Nhiều bạn trẻ hào hứng tiêm vaccine Sinopharm: “Mình có thể chọn tiêm hoặc không, nhưng không thể chọn dương hay âm tính với COVID-19″
Giữa những xôn xao trên mạng xã hội về công dụng của vaccine Sinopharm, rất đông người dân cho biết luôn sẵn sàng đi tiêm để bảo vệ sức khỏe bản thân và cộng đồng trước đại dịch COVID-19.
Vaccine được đánh giá là một trong những biện pháp nhanh nhất đẩy lùi dịch bệnh COVID-19 nguy hiểm đang rình rập khắp nơi, đặc biệt là với những tỉnh thành đang là “tâm dịch” của cả nước. Từ ngày 13/8, TP.HCM bắt đầu tiến hành tiêm vaccine Sinopharm, do Viện Nghiên cứu Sinh phẩm Bắc Kinh (Trung Quốc) nghiên cứu và sản xuất, cho người dân trên địa bàn thành phố.
Vaccine Sinopharm
Bên cạnh sự lo lắng và e ngại của một số người dân về loại vaccine này, có rất nhiều người, đặc biệt là các bạn trẻ vẫn háo hức đăng tải lên MXH những tấm hình “khoe” bản thân đã hoàn thành mũi vaccine Sinopharm đầy phấn khởi.
Háo hức chờ mũi tiêm đầu tiên
Đỗ Đức (28 tuổi, TP.HCM) bộc lộ tâm trạng háo hức chờ đợi mũi tiêm Sinopharm đầu tiên của mình vào ngày hôm nay: “Mình chờ được tiêm lâu lắm rồi. Không sợ hãi căng thẳng gì. Chuẩn bị sẵn thuốc hạ sốt các thứ cho cẩn thận thôi.”
Khi được hỏi về việc có lo lắng hay sợ hãi trước khi tiêm bởi những thông tin thất thiệt, Đức chia sẻ: “Mình nghĩ đó là sợ hãi không có căn cứ. Vaccine được WHO và Bộ y tế duyệt là mình có thể tin tưởng. Hơn nữa thể trạng của người Trung Quốc khá tương đồng với người Việt Nam mình, thuốc của họ nhiều khả năng ít tác dụng phụ hơn. Vaccine không đảm bảo rằng chúng ta sẽ không nhiễm COVID-19 nữa, tuy nhiên, chắc chắn sẽ giúp chúng ta không trở nặng nếu nhiễm bệnh. Vậy nên mình không kén chọn vaccine, tiêm để giảm tải sự vất vả cho y bác sĩ nước nhà. Cũng mong sớm được đi làm, đi chơi.”
Có khá đông người dân chờ xếp hàng để tiêm vaccine Sinopharm (Ảnh: Nguyễn Thanh Phong)
Đồng quan điểm với Đỗ Đức về việc tiêm vaccine, bạn Tuyết Hiền (21 tuổi) – sinh viên trường Đại học Luật TP.HCM bày tỏ sự tin tưởng vào những lợi ích của việc tiêm vaccine, dù có là chủng loại vaccine nào: “Về vấn đề tiêm vaccine thì mình không có quan niệm phân biệt chủng loại. Mặc dù có một vài điểm chưa bằng các loại vaccine Anh Mỹ nhưng với tình thế hiện tại ở TP.HCM thì chỉ cần có cơ hội là mình sẽ tiêm.”
“Giữ vững tâm lý, tuân thủ 5K và luôn luôn tự chăm sóc sức khoẻ thì vaccine nào cũng có thể giúp mình ngừa được virus. Mình cũng đã chuẩn bị tâm lý và sức khoẻ cho đợt tiêm vaccine này từ lâu nên không lo lắng nhiều lắm” – chuẩn bị một tâm lý thoải mái, sẵn sàng luôn là một trong những sự chuẩn bị quan trọng giúp người tiêm vaccine đảm bảo sức khỏe cho bản thân trước khi tiêm.
