Nhiều bệnh nhân bị nhồi máu cơ tim nhưng không gây đau ngực
Đau ngực là triệu chứng thường gặp nhất, cảnh báo một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp người bệnh không xuất hiện triệu chứng này.
Phần lớn các ca nhồi máu cơ tim, đột quỵ liên quan đến mỡ máu cao
Mỡ máu cao hình thành các mảng xơ vữa động mạch, gây hẹp tắc động mạch, là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến nhồi máu cơ tim, đột quỵ.
Ghi nhận thực tế tại Bệnh viện Gia An 115, phần lớn các ca nhồi máu cơ tim, đột quỵ mà bệnh viện tiếp nhận và can thiệp điều trị đều có liên quan đến rối loạn lipid máu (mỡ máu cao).
Các bác sĩ, chuyên gia cho rằng, mỡ máu cao rất ảnh hưởng đến tim mạch
Mới đây, Bệnh viện Gia An 115 cũng tiếp nhận một ca nhồi máu cơ tim bị rối loạn lipid máu. Người bệnh là L.Đ.Q. (sinh năm 1969, ngụ quận 6, TP.HCM), sáng ngày 21/10 đột ngột bị đau ngực trái kèm mệt, khó thở, cơn đau kéo dài khoảng vài phút.
Người bệnh đã nhập viện ngay tại Bệnh viện Gia An 115. Kết quả xét nghiệm Troponin I (siêu nhạy) cho thấy người bệnh đang trong cơn nhồi máu cơ tim cấp. Các bác sĩ cũng phát hiện người bệnh bị bệnh mạch vành 2 nhánh, hẹp 80% động mạch vành phải RCA II và hẹp 90% nhánh bờ OM1.
Người bệnh ngay lập tức được tiến hành đặt cấp cứu stent vào động mạch vành phải RCA II, sau đó tiếp tục điều trị nội khoa các tình trạng mỡ máu cao, trào ngược dạ dày thực quản… Nam bệnh nhân đã được xuất viện ngày 23/10 trong tình trạng ổn định, được hướng dẫn điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt để kiểm soát tình trạng mỡ máu, trong đó đặc biệt lưu ý hạn chế các thức ăn chứa nhiều dầu mỡ, chất tinh bột, đường…
Video đang HOT
Chia sẻ từ thầy thuốc Ưu tú, TS.BS Vũ Đình Thắng – chuyên gia cao cấp Bệnh viện Gia An 115 – tại buổi hội thảo chuyên đề mỡ máu cao vừa được tổ chức tại Bệnh viện Gia An 115 cho thấy, mỡ máu cao là một trong các nguyên nhân thường gặp dẫn tới các ca nhồi máu cơ tim, đột quỵ, bên cạnh các nguyên nhân như tăng huyết áp, đái tháo đường…
Vấn đề của cuộc sống hiện đại
Theo thống kê, tại Việt Nam, trung bình cứ 10 người trưởng thành thì có 3 người mỡ máu cao (chiếm tỉ lệ 39%), riêng ở thành thị là 44,3%; có hơn 50% phụ nữ 50-65 tuổi bị thừa cholesterol máu.
Ghi nhận thực tế tại buổi hội thảo chuyên đề khi Bệnh viện Gia An 115 tiến hành xét nghiệm máu miễn phí cho khách mời tham dự, tỷ lệ người bị mỡ máu cao cũng lên đến 30%.
BS. Vũ Đình Thắng cho biết, bên cạnh yếu tố di truyền, chính lối sống hiện đại ít vận động – dành nhiều thời gian bên các thiết bị điện tử; chế độ dinh dưỡng không hợp lý là những nguyên nhân gây ra mỡ máu cao.
BSCKI Phạm Công Doanh, Trưởng đơn vị Lọc máu – Thay huyết tương, Bệnh viện Gia An 115 còn chia sẻ thêm về một giải pháp có thể giúp hạ chỉ số mỡ máu là kỹ thuật tách lọc huyết tương kép DFPP. Kỹ thuật này có thể giúp hạ mỡ máu nhanh, rất có ý nghĩa với những người bệnh có tình trạng tăng mỡ máu mức độ nguy hiểm (TG> 11 mmol/l) có nguy cơ gây biến chứng như viêm tụy cấp, đột quỵ…
TS.BS. Trương Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 cho biết, Bệnh viện Gia An 115 đang tích cực chủ động tiên phong ứng dụng các kỹ thuật cao trong khám, chữa bệnh. Đây cũng là nỗ lực của Bệnh viện Gia An 115 trong tầm nhìn phấn đấu trở thành nhà cung cấp dịch vụ y tế hàng đầu ở Việt Nam và khu vực, chủ động nâng cao chất lượng bệnh viện trong định hướng chung của TP.HCM là trở thành Trung tâm chăm sóc sức khỏe khu vực ASEAN.
TS.BS. Trương Vĩnh Long, Giám đốc Bệnh viện Gia An 115 tại buổi hội thảo chuyên đề mỡ máu cao vừa được tổ chức tại bệnh viện
Nhân viên y tế mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim cứu người bệnh
Suốt 30 phút, y bác sĩ của Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM không bỏ lỡ một giây sơ cứu người bệnh, tay run lên vì ép tim liên tục.
Điều dưỡng Nguyễn Thanh Thuận, Trung tâm Cấp cứu 115 TP.HCM nhớ lại, đầu tháng 10, người gọi đến tổng đài là một phụ nữ đang hoảng loạn. Chồng bà bị lên cơn đau ngực dữ dội.
