Nhiệt điện Thái Bình 2 chuẩn bị thử nghiệm nâng công suất tổ máy 1
Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và các đơn vị vận hành thử nghiệm đang xử lý các tồn tại phát hiện trong quá trình chạy thử để chuẩn bị chạy thử nghiệm nâng công suất cho tổ máy số 1 Nhiệt điện Thái Bình 2 (dự kiến bắt đầu vào ngày 15/7 sẽ khởi động lại lò hơi) và triển khai chạy thử đến công suất 100% tương đương 600MW.
Một góc dự án Nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2. Ảnh tư liệu: Huy Hùng/TTXVN
Theo báo cáo của Ban quản lý dự án nhiệt điện Thái Bình 2, hiện dự án đạt 94,56% tiến độ tổng thể, trong đó công tác thiết kế đạt gần 100%; tiến độ mua sắm đạt 98,39%; tiến độ thi công đạt 96,72% và tiến độ chạy thử đạt 49,5%.
Hiện dự án có khoảng 1.200 công nhân thi công trực tiếp tham gia công tác gia công chế tạo, lắp đặt, vận hành, chạy thử thuộc 33 đơn vị tham gia thi công và chạy thử.
Trong đó có 25 nhà thầu thi công trong nước; 4 nhà thầu nước ngoài (Qingdao, SDC, ABB, BWBC); 4 đơn vị bảo dưỡng thiết bị (PVPS, PVCFC, NPS, PV Power HT).
Video đang HOT
Nhân lực thi công dự án đảm bảo và vượt so với kế hoạch huy động đã đề ra. Dự kiến nhân lực lắp đặt bắt đầu giảm từ cuối tháng 8/2022 sau khi công tác gia công chế tạo hệ thống vận chuyển than, kéo cáp điện, lắp đặt đường ống thải xỉ kết thúc. Nhân sự chạy thử và vận hành sẽ tăng do tiến hành chạy thử đồng thời cả hai tổ máy.
Đến nay công tác thi công lắp đặt, chạy thử đã hoàn thành 13 hệ thống bao gồm: sân phân phối 220kV; cung cấp nước thô; xử lý nước và nước thải; khí nén; lò hơi phụ; cung cấp dầu HFO; ống khói, HVAC, nước làm mát chính, cung cấp NH3, Nitơ và CO2, máy phát diezen.
Các hệ thống đang tiếp tục hoàn thiện bao gồm: Hệ thống vận chuyển than, kho than; Khử lưu huỳnh trong khói (FGD); thải tro xỉ; hệ thống phòng cháy chữa cháy đang được tổng thầu PETROCONs cùng các nhà thầu nỗ lực triển khai rút ngắn tiến độ.
PETROCONs cũng đang tập trung hoàn thiện các hệ thống trên đường găng tiến độ như băng tải vận chuyển than, kho than để tiến hành cấp đủ than nâng công suất tổ máy 1 và hoàn thành các hệ thống FGD khử Sox trong khói thải của nhà máy.
Đưa tăng trưởng xanh làm trọng tâm của chiến lược kinh doanh
Ngày 20/5, Diễn đàn Quản trị cấp cao Việt Nam - Singapore (VSBF) lần thứ hai (VSBF 2022) với chủ đề: "Thực thi Chiến lược tăng trưởng thành công và từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh" đã được tổ chức trực tiếp tại Hà Nội và trực tuyến tại đầu cầu Singapore.
Ông Trần Văn Tùng, Thứ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ phát biểu tại diễn đàn.
Gần 3 năm xảy ra đại dịch COVID-19 và hiện Chính phủ cùng doanh nghiệp các nước trong đó có Việt Nam và Singapore đã chuyển sang trạng thái thích ứng an toàn, linh hoạt, từng bước phục hồi, tăng tốc và tăng trưởng trong trạng thái bình thường mới bền vững. Ở giai đoạn này, việc thực thi chiến lược tăng trưởng thành công, song song với tăng trưởng bền vững trong điều kiện bình thường mới đã trở thành ưu tiên ngày càng quan trọng.
Những nội dung cốt lõi của VSBF 2022 gồm: Đánh giá môi trường kinh doanh chiến lược châu Á; thực thi chiến lược tăng trưởng thành công; từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh; tích hợp các nguyên tắc bền vững vào chiến lược.
