể được nhập viện, nhưng kể từ cuối tháng 10, bệnh viện chỉ đón những người từ 65 tuổi trở lên, người có bệnh nền và phụ nữ có thai. Bệnh nhân Covid-19 có triệu chứng nhẹ hay không có phải cách ly ở nhà hoặc khách sạn.
Ở Tokyo, nơi có số ca mắc cao nhất cả nước, người dưới 70 tuổi không có bệnh nền phải điều trị tại các khách sạn được sử dụng làm cơ sở y tế tạm thời. Tại thành phố Nagoya, một người đàn ông khoảng 60 và một phụ nữ trong độ tuổi 70 không mắc Covid-19 đã trải qua cơn đau tim trong những chiếc xe cấp cứu, khi các nhân viên y tế chật vật tìm bệnh viện sẽ tiếp nhận họ.
“Hiện tại, tỉnh Hyogo đã hết chỗ dành cho các bệnh nhân ốm nặng và không thể đón thêm các ca mới. Người bệnh không thể nằm viện dù trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là điều không thể ngờ tại Nhật Bản, nơi có chương trình bảo hiểm y tế quốc gia. Thế nhưng, đây là hiện thực”, bác sĩ Iwata nói.
Thị trưởng Beirut bật khóc trước cảnh 'như bom nguyên tử ở Nhật'
Thị trưởng Beirut, ông Marwan Abboud, bật khóc khi mô tả vụ nổ tàn phá thủ đô của Lebanon như vụ ném bom nguyên tử ở Nhật Bản.
"Vụ nổ tương tự những gì đã xảy ra ở Nhật Bản, ở Hiroshima and Nagasaki. Tôi chưa bao giờ chứng kiến một sự tàn phá lớn như thế. Đây là một thảm hoạ quốc gia, một thảm hoạ với Lebanon", ông Abboud nói với các phóng viên hôm 4/8, khi thị sát hiện trường vụ nổ ở cảng Beirut vài giờ sau sự việc.
Abboud cho hay ông đến tìm kiếm 10 lính cứu hoả mất tích khi làm nhiệm vụ và hiện chưa có thông tin gì về họ. "Chúng ta cần mạnh mẽ, chúng ta vững vàng và can đảm, nhưng thiệt hại quá lớn", thị trưởng vừa nói vừa gạt nước mắt.
Theo Bộ Y tế Lebanon, ít nhất 78 người đã thiệt mạng và gần 4.000 người bị thương. Giám đốc An ninh Quốc gia Abbas Ibrahim cho biết vụ nổ xảy ra ở một khu vực chứa "những vật liệu nổ cực mạnh". Thủ tướng Lebanon Hassan Diab nói rằng 2.750 tấn phân bón amoni nitrat được lưu trữ từ năm 2014 tại một nhà kho gần cảng đã gây ra thảm họa trên.
Hội đồng Quốc phòng cấp cao Lebanon tuyên bố Beirut là "thành phố thảm họa" và đề nghị nội các tuyên bố tình trạng khẩn cấp hai tuần ở thủ đô, đồng thời quyết định quốc tang ba ngày cho các nạn nhân.
Sự việc xảy ra vào thời điểm nhạy cảm với Lebanon, khi nước này đang trải qua khủng hoảng kinh tế với tỷ lệ lạm phát cao, người dân rơi vào cảnh đói nghèo. Những cảnh tượng hoang tàn sau vụ nổ càng khiến nhiều người Lebanon kêu gọi các quan chức chính phủ từ chức.
Động cơ thúc đẩy Mỹ ném bom nguyên tử Nhật Bản Quyết định ném hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagashaki của Tổng thống Truman chịu ảnh hưởng lớn từ tính toán chính trị cả ở Mỹ lẫn Nhật. Ngày 9/8/1945, oanh tạc cơ B-29 do thiếu tá Charles Sweeney phụ trách đã thả quả bom nguyên tử Fat Man có sức công phá 21 kiloton xuống thành phố Nagasaki, miền nam...