Nhiều bệnh nhân Covid-19 tại TPHCM bị kiến ba khoang “tấn công”
Không chỉ điều trị Covid-19, các bác sĩ tại một bệnh viện dã chiến ở TPHCM còn phải giải cứu cho nhiều trường hợp bệnh nhân bị tổn thương da do độc tố từ kiến ba khoang.
Ngày 24/9, ThS.BS Lê Thị Thùy Trang, Phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện (BV) Da Liễu TPHCM (hiện đang công tác tại BV Dã chiến số 12) cho biết, trong quá trình thăm khám, theo dõi sức khỏe các bệnh nhân Covid-19 tại đây, các nhân viên y tế gặp rất nhiều trường hợp bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
May mắn vì đây là BV do các bác sĩ chuyên khoa da liễu phụ trách, nên các F0 được tư vấn, điều trị bằng các thuốc thoa tại chỗ. Thuốc do BV hỗ trợ và bệnh nhân được điều trị hoàn toàn miễn phí.
Theo thống kê, thời gian gần đây đường dây tư vấn trực tuyến từ xa của BV Da Liễu TPHCM tiếp nhận mỗi ngày khoảng 100 cuộc gọi tư vấn bệnh. Trong đó có khoảng 20 trường hợp liên quan đến viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang.
Không may mắn như các trường hợp tại BV dã chiến, nhiều người dân bị tổn thương da do độc tố từ kiến ba khoang nhưng vì tình hình dịch bệnh phức tạp không thể đi khám.
Họ ra nhà thuốc tây nói triệu chứng để mua thuốc và bị chẩn đoán nhầm, khiến bệnh ngày càng trầm trọng hơn.
Người dân gánh hậu quả nặng nề vì bị chẩn đoán nhầm viêm da do độc tố kiến ba khoang thành Zona. (Ảnh: Biên Thùy)
Như trường hợp của chị N.T.H, (ngụ tại Thành phố Thủ Đức) gọi điện đến đường dây tư vấn của BV Da Liễu TPHCM cầu cứu.
Nữ bệnh nhân cho biết, trước đó vùng da sau cổ bị ngứa, đỏ, rát…
Video đang HOT
Chị nghi ngờ viêm da do tiếp xúc với kiến ba khoang nhưng khi đi mua thuốc thì được nhân viên tiệm thuốc tây chẩn đoán là bị Zona.
Bệnh nhân cho thuốc bôi, thuốc uống nhưng tình trạng không cải thiện mà diễn tiến nặng hơn, da phồng rộp nhiều kèm đau rát.
BS.CK2 Võ Thị Đoan Phượng, Trưởng khoa Lâm sàng 1, BV Da Liễu TPHCM chia sẻ, trong quá trình tư vấn trực tuyến đã gặp nhiều bệnh nhân bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang nhưng lại bôi thuốc Acyclovir do chẩn đoán nhầm thành bệnh Zona.
Việc điều trị sai này khiến cho bệnh nặng hơn, thậm chí có trường hợp trở thành viêm da tiếp xúc bội nhiễm.
Để phân biệt 2 loại bệnh, bác sĩ Đoan Phượng chỉ rõ, viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang thường biểu hiện là thương tổn hồng ban, hơi phù nề, mụn nước, mụn mủ, thường ở vị trí vùng da hở như mặt, cổ, tay, chân.
Tổn thương đi theo thành từng vệt, đường hoặc thương tổn đối xứng có thể thấy ở vùng nếp gấp như nách, bẹn, nếp gấp khủyu tay hoặc khoeo chân, khi bệnh nhân gãi chà xát càng lan sang các vị trí khác.
Còn Zona là bệnh gây ra bởi virus, ảnh hưởng đến da và thần kinh. Biểu hiện ban đầu là những dát, sẩn hồng ban.
Sau đó xuất hiện những mụn nước mọc thành chùm chứa dịch trong, căng, vị trí thường ở một bên cơ thể, dọc theo đường đi của dây thần kinh. Ngoài ra bệnh nhân có thể kèm theo sốt, nhức đầu, cơ thể mệt mỏi, đau nhức…
Bác sĩ theo dõi vết thương của bệnh nhân. (Ảnh: Biên Thùy)
Bác sĩ khẳng định viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang và Zona thần kinh là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau.
“Việc điều trị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang không khó nhưng nếu không đúng có thể gây viêm nặng hơn, nhiễm khuẩn thứ phát và loét. Vì vậy khi mắc bệnh, người dân không tự điều trị mà nên đến cơ sở y tế để được chăm sóc và xử lý thích hợp.
Trong trường hợp không thể đến bệnh viện để khám, người dân có thể liên hệ đường dây tư vấn hỗ trợ mùa dịch” – BS Đoan Phượng nói.
BS khuyên người dân khi bị viêm da tiếp xúc do kiến ba khoang cần lưu ý hạn chế sử dụng xà bông lên vùng da này.
Tránh tiếp xúc với ánh sáng vì sẽ gây tình trạng viêm da tiếp xúc nặng hơn; không sờ, đụng, cào gãi vùng da này vì nếu không rửa tay sẽ làm lan độc tố sang vùng da khác.