Thanh Phong khá háo hức khi được tiêm mũi đầu tiên (Ảnh Fb nhân vật)
Trái ngược với tâm trạng lo lắng của đa số người khi nhận được thông tin sẽ tiêm vaccine Sinopharm, Nguyễn Thanh Phong lại khá háo hức và chủ động đăng ký tiêm loại vaccine này: “Mọi người chỉ sợ vì không tìm hiểu kỹ về vaccine, về công nghệ sản xuất cũng như hiệu quả của nó thôi. Could là khi thấy mình tiêm xong thì tổ dân phố mình đã tiêm theo từ ngày hôm qua. Tiêm hay không là quyền của mỗi người nhưng COVID thì không chọn người”.
Video đang HOT
“Mỗi người đều có quyền của mình với bản thân, nhưng ngoài ra chúng ta cũng phải có trách nhiệm với xã hội. Không phủ đủ vaccine thì tình hình dịch bệnh sẽ còn kéo dài, hậu quả sẽ càng thê thảm với người dân và các doanh nghiệp. Xã hội này được hình thành và tốt đẹp hơn nhờ mỗi cá nhân biết yêu thương người khác mà” - Thanh Phong chia sẻ thêm.
Điều đáng mừng sau tiêm – phản ứng cực nhẹ
Người chưa tiêm thì háo hức vậy người đã tiêm liệu có phản ứng thực tế đối với loại thuốc này ra sao?
Đa phần những người được hỏi đều cho biết chỉ có những phản ứng khá nhẹ sau khi tiêm như buồn ngủ hoặc có cảm giác hơi tê ở chỗ tiêm khi căng tay hay vận động mạnh. Những phản ứng này nhẹ hơn rất nhiều so với phản ứng sau tiêm đã được ghi nhận ở các loại vaccine khác trước đó.
Trò chuyện cùng Trần Anh Tuấn, một người đã khá lo lắng trước khi tiêm vaccine cho hay: “Mình h ồi hộp nên bị huyết áp cao, phải ra ngồi nghỉ một xíu rồi đo lại mới được cho tiêm. Nhưng đến hiện tại sức khỏe mình vẫn đang bình thường. Ai cũng bảo sốt này sốt nọ rồi phải chuẩn bị thuốc hạ sốt với vitamin C nên thủ sẵn chứ giờ thì chưa cần.”
Tuấn cũng tâm sự thêm rằng bản thân từng băn khoăn về việc có nên tiêm vaccine này hay không: “Thật ra t rước đó thì mọi người bảo là mấy loại kia hết rồi chỉ còn loại này thôi nên cũng tính đợi mấy loại kia về để tiêm. Nhưng vì Sinopharm đã được nhà nước thông qua, xung quanh bạn bè tiêm hết rồi, chỉ còn mỗi mình nên cũng hơi sốt ruột nên tiêm thôi.
Người mình cũng hơi yếu nên khi nghe bảo loại vaccine này ít tác dụng phụ hơn những loại khác thì cũng đồng ý tiêm.”
Minh Trí chia sẻ hellònh ảnh sau tiêm
Đào Minh Trí (24 tuổi) cũng đã chia sẻ về trải nghiệm tương tự sau khi tiêm: “Mình tiêm chiều ngày 15/8, khoảng 3h hơn. Hiện tại, mình thấy mình hơi buồn ngủ, kiểu mắt nó sụp xuống. Trong người vẫn bình thường. Chỗ tiêm thì hơi ê nhẹ khi căng cơ tay thôi.”
“Nói thật là mình không tìm hiểu kỹ về các loại vaccine, cũng khá đắn đo. Nhưng do khu mình tới giờ mới có thông báo đi tiêm nên mình cũng đi do nghe nói là vaccine này được phê duyệt rồi” - Minh Trí chia sẻ thêm.
“Tiêm vaccine sẽ giúp mình bảo vệ được bản thân, gia đình và đặc biệt là những gia đình có con nhỏ hoặc người lớn tuổi”
Những nguồn thông tin trên mạng xã hội hiện nay có lẽ ảnh hưởng rất lớn tới quyết định của mỗi người.Quang Kiên (26 tuổi) cũng đã kể về tâm trạng lo lắng của mình khi lần đầu nghe đến việc mình sẽ sử dụng Sinopharm: “Thật ra lúc đầu nghe đến Sinopharm là vaccine của Trung Quốc thì cảm xúc của mình cũng như mọi người, vừa hồi hộp, lo sợ vì những thông tin được thổi phồng lên trước đó. Khi biết tin mình đồng ý tiêm Sinopharm, có nhiều người có inbox tỏ vẻ ái ngại và hỏi vì sao mình đồng ý tiêm. Nhưng mình nghĩ, nếu mình tiêm vaccine, khả năng nhiễm bệnh của mình sẽ thấp hơn là việc mình không tiêm.”