Điều dưỡng Thuận lập tức trấn an người gọi điện và khai thác thêm thông tin. Theo đó, bệnh nhân là ông N.N.D, 58 tuổi, ngụ quận 11, có bệnh tăng huyết áp. Sau khi đi bơi về nhà, ông D. đột ngột đau ngực phía sau xương ức, lệch về bên trái, huyết áp 160/80 mmHg. Cơn đau dữ dội và kéo dài khiến ông khó chịu, vã mồ hôi, lạnh người, nằm nghỉ hồi lâu vẫn không đỡ.
Xe cứu thương lập tức được điều động. Bác sĩ Trương Đặng Nhật Tân và điều dưỡng Phạm Đình Phúc cùng lái xe lên đường.
Theo bác sĩ Tân, vừa đến hiện trường, bệnh nhân đã thở hước rồi rơi vào hôn mê. Qua thăm khám, anh nhận định ông D. đã ngưng tim, lập tức hồi sinh tim phổi.
Kíp cấp cứu 115 hồi sức cho bệnh nhân.
" Vừa hồi sức, tôi vừa giải thích tình trạng, nguy cơ có thể xảy ra để người nhà hiểu và chuẩn bị tâm lý. Sau gần 30 phút hồi sức tích cực, tim bệnh nhân có một vài nhịp trở lại nhưng là nhịp bất thường. Chúng tôi phải sốc điện tận 5 lần và sử dụng thêm nhiều thuốc đặc hiệu khác.
Nhận thấy bệnh nhân còn cơ hội, ê-kíp cấp cứu tiếp tục nỗ lực và gọi về Trung tâm để yêu cầu hỗ trợ thêm vật tư y tế. Lúc đó chúng tôi đã thấm mệt", anh nói.
Sau yêu cầu hỗ trợ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Hương và y sĩ Trương Chí Công mang thêm máy móc, thuốc và bình oxy đến hiện trường. Bác sĩ Hương cho biết, khi chị đến nơi, ê-kip cấp cứu đã mướt mồ hôi, tay run lên vì ép tim liên tục. Chị lập tức đến hỗ trợ ép tim ngoài lồng ngực cho bệnh nhân, y sĩ Công thay bình oxy đã gần cạn.
"Sau sốc điện vài lần, bệnh nhân đã có nhịp tim và mạch đập trở lại. Triệu chứng và nhịp tim gợi ý nhồi máu cơ tim cấp nên bác sĩ Tân đã liên hệ với một vài cơ sở y tế phù hợp. Bệnh viện Nguyễn Tri Phương đồng ý nhận bệnh", bác sĩ Hương chia sẻ.
Tuy nhiên, khó khăn lại phát sinh khi thang máy của chung cư nơi bệnh nhân sinh sống không vừa băng ca, chuyển bệnh rất khó khăn. Ê-kip cấp cứu phải cố định ông D. trên băng ca, đi bằng thang tải hàng xuống tầng hầm (do thang này không dừng ở sảnh). Sau đó, lại từ tầng hầm đẩy ngược lên sảnh chính bằng lối dành cho xe máy.
Trên xe cứu thương, bệnh nhân được truyền dịch và bóp bóng giúp thở. Đôi lúc, tim người bệnh lại ngưng đập. Bác sĩ Hương ép tim khoảng vài phút, tim mới đập trở lại.
Khi đến Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, bệnh nhân vẫn còn hôn mê, nhưng mạch đập đều, rõ và đo được huyết áp. Bệnh nhân được bàn giao và tiếp tục điều trị. "Chúng tôi hồi sức cho bệnh nhân tổng cộng hơn 60 phút. Mệt đấy nhưng cứu được người bệnh nên vui lắm", y sĩ Công chia sẻ sau nỗ lực không ngừng nghỉ của ê-kip.
Vận chuyển bệnh nhân xuống tầng hầm, rồi lại chạy ngược lên sảnh do thang máy không vừa băng ca.
Tại Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, kết quả chụp mạch vành cho thấy bệnh nhân bị tắc nhánh động mạch lớn nhất nuôi tim. Người bệnh được ê-kip tại đây xử lý tái thông bằng cách đặt 1 giá đỡ trong lòng động mạch vành.
Tuy nhiên, ông D. bị suy đa cơ quan sau ngưng tim ngưng thở kéo dài, phải thở máy, lọc máu liên tục, dùng kháng sinh và nuôi ăn qua đường tĩnh mạch. Khoảng 18 ngày tích cực điều trị, bệnh nhân được cai máy thở và rút nội khí quản.
Tiến sĩ, bác sĩ Lê Cao Phương Duy, Phó Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Tri nhận định, bệnh nhân đã được cứu sống và hồi phục ngoạn mục. " Kết quả này có được là nhờ sự phối hợp nhịp nhàng từ nơi tiếp nhận ban đầu (là các bệnh viện tuyến dưới, Trung tâm cấp cứu ngoại viện 115), quy trình chuyển viện, bác sĩ cấp cứu nội viện, ê-kip can thiệp động mạch vành và đội ngũ hồi sức tích cực", ông nói.
22 tuổi đã nhồi máu cơ tim, bác sĩ cảnh báo thủ phạm từ lối sống của giới trẻ Mới 22 tuổi nhưng anh T.Đ.T.K (Hậu Giang) phải nhập viện cấp cứu do nhồi máu cơ tim cấp. Thấy nặng ngực, khó thở và vã mồ hôi đột ngột, anh T.Đ.T.K (22 tuổi, địa chỉ tại TP Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang) nghĩ do áp lực công việc nên đầu óc căng thẳng. Nằm nghỉ ngơi, nhưng vài giờ sau tình trạng...