Người dân không nên tự ý sử dụng thuốc mà cần đến các BV có chuyên khoa da liễu uy tín để được điều trị.
Hỗ trợ điều trị Covid-19 sớm nhờ bộ test nhanh tại nhà
Test nhanh giúp truy vết nhanh các trường hợp F0, giảm lây lan dịch bệnh.
Trong bối cảnh dịch Covid-19 lan rộng, bùng phát mạnh, nhiều chuyên gia y tế nhận định, việc phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm sẽ giúp khoanh vùng kịp thời, truy vết nhanh, can thiệp điều trị sớm trong trường hợp bệnh nhân dương tính.
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, chuyên gia dịch tễ học Bệnh viện Nhi đồng 1 TP HCM, ngoài yêu cầu nghiêm túc thực hiện các biện pháp phòng chống dịch 5K, người dân nên thực hiện tự xét nghiệm kháng nguyên (test nhanh) tại nhà để phát hiện sớm, điều trị kịp thời, giảm bớt nguy cơ diễn tiến nặng. Việc triển khai cách sử dụng test nhanh song song với xét nghiệm khẳng định RT-PCR cũng giúp truy vết nhanh các trường hợp F0 để giảm sự lây lan mầm bệnh ra cộng đồng.
Đối với hộ gia đình sống tại điểm nóng vùng dịch, test nhanh Covid-19 tại nhà sẽ giúp người dân nhanh chóng nhận diện những trường hợp nghi nhiễm khi có yếu tố tiếp xúc dịch tễ. Từ đó, chủ động tự cách ly sớm để bảo vệ sức khỏe cho những thành viên còn lại trong gia đình.
Bộ kit test nhanh giúp người dân tự xét nghiệm Covid-19 tại nhà. Ảnh: ShutterStock
Trong khi đó, với những người thường xuyên phải đi ra khỏi nhà để làm việc và tiếp xúc với nhiều người như tài xế, shipper trong khu vực nội thành; nhân viên bán hàng thực phẩm... thì sử dụng bộ kit test nhanh Covid-19 sẽ là một trong những biện pháp giúp kiểm tra nhanh mức độ an toàn của bản thân. Điều này giảm nguy cơ lây lan bệnh kịp thời trong gia đình và cộng đồng trước những diễn biến khó lường của đợt dịch lần này.
Bác sĩ Khanh cho rằng, việc hướng dẫn và cho người dân tự xét nghiệm nhanh ở nhà sẽ thuận tiện cho người dân chủ động theo dõi sức khỏe, đồng thời giảm tải cho ngành y tế trong công tác xét nghiệm diện rộng. Tuy nhiên, cần lưu ý, test nhanh là một xét nghiệm tầm soát chứ chưa phải xét nghiệm khẳng định Covid-19. Vì thế, khi phát hiện dương tính cần bình tĩnh, thông báo với cơ quan y tế và chờ được xét nghiệm lại bằng phương pháp PCR mang tính khẳng định.
Xử trí với kết quả test nhanh Covid-19
Nếu lo lắng, nghi ngờ bản thân có khả năng nhiễm bệnh, bạn có thể sử dụng test nhanh Covid-19 ở giai đoạn đầu khởi phát để đạt được hiệu quả sàng lọc tốt nhất.
Nếu kết quả test nhanh dương tính, người test cần bình tĩnh, liên hệ ngay với trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn, hỗ trợ chăm sóc sức khỏe trong lúc chờ được xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR.
Người tiêu dùng mua test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 tại Pharmacity. Ảnh: Pharmacity
Nếu test nhanh cho kết quả âm tính thì cũng không nên chủ quan vì vẫn có thể xảy ra sai số nhất định. Người dân vẫn tiếp tục tuân thủ các biện pháp phòng chống dịch 5K của Bộ Y tế để đảm bảo an toàn cho bản thân, cộng đồng. Trong trường hợp lịch sử dịch tễ có tiếp xúc với người bệnh hoặc nghi ngờ khả năng cao bản thân mắc Covid-19 thì việc thực hiện lại test nhanh sau 3-5 ngày là cần thiết.
Hiện nay, việc xét nghiệm nhanh Covid-19 tại nhà khá đơn giản thông qua các bộ kit test nhanh có bán tại các nhà thuốc lớn trên toàn quốc. Người dùng hoàn toàn có thể chủ động thực hiện theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất trong bộ kit. Tuy nhiên, để tránh mua phải hàng giả, hàng kém chất lượng, người dân nên chọn những sản phẩm được Bộ Y tế cấp phép, đảm bảo nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và được bán tại các nhà thuốc bán lẻ được cơ quan y tế cho phép.
Hỏi đáp vắc xin Covid-19: Bệnh nhân ung thư có tiêm phòng được không? Hàng chục câu hỏi của bệnh nhân ung thư gửi đến báo Dân trí, hỏi chuyên gia họ là bệnh nhân ung thư có được/có nên tiêm vắc xin phòng Covid-19 hay không? Rất nhiều bệnh nhân ung thư phổi, ung thư dạ dày, ung thư vú, ung thư tuyến giáp... gửi câu hỏi đến báo Dân trí, mong được tư vấn xem...