Quang Kiên đã tiêm vaccine Sinopharm vào ngày 15/8
Nói về những tranh cãi trên mạng xã hội trong thời gian qua về việc có hay không nên đồng ý tiêm vaccine Sinopharm, anh Quang Kiên chia sẻ: “Thật ra việc tiêm hay không là ở bản thân mỗi người. Mình không thể khuyên ai đồng ý hay không đồng ý. Nhưng tiêm vaccine sẽ giúp mình bảo vệ được bản thân, gia đình và đặc biệt là những gia đình có con nhỏ hoặc người lớn tuổi.
Mình có thể chọn đồng ý tiêm hay không đồng ý tiêm. Nhưng mình không thể chọn dương tính hay âm tính với COVID-19 – lựa chọn tốt nhất cho mỗi người luôn là lựa chọn bảo vệ sức khỏe bản thân.
“Cứ được tiêm vẫn cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều”
Lê Khôi Anh – một người đã tiêm vaccine Sinopharm qua 36 tiếng vẫn duy trì tình trạng sức khỏe ổn định, không có bất cứ phản ứng nào bất thường cũng nói lên những trải nghiệm cũng như suy nghĩ của mình về việc tiêm vaccine trong tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh: ” Hiện tại dịch bùng phát, số người nhiễm ngày càng tăng, tử vong ngay cả những người trẻ. Bạn mình nhiều bạn đã mất đi người thân trong gia đình. Tiêm vaccine là điều phải làm ngay lúc này để bảo vệ bản thân mình. Loại vaccine nhà nước cho tiêm đã được đảm bảo an toàn. Bản thân mình không so sánh loại này loại kia mà ý thức được tiêm loại nào là sẽ tiêm loại đó. Dù hiệu quả cao hay thấp thì cứ được tiêm vẫn cảm thấy yên tâm hơn rất nhiều.”
Khôi Anh cảm thấy an tâm hơn nhiều sau khi tiêm vaccine Sinopharm
Cùng quan điểm với Khôi Anh về việc tiêm vaccine khiến bản thân cảm thấy an tâm hơn dù hiệu quả mang lại cao hay thấp, bạn M.Okay. chia sẻ: “Đối với mình thì tiêm loại nào mình cũng lo lắng hết chứ không riêng gì Sinopharm. Nhưng mà trước tình hình dịch hiện tại thì mình nghĩ có loại nào thì tiêm loại đó trước, thà áo rách còn hơn lưng trần đánh giặc. Ít ra nó vẫn có thể bảo vệ bản thân nếu lỡ nhiễm bệnh và ngăn cản tử vong. Do đó, mình nghĩ mọi người nên đi tiêm ngay khi có thể vì một khi cơ hội tiêm đã qua thì không biết khi nào mới có.”
“Bản thân mình trước đó đăng ký qua app Sổ đăng ký sức khỏe điện tử từ tận đầu tháng 7 nhưng không được xét duyệt tiêm. Nên khi biết được tiêm vaccine là mình đi tiêm ngay.” – bạn M.Okay. cho biết đã tìm hiểu tương đối kỹ về các loại vaccine và cũng đã đăng ký từ khá lâu để có thể được tiêm vaccine nên khi có cơ hội lập tức tin tưởng đi tiêm.
Trước “cơn bạo bệnh” COVID-19, hy vọng mỗi người sẽ luôn có sự lựa chọn đúng đắn nhất. Đừng vì một vài thông tin gây hoang mang trên mạng xã hội mà đánh mất đi cơ hội bảo vệ chính mình và cộng đồng.
Covid 24h: Thí điểm điều trị F0 tại nhà, TP HCM tính giãn cách tiếp
Bộ trưởng Y tế cho biết sẽ thí điểm triển khai điều trị F0 tại nhà, trong khi đó TP HCM lên phương án giãn cách xã hội đến giữa tháng 9.