Chia sẻ tại diễn đàn, ông Hoàng Quốc Vượng, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), nguyên Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết, năng lượng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế-xã hội của các quốc gia nói chung, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam là một nền kinh tế năng động với tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm liên tục. Để đạt các mục tiêu về phát triển kinh tế bền vững, Chính phủ Việt Nam đẩy mạnh, quyết tâm thực hiện chuyển đổi cơ cấu ngành năng lượng theo định hướng xanh hơn, sạch hơn và sử dụng năng lượng hiệu quả hơn.
Chính phủ Việt Nam đang hoàn thiện Quy hoạch tổng thể năng lượng quốc gia, Quy hoạch Điện VIII. Theo đó, tổng công suất nguồn điện sạch bao gồm thuỷ điện và điện khí sẽ chiếm 73% vào năm 2030 và 88% vào năm 2045 (không bao gồm các nhà máy điện than chuyển đổi nhiên liệu biomass/amoniac). Trong đó, tính riêng công suất nguồn điện năng lượng tái tạo (không bao gồm thuỷ điện) chiếm khoảng 26% vào năm 2030 và 54% vào năm 2045).
PVN có trách nhiệm chung tay cùng Chính phủ vừa đảm bảo an ninh năng lượng, vừa giảm phát thải khí nhà kính để bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, góp phần thực thi thành công chiến lược phát triển bền vững.
PVN đã xây dựng Chiến lược phát triển với định hướng trở thành tập đoàn năng lượng hàng đầu Việt Nam và khu vực; trong đó ưu tiên mở rộng phát triển các nguồn năng lượng sạch bền vững như khí tự nhiên/LNG, điện gió ngoài khơi...
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Trần Văn Tùng cho biết, thực thi chiến lược tăng trưởng thành công và từng bước đưa tính bền vững vào trọng tâm chiến lược kinh doanh trở thành yêu cầu bắt buộc đối với cả khu vực công và tư nhân. Các mục tiêu phát triển đang được điều chỉnh theo hướng nhấn mạnh hơn các thành tố của phát triển bền vững, nhấn mạnh về chất thay về chỉ chú trọng đến lượng. Từ kinh nghiệm quốc tế, "tăng trưởng xanh" và "phát triển bền vững" trở thành những thành tố quan trọng trong hoạch định chiến lược của các chính phủ, địa phương và doanh nghiệp.
"Chính sách khí hậu và bảo vệ môi trường được Chính phủ Việt Nam rất quan tâm, coi là nhiệm vụ trọng tâm để góp phần phát triển nhanh và bền vững. Tại Hội nghị của Liên Hợp Quốc về Biến đổi Khí hậu (COP26), Việt Nam đã cam kết đạt mức phát thải carbon trung tính vào năm 2050", Thứ trưởng Trần Văn Tùng nhấn mạnh.
Để đạt mục tiêu này, Việt Nam đang từng bước chuyển dịch cơ cấu năng lượng theo hướng tăng tỷ trọng năng lượng tái tạo, giảm nguyên liệu hóa thạch. Cụ thể, Việt Nam xác định tỷ lệ nguồn năng lượng tái tạo trong tổng cung năng lượng sơ cấp đạt 15-20% năm 2030 và 25-30% năm 2045, tương ứng tỷ lệ điện năng của năng lượng tái tạo trong tổng điện năng sản xuất toàn quốc là khoảng 30% năm 2030 và 40% năm 2045. Bên cạnh các chính sách về khí hậu và bảo vệ môi trường, Chính phủ Việt Nam cũng đang xây dựng và triển khai các chính sách nhằm phát triển kinh tế số, xã hội số. Trong đó xác định, tỷ trọng kinh tế số đạt 20% GDP năm 2025 và 30% GDP năm 2030
Nhà bản quyền Toyo chứng nhận thành tích sáng tạo của Phân Bón Cà Mau Là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ tiên tiến để tối ưu hoạt động sản xuất và chất lượng sản phẩm, Công ty Cổ phần Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã thành công trong việc sửa chữa, cải tạo hệ thống tạo hạt xưởng Ure vận hành tối đa công suất, được Nhà bản quyền Toyo (Nhật...