Nhiệt độ Bắc Kinh xuống thấp nhất 5 thập kỷ
Nhiệt độ ở thủ đô Bắc Kinh, Trung Quốc, giảm xuống mức thấp nhất hơn 5 thập kỷ qua, xuống âm 19,6 độ C sáng nay.
Mức nhiệt này phá vỡ kỷ lục âm 27,4 độ C được ghi nhận năm 1966. Hàng nghìn người lên mạng xã hội để phàn nàn về thời tiết của thành phố.
Các hashtags bắt đầu bằng “ Mùa đông năm nay lạnh đến thế nào?” và “ Nhiệt độ Bắc Kinh xuống thấp nhất kể từ năm 1966″ là chủ đề thịnh hành trên Weibo và đạt 240 triệu lượt xem.
Một phụ nữ mặc áo ấm và đeo găng tay cùng khẩu trang trên đường phố Bắc Kinh, Trung Quốc hôm nay. Ảnh: AFP .
Video đang HOT
“Tôi nghe thấy tiếng gió hét vào mặt tôi: Tao muốn giết mày”, một người viết.
Tuy nhiên, Bắc Kinh hôm nay không có tuyết và ít băng, do bầu không khí trong thành phố rất khô.
Lần gần nhất nhiệt độ Bắc Kinh giảm xuống mức này khi cố chủ tịch Mao Trạch Đông đang nắm quyền lãnh đạo. Cùng năm đó, để xóa tan những tin đồn về sức khỏe không tốt, ông Mao, 73 tuổi, đã bơi qua sông Trường Giang để chứng minh thể trạng của mình.
Bắc Kinh thường xuyên phải đối mặt với mùa đông hanh khô và khắc nghiệt do các luồng gió mạnh từ phía tây bắc. Tuy nhiên, các nhà vận động chống biến đổi khí hậu cảnh báo khi Trái Đất ấm lên, hiện tượng thời tiết cực đoan sẽ tăng lên và gây chết người nhiều hơn.
Đầu năm nay, nhiều khu vực lớn của Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi lũ lụt nghiêm trọng, ảnh hưởng đến hàng triệu người và đất canh tác, cuốn trôi đường sá, buộc giới chức phải đóng cửa một số điểm du lịch và tuyến giao thông.
Nhà ngoại giao Trung Quốc kêu gọi Mỹ 'tránh đánh giá sai lầm'
Nhà ngoại giao hàng đầu Trung Quốc Dương Khiết Trì cho rằng Washington nên tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Bắc Kinh và "tránh những đánh giá sai lầm".
"Mỹ nên tránh đưa ra những đánh giá sai lầm về chiến lược và sự khác biệt trong cách quản lý. Đối với Trung Quốc và Mỹ, hợp tác đôi bên cùng có lợi là lựa chọn đúng đắn duy nhất. Mỹ phải từ bỏ thái độ không đúng mực xuất phát từ tư duy Chiến tranh Lạnh và trò chơi một mất một còn", Dương Khiết Trì, Ủy viên Quốc vụ viện Trung Quốc, viết trong bài xã luận đăng trên Xinhua hôm 7/8.
Nhà ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì phát biểu tại một hội nghị ở Munich, Đức, hồi tháng 2/2019. Ảnh: Reuters.
Ông Dương đề cập tới lịch sử và tình hữu nghị Mỹ - Trung kể từ năm 1978, khi quan hệ ngoại giao được thiết lập, nhấn mạnh rằng hai nước từng có nhiều bất đồng trong những thập kỷ qua, nhưng luôn cố gắng giải quyết.
"Trung Quốc và Mỹ từng trải qua những thăng trầm và sóng gió. Tuy nhiên, hai nước có khả năng quan tâm đến tình hình chung, kiểm soát những mâu thuẫn và khác biệt, đồng thời xử lý đúng đắn các vấn đề nhạy cảm", bài xã luận có đoạn.
Quan chức Trung Quốc nhận định căng thẳng giữa hai nước leo thang là lỗi của các chính trị gia Mỹ, bởi họ đã công kích Trung Quốc "một cách ác ý và vô căn cứ", đồng thời kêu gọi Washington tôn trọng "lợi ích cốt lõi" của Bắc Kinh trong các vấn đề như Đài Loan, Hong Kong, Tân Cương, Tây Tạng, cảnh báo họ sẽ đáp trả nếu lợi ích bị tổn hại.
Bài xã luận của ông Dương được đăng chỉ vài giờ sau khi Tổng thống Mỹ Donald Trump ký sắc lệnh cấm mọi cá nhân, tổ chức tại Mỹ giao dịch với ByteDance và Tencent, chủ sở hữu của TikTok và WeChat, có hiệu lực sau 45 ngày nữa. Chính quyền Trump cho rằng các ứng dụng và thiết bị của Trung Quốc thu thập dữ liệu và thông tin cá nhân gây nguy hiểm cho an ninh quốc gia.
Ông Dương kêu gọi Mỹ ngừng "bắt nạt" các công ty Trung Quốc và tạo ra một môi trường công bằng, cởi mở, không phân biệt đối xử cho họ. "Chúng tôi hy vọng Mỹ sẽ tăng cường hợp tác với Trung Quốc để tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện thỏa thuận thương mại giai đoạn một", quan chức viết.
Căng thẳng Mỹ - Trung ngày càng gây lo ngại sau một loạt động thái "ăn miếng trả miếng" quyết liệt giữa hai nước trên nhiều mặt trận như thương mại, công nghệ, an ninh. Gần đây nhất là việc Bộ Tài chính Mỹ áp lệnh trừng phạt trưởng đặc khu Hong Kong Carrie Lam cùng 10 quan chức Hong Kong và Trung Quốc đại lục.
Trước đó, Trump từng nhiều lần đe dọa đưa ra hành động nhằm vào Trung Quốc từ khi nước này áp luật an ninh Hong Kong, đạo luật bị Washington coi là ảnh hưởng nghiêm trọng tới quyền tự trị của đặc khu. Giới chức Mỹ gần đây cũng tăng cường chỉ trích Trung Quốc kịch liệt về nhiều khía cạnh, chỉ ra các mối đe dọa về tình báo và thương mại từ nước này.
Bất lợi của Anh khi theo Mỹ đối đầu với Trung Quốc Thời gian gần đây, Mỹ đang gia tăng các lệnh trừng phạt nhằm vào Trung Quốc. Theo sau Mỹ, nhiều quốc gia châu Âu, trong đó có Anh, cũng ban hành các quy định gây bất lợi cho công ty công nghệ Trung Quốc. Trước tình hình trên, Bắc Kinh đã đe dọa sẽ trả đũa mạnh nếu London tiếp tục có hành...