Hà Nam: Ghi nhận 30 ca bệnh sốt xuất huyết tại 2 ổ dịch ở TP.Phủ Lý
TP.Phủ Lý ( tỉnh Hà Nam) hiện đang có 2 ổ dịch sốt xuất huyết dengue, với 33 ca nhiễm.
Trung tâm Y tế Phủ Lý phối hợp với địa phương phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực có bệnh nhân. ẢNH CTV
Sáng 11.8, Trung tâm Y tế TP.Phủ Lý (tỉnh Hà Nam) cho biết, trên địa bàn TP.Phủ Lý đang có 2 ổ dịch sốt xuất huyết dengue. Ổ dịch thứ nhất tại P.Hai Bà Trưng với tổng số 30 ca mắc bệnh. Ổ dịch thứ 2 ở P.Minh Khai với 3 ca bệnh.
2 ổ dịch trên được phát hiện vào cuối tháng 7. Đã có 26/33 người mắc bệnh phải điều trị tại cơ sở y tế và 12 người đã khỏi bệnh, được ra viện.
Video đang HOT
Khi phát hiện các ca bệnh, Trung tâm Y tế Phủ Lý đã phối hợp với địa phương phun hóa chất diệt muỗi tại các khu vực có bệnh nhân và tuyên truyền cho người dân về các biện pháp phòng bệnh như: ngủ phải nằm màn, vệ sinh môi trường nơi ở bảo đảm thông thoáng, diệt bọ gậy, không để các vật dụng có chứa nước.
Trung tâm Y tế TP.Phủ Lý cũng đã hướng dẫn người dân khi có các dấu hiệu nghi ngờ mắc sốt xuất huyết cần đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám, điều trị.
Theo các tài liệu y tế, bệnh sốt xuất huyết dengue là bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, lây truyền qua vết đốt của muỗi vằn mang virus gây bệnh. Bệnh thường bùng phát thành dịch vào mùa mưa.
Bệnh sốt xuất huyết dengue thường kéo dài khoảng từ 2 – 7 ngày. Sau khi bị đốt bởi muỗi mang mầm bệnh, các triệu chứng thường chưa xuất hiện ngay, thời gian ủ bệnh từ 4 – 10 ngày. Người nhiễm bệnh sẽ sốt cao, kèm phát ban da, nhức đầu, đau hốc mắt, buồn nôn, sưng hạch bạch huyết, đau mỏi. Khi bệnh sốt xuất huyết dengue chuyển biến nặng sẽ gây cơn đau bụng cấp, nôn ói dai dẳng, chảy máu chân răng, nôn ra máu, thở gấp, thở ngắn, mệt mỏi, bứt rứt, suy kiệt.
Phòng, chống sốt xuất huyết dựa vào cộng đồng
Đang vào mùa mưa, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại dịch bệnh nguy hiểm có thể phát sinh, trong đó có bệnh sốt xuất huyết (SXH).
Một trong những giải pháp phòng, chống dịch bệnh SXH là hoạt động ra quân Chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống SXH dựa vào cộng đồng nhằm huy động nguồn lực cộng đồng, chủ động phòng, chống SXH.
Người dân phải luôn nâng cao ý thức phòng bệnh sốt xuất huyết, vệ sinh lu, chậu thường xuyên
Ghi nhận tại thị trấn Núi Sập (huyện Thoại Sơn, tỉnh An Giang), công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân trong mùa mưa bão được Trạm Y tế thị trấn Núi Sập đặc biệt quan tâm, nhất là việc chuẩn bị đầy đủ trang thiết bị, thuốc và các phương tiện phòng, chống dịch bệnh trong mùa mưa bão. Để chủ động thực hiện các giải pháp phòng, chống SXH hiệu quả, ngoài việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh nguy hiểm trên người của thị trấn tổ chức 2 đợt ra quân tuyên truyền giữ gìn vệ sinh môi trường và diệt lăng quăng dựa vào cộng đồng tại các ấp, với khẩu hiệu "Không có lăng quăng, không có muỗi vằn, không có bệnh SXH".
Cụ thể, ngày 1-7-2021, UBND thị trấn Núi Sập phối hợp với Trạm Y tế thị trấn tổ chức ra quân diệt lăng quăng phòng, chống bệnh SXH dựa vào cộng đồng đợt II-2021, tại ấp Đông Sơn 1. Tham gia đợt ra quân có cán bộ các ngành, đoàn thể, cộng tác viên Trạm Y tế thị trấn.
Theo đó, đoàn đã chia nhiều nhóm đến từng hộ gia đình kiểm tra các vật dụng trong nhà có chứa nước, hướng dẫn vận động gia đình diệt lăng quăng trú ngụ trong các vật dụng để phòng bệnh SXH. Đồng thời đề nghị, thường xuyên dọn dẹp nhà cửa và xung quanh nhà thông thoáng, thay nước, đậy kín dụng cụ chứa nước, lật úp các dụng cụ không chứa nước, bỏ các dụng cụ phế thải, thả cá 7 màu vào các dụng cụ chứa nước sinh hoạt để hạn chế nơi trú ẩn của muỗi.
Trưởng trạm Y tế thị trấn Núi Sập Khổng Thị Đoan Trang cho biết: "Từ đầu năm, trạm y tế xây dựng kế hoạch, tham mưu Đảng ủy, UBND thị trấn ra quân 2 chiến dịch diệt lăng quăng phòng bệnh SXH với các hoạt động, như: tuyên truyền cho người dân cách vệ sinh lu, chậu không sử dụng, phát hoang bụi rậm... Đầu năm đến nay, thị trấn có 6 ca SXH, so cùng kỳ giảm 15 ca". Chiến dịch diệt lăng quăng phòng, chống SXH dựa vào cộng đồng, nhằm tăng cường vai trò trách nhiệm của các cấp, ngành, cộng đồng và người dân trong việc chung tay góp phần phòng ngừa dịch bệnh. Vận động toàn dân, các ngành, đoàn thể tích cực tham gia diệt muỗi và diệt lăng quăng để phòng, chống bệnh SXH với mục tiêu "không có lăng quăng, bọ gậy; không có muỗi truyền bệnh Zika và SXH".
Điểm mới trong công tác phòng, chống bệnh trong năm nay là xử lý mầm bệnh đồng loạt, triệt để dịch trong thời gian ngắn. Nhất là ở những ổ dịch cũ, Trạm Y tế thị trấn Núi Sập tăng cường giám sát, khử trùng, tránh mầm bệnh tồn tại trong môi trường, đồng thời tập huấn cho giáo viên để hướng dẫn phụ huynh biết cách phát hiện trẻ bị bệnh và đưa đến cơ sở y tế điều trị. Đặc biệt, hướng dẫn người dân tự giác phòng, chống dịch, như: đậy các lu chứa nước, vệ sinh quanh nhà, thả nuôi cá lia thia, cá 7 màu để diệt lăng quăng, các dụng cụ chứa nước quanh nhà phải được úp xuống, những nơi có tiền sử về dịch bệnh phải phun hóa chất.
SXH là bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh xảy ra quanh năm, đặc biệt vào mùa mưa, có thể bùng phát thành dịch. Đến nay, bệnh SXH chưa có vaccine phòng bệnh. Nếu phát hiện bệnh muộn hoặc không đưa đến cơ sở y tế kịp thời có thể dẫn đến sốc, xuất huyết não, xuất huyết tiêu hóa, tê liệt, hôn mê dẫn đến khả năng tử vong cao, nhất là đối với trẻ em. Các loại muỗi mang virus SXH thường sống trong nhà và xung quanh nhà. Muỗi đẻ trứng trong lu, thùng phuy hoặc hồ nước. Vì vậy, thường xuyên dọn dẹp sạch các vũng nước đọng không cho muỗi sinh sản, đậy kín các dụng cụ chứa nước, dọn sạch các vật dụng có thể chứa nước mưa (vỏ xe cũ, chén bát, thau, chậu cũ...).
Có con nhỏ được hơn 5 tuổi, chị Mỹ Tiên (32 tuổi, ngụ thị trấn Núi Sập) chia sẻ: "Thực hiện khuyến cáo của ngành y tế, tôi kiểm tra các lu, chậu, thường xuyên. Nếu phát hiện có lăng quăng sẽ đổ ngay nước và vệ sinh thật kỹ. Tôi cho con mình ngủ mùng kể cả ban ngày và đốt nhang muỗi buổi tối để đề phòng con bị muỗi chích".
Nhằm chủ động ứng phó với dịch bệnh SXH, từ đầu năm 2021 đến nay, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thị trấn Núi Sập triển khai nhiều biện pháp phòng, chống bệnh SXH. Theo Trưởng ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh thị trấn Núi Sập Phạm Quốc Việt, địa phương tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú về bệnh SXH, ra quân diệt lăng quăng, khuyến cáo bà con vệ sinh nhà cửa. Người dân cần chủ động dọn dẹp vệ sinh môi trường sống của mình, đặc biệt là ngủ mùng, ăn chín, uống sôi. Khi có dấu hiệu của bệnh SXH, không nên chủ quan tự điều trị mà phải đến các cơ sở y tế để điều trị kịp thời, tránh trường hợp biến chứng nặng gây tử vong.
Khuyến cáo người dân Đắk Lắk chủ động phòng, chống sốt xuất huyết Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đã ghi nhận 155 ca mắc sốt xuất huyết, trên tất cả 15 huyện, thị xã, thành phố. Bệnh nhân điều trị sốt xuất huyết tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa thành phố Buôn Ma Thuột (ảnh minh họa). Hiện tỉnh Đắk Lắk đã vào...