Bộ Y tế đã quyết định thay đổi chiến lược điều trị Covid-19 trong bối cảnh ca nhiễm tăng nhanh, hơn 251.000, gây áp lực lớn lên cơ sở điều trị. Toàn bộ bệnh viện trên cả nước sẽ tiếp nhận bệnh nhân Covid-19 và thí điểm điều trị F0 tại nhà.
Trước kia có 3 tuyến điều trị, bệnh nhân nặng điều trị tại bệnh viện trung ương, bệnh nhân trung bình điều trị ở tuyến tỉnh và bệnh nhân nhẹ ở tuyến huyện. Hiện nay, do số lượng bệnh nhân tăng nhanh và đông, với mục tiêu giảm tỷ lệ tử vong và tất cả bệnh nhân được tiếp cận với dịch vụ y tế, Bộ Y tế đã bổ sung một số điểm, chính sách. Trong đó, các bệnh viện trên toàn quốc cần chuẩn bị sẵn sàng ít nhất 40% giường bệnh để đón bệnh nhân Covid-19 . Tất cả bệnh nhân ở các tuyến khi xác định nhiễm nCoV đều được tiếp cận điều trị từ y tế cơ sở, bệnh viện huyện, bệnh viện tư nhân...
Ngoài các bệnh viện dã chiến chuyên điều trị bệnh nhân Covid-19, các bệnh viện khác phải tách đôi , thực hiện song song nhiệm vụ kép: vừa điều trị bệnh nhân thông thường vừa điều trị bệnh nhân Covid-19.
Vòng xoay Lăng Cha Cả, Quận Tân Bình, ngày 12/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Sau một thời gian cho cách ly F1, F0 tại nhà, Bộ sẽ tiếp tục thí điểm, điều trị F0 tại nhà. Mô hình này sẽ được áp dụng đúng nơi, đúng chỗ, đúng điều kiện. Trước mắt, Bộ sẽ thí điểm tại TP HCM và các tỉnh có chiều hướng ca bệnh gia tăng.
Theo Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long, trên thực tế TP HCM đã thí điểm cách ly F0 không triệu chứng tại nhà từ giữa tháng 7 đến nay. Mô hình này sẽ mở rộng thêm bệnh nhân có triệu chứng và triển khai ở nhiều tỉnh. Ngoài hướng dẫn theo dõi, Bộ lưu ý việc cách ly ca nhiễm với người trong nhà để không lây nhiễm chéo và quản lý, tư vấn qua các hình thức trực tuyến, công nghệ thông tin.
Ngày mai, chính quyền TP HCM công bố kế hoạch chống dịch trong một tháng tới, tinh thần tiếp tục áp dụng Chỉ thị 16 cho tới giữa tháng 9 . Nếu chủ trương được thông qua, đây là sẽ lần thứ bảy thành phố điều chỉnh cấp độ kiểm soát, siết chặt hoặc kéo dài giãn cách xã hội theo các Chỉ thị 15, 16 của Chính phủ, Chỉ thị 10 (của riêng TP HCM). Người dân sẽ trải qua tổng cộng 108 ngày thực hiện giãn cách, tính từ 31/5 đến 15/9.
Song thời điểm kéo dài giãn cách có thể được ấn định thêm một tháng nữa, để TPHCM cố gắng xoay chuyển tình hình, chứ không phải có thể giải quyết hết dịch. Từ nay đến cuối tháng, thành phố sẽ sàng lọc, đánh giá nguy cơ từng địa bàn theo vùng xanh (an toàn), vùng đỏ (có dịch) và đưa ra biện pháp phù hợp.
Các ca dương tính vẫn dao động ở mức 3.000 - 4.000 mỗi ngày. Bệnh nhân cần điều trị, ca tử vong còn nhiều, nhu cầu chữa trị quá tải so với năng lực tiếp nhận của các cơ sở y tế. Thành phố vẫn cần thêm thời gian để khống chế dịch, "xanh hóa" bản đồ.
"Chúng ta đã cố gắng nhiều tháng qua, nhưng thực tế vừa qua như thế", Phó bí thư Phan Văn Mãi nói trong cuộc họp chiều 13/8.
