Nhiệm vụ chính của các binh sĩ NATO hiện diện tại Kosovo
Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) thông báo sẽ cử thêm 700 binh sĩ đến miền Bắc Kosovo.
NATO triển khai thêm quân tới Kosovo giữa bạo lực Phần Lan tiến hành tập trận không quân sau khi gia nhập NATO Căng thẳng Kosovo: Serbia báo động quân đội; 25 binh sĩ NATO bị thương trong đụng độ
Binh sĩ thuộc KFOR gác tại một tòa nhà công quyền ở Bắc Kosovo hôm 30/5. Ảnh: AP
Đây là thông tin được NATO xác nhận hôm 30/5 đồng thời cho biết việc triển khai này nhằm giúp dập tắt các cuộc biểu tình bạo lực đã khiến 30 binh sĩ của khối bị thương.
Lực lượng KFOR tại Kosovo là ai?
Khoảng 3.800 binh sĩ từ 27 quốc gia khác nhau hiện đang đóng quân tại Kosovo cho nhiệm vụ của phái bộ gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu KFOR. Họ đến từ nhiều quốc gia thuộc Liên minh châu Âu (EU), các nước láng giềng trong khu vực như Bắc Macedonia và Montenegro cