Nhiệm vụ mới của ngành ngân hàng giai đoạn 2020 – 2025
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc vừa ký Quyết định số 283/QĐ-TTg phê duyệt Đề án “Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ đến năm 2020, định hướng đến năm 2025″.
Theo đó, mục tiêu tổng quát của Đề án nhằm cơ cấu lại ngành dịch vụ theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, tập trung nguồn lực phát triển một số ngành dịch vụ tiềm năng, có hàm lượng tri thức và công nghệ cao như tài chính, ngân hàng, logistics và vận tải, công nghệ thông tin và truyền thông, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, y tế, du lịch, tăng cường xuất khẩu dịch vụ, giảm thâm hụt cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, hướng tới thặng dư trong cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ, phục vụ quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Đồng thời xây dựng và hoàn thiện hệ thống chính sách và thể chế phát triển ngành dịch vụ nhằm tạo khuôn khổ chính sách và thể chế đồng bộ hướng vào việc xây dựng ngành dịch vụ chất lượng, hiệu quả và cạnh tranh; tạo lập hệ thống đòn bẩy kinh tế hợp lý, ổn định và dài hạn để thúc đẩy phân bổ và sử dụng nguồn lực xã hội chủ yếu theo nguyên tắc cơ chế thị trường trong phân bổ các nguồn lực phát triển các ngành dịch vụ.
Phấn đấu tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ giai đoạn 2016-2020 đạt khoảng 6,6 – 7,1%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 41,5-42% vào năm 2020. Giai đoạn 2021-2025, tốc độ tăng trưởng khu vực dịch vụ đạt khoảng 7-7,5%. Tỷ trọng khu vực dịch vụ trong GDP khoảng 43-44% vào năm 2025.
Đến năm 2020, tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 25%. Đến năm 2025, tỷ trọng lao động các ngành dịch vụ qua đào tạo có chứng chỉ đạt khoảng 30-35%.
Để đạt được mục tiêu trên, tại Kế hoạch cơ cấu lại ngành dịch vụ này, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các mục tiêu và nhiệm vụ chủ yếu cho các ngành, lĩnh vực triển khai thực hiện. Trong đó, mục tiêu cụ thể về tài chính – ngân hàng là đến năm 2020, các ngân hàng thương mại cơ bản có mức vốn tự có theo chuẩn Basel II, ít nhất 12-15 ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; có ít nhất từ 1 đến 2 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á, giảm dần tỷ lệ tín dụng ngoại tệ/tổng tín dụng; phấn đấu tỷ lệ tiền gửi ngoại tệ/tổng phương tiện thanh toán đạt mức dưới 7,5%;
Đẩy mạnh phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, tối ưu hóa mạng lưới ATM và POS; đến năm 2025 tỷ trọng tiền mặt trên tổng phương tiện thanh toán ở mức dưới 8%; tỷ trọng thu nhập từ dịch vụ phi tín dụng/tổng thu nhập của các ngân hàng thương mại 16-17%; tỷ lệ nợ xấu toàn hệ thống tổ chức tín dụng dưới 3%; tất cả các ngân hàng thương mại áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn, triển khai thí điểm áp dụng Basel II theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối và ngân hàng thương mại cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn; ít nhất 2-3 ngân hàng thương mại nằm trong top 100 ngân hàng lớn nhất (về tổng tài sản) trong khu vực châu Á.
Video đang HOT
Cùng với đó, Đề án cũng đã đề ra các nhiệm vụ chủ yếu đối với lĩnh vực tài chính – ngân hàng như sau:
Xây dựng, ban hành các quy định, hướng dẫn cho các TCTD thực hiện theo từng giai đoạn trong lộ trình triển khai Basel II tại Việt Nam.
Phát triển hệ thống các TCTD đủ năng lực cạnh tranh trên thị trường nội địa, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh quốc tế trong năm 2020 và giai đoạn 2021-2025.
Phát triển sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại, tạo cơ sở nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng.
Phát triển, quản lý và giám sát các hệ thống thanh toán quan trọng trong nền kinh tế.
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số, tăng cường đổi mới sáng tạo trong thiết kế và phân phối sản phẩm, dịch vụ ngân hàng; đưa ra cơ chế quản lý thử nghiệm đối với việc phát triển các loại hình dịch vụ công nghệ tài chính trong lĩnh vực ngân hàng.