Thẳng thắn nhìn nhận dịch sẽ còn kéo dài, ông Mãi cho rằng cần chuẩn bị tinh thần, tâm lý "trường kỳ kháng chiến". Xác định khó khăn kéo dài, chính quyền sẵn sàng cho gói an sinh xã hội thứ ba, kể cả thứ tư để chăm lo cho bà con.
Người dân tiêm vaccine Sinopharm tại một điểm tiêm thuộc huyện Bình Chánh, TP HCM, ngày 13/8. Ảnh: Quỳnh Trần
Cùng ngày, lãnh đạo thành phố cho biết toàn bộ 4,3 triệu liều vaccine được phân bổ đã dùng hết và sẽ sử dụng 1 triệu liều Vero Cell của Sinopharm để tiêm cho người dân. Một ngày trước, HCDC đã có văn bản cấp vaccine Vero Cell về các quận huyện trên địa bàn.
Ngoài khai thác nguồn này, chính quyền đẩy mạnh tiếp cận các nguồn khác để có thêm vaccine, đặc biệt là 5 triệu liều Moderna đang đàm phán. Phó chủ tịch Dương Anh Đức cho biết nhu cầu vaccine trên thế giới đang rất lớn, đặc biệt là Moderna. Để đem về 2 triệu liều Moderna trong tháng 10 sẽ rất khó. Song thành phố sẽ nỗ lực "và xem đây là việc trọng tâm".
Ông Đức khẳng định "cái đang có là cái tốt nhất". Thành phố chỉ dùng vaccine với hai điều kiện đã được WHO cấp phép và Bộ Y tế thẩm định. Ông mong người dân sẵn sàng tiếp nhận, góp phần chống dịch.
Các quận huyện đang tăng tốc "phủ" vaccine để tạo miễn dịch cộng đồng. Phú Nhuận, quận 11, huyện Cần Giờ sắp hoàn thành tiêm mũi một cho toàn bộ người dân trên 18 tuổi. Để đẩy tốc độ, chính quyền Phú Nhuận kêu gọi cả đội ngũ y bác sĩ về hưu, lực lượng y tế tư nhân tham gia hỗ trợ tiêm chủng.
TP HCM đặt mục tiêu đến cuối tháng này, 70% dân số trên 18 tuổi được tiêm vaccine. Song để thực hiện được cần có thêm 5,5 triệu liều được cấp liên tục trong tháng 8. Tính từ tháng 3 đến nay, thành phố đã tiêm cho hơn 4,3 triệu người, trên 100.000 người đã tiêm đủ hai mũi.
Lực lượng y tế xét nghiệm cho người dân phường Lê Đại Hành, Hà Nội, ngày 13/8. Ảnh: Giang Huy
Hà Nội đã trải qua 20 ngày áp dụng Chỉ thị 16, lãnh đạo thành phố khẳng định "vẫn cơ bản kiểm soát được tình hình". Trong 24 giờ (18h ngày 12/8 - 18h ngày 13/8), Hà Nội ghi nhận 101 ca nhiễm và nghi nhiễm. Nhiều ca trong cộng đồng, không liên quan nhau, không tìm được nguồn lây khiến các chuyên gia nhận định "dịch tễ phức tạp".
Thủ đô bước vào chiến dịch xét nghiệm diện rộng để sàng vớt F0 khỏi cộng đồng. Dự kiến thành phố xét nghiệm 1,3 triệu mẫu bằng phương pháp RT- PCR cho người dân "vùng đỏ" và 2 triệu test nhanh cho khu vực, nhóm người nguy cơ cao. Sau ba ngày xét nghiệm, tỷ lệ F0 ghi nhận 1/10.000 dân. Lãnh đạo thành phố cho rằng đây là tỷ lệ thấp, nằm trong dự báo.
Vaccine Sinopharm của Trung Quốc hiệu quả với COVID-19 thế nào? Vaccine COVID-19 Vero Cell của Sinopharm được Trung Quốc cấp phép ngày 24/12/2020 và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt khẩn cấp tháng 5/2021. Việt Nam đã tiếp nhận 500.000 liều vaccine Sinopharm do Trung Quốc viện trợ và đang triển khai tiêm chủng từ tháng 7/2021. Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm xong 88.100 liều...