Thúc đẩy việc ứng dụng các công nghệ chủ chốt của cách mạng công nghiệp lần thứ tư trong hoạt động quản lý, phát triển, cung ứng các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng, đảm bảo nâng cao khả năng tiếp cận dịch vụ ngân hàng cho nền kinh tế trên cơ sở hiệu quả, an toàn, bảo mật. Xây dựng khung khổ thử nghiệm (regulatory sandbox) cho các dịch vụ tài chính, ngân hàng trên nền tảng công nghệ thông tin như ví điện tử, định danh điện tử, cho vay ngang hàng, gọi vốn cộng đồng trên internet,v.v…
Tại phụ lục đính kèm Quyết định 283/QĐ-TTg nêu trên, Thủ tướng Chính phủ giao Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chủ trì soạn thảo Nghị định thay thế Nghị định số 101/2012/NĐ-CP ngày 22/11/2012 của Chính phủ về thanh toán không dùng tiền mặt (đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 80/2016/NĐ-CP); chủ trì soạn thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 222/2013/NĐ-CP ngày 31/12/2013 của Chính phủ về thanh toán bằng tiền mặt. Các dự thảo Nghị định này được quy định trình Chính phủ trong năm 2020.
PV
Theo Nhịp Sống Việt
Chất lượng tài sản của ABBank đáng báo động, nợ xấu tăng nhanh
Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2019 của ABBank cho thấy chất lượng tài sản của ngân hàng suy giảm và tỷ lệ nợ xấu tăng nhanh.
Theo thông tin từ Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), tính đến hết 31/12/2019, tổng tài sản của ABBank đã vượt mốc 100.000 tỷ, đạt 102.550 tỷ đồng, tăng 14% so với cuối năm 2018. Lợi nhuận trước thuế đạt 1.229 tỷ đồng, tăng 36% so với năm 2018.
Thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 2.478 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 20%, đáng chú ý là khoản lãi 580 tỷ đồng từ hoạt động mua bán chứng khoán đầu tư, tăng 46% so với cùng kỳ năm ngoái. Bên cạnh đó, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận từ hoạt động khác đạt 188 tỷ đồng, đột biến so với mức âm gần 50 tỷ đồng của năm 2018.
Mảng dịch vụ ghi nhận lợi nhuận 193 tỷ đồng, giảm 50% so với cùng kỳ. Lãi từ hoạt động kinh doanh ngoại hồi chỉ tương đương năm trước, đạt 195,8 tỷ đồng. Chính khoản lãi từ hoạt động khác giúp ABBank ghi nhận lợi nhuận tăng trưởng 28% so với năm 2018, đạt1.014 tỷ đồng.
Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank).
Bên cạnh đó, chất lượng tài sản của ABBank cũng đáng báo động khi chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng tăng vọt gần 49%, đạt 498 tỷ đồng trong năm 2019. Chi phí dự phòng rủi ro tăng cao đến từ việc nợ xấu của ABBank đã tăng rất nhanh trong năm qua. Tính đến cuối năm 2019, nợ xấu của ABBank là 1.311 tỷ đồng tăng 33% so với thời điểm đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng cũng tăng từ 1,89% lên 2,3% tổng dư nợ. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn ở mức cao khi chiếm gần một nửa tổng nợ xấu.
Kết quả này khiến ABBank trở thành một trong những ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu cao trong hệ thống ngân hàng. Còn xét riêng về tốc độ tăng nợ xấu, ABBank là ngân hàng tăng nợ xấu nhanh trong bối cảnh hầu hết các ngân hàng đều giảm hoặc duy trì ổn định tỷ lệ nợ xấu.
Trong 3 năm gần đây, việc lên sàn của ABBank luôn được đề cập tại các phiên họp thường niên. Trong năm 2019, ngân hàng dự kiến sẽ nộp hồ sơ niêm yết lên HoSE sau khi hoàn tất tăng vốn từ phát hành cổ phiếu trả cổ tức 2017 cho cổ đông.
Cuối tháng 7/2019, ABBank hoàn tất tăng vốn lên 5.700 tỷ đồng, thông qua phát hành 39 triệu cổ phiếu, trả cổ tức cho cổ đông tỷ lệ 7,4%. Việc hoàn tất bước đầu tiên trong kế hoạch lên sàn, có thể là điều kiện để kỳ vọng ngân hàng sẽ niêm yết trên HoSE trong thời gian tới.
Mặt khác, những thay đổi trong cơ cấu tài sản bao gồm dư nợ và huy động có thể là động thái của ABBank chuẩn bị cho việc "làm sạch" báo cáo tài chính khi nộp hồ sơ niêm yết.
Năm 2018, ABBank từng được NHNN chấp thuận tăng vốn lên gấp đôi bằng việc phát hành cổ phiếu và niêm yết cổ phiếu. Tuy nhiên, ngân hàng này đã không chớp được thời cơ tăng vốn. Nguyên nhân chính được lãnh đạo đề cập là do thay đổi nhân sự cấp cao.
Minh Quân
Theo vietq.vn
Trường hợp nào được chi Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia? NHNN vừa ban hành Thông tư số 36/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 về quản lý và sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Theo Thông tư số 36/2019/TT-NHNN ngày 31/12/2019 của Ngân hàng Nhà nước về quản lý và sử dụng Quỹ thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, có 03 trường hợp sẽ chi từ quỹ này. Theo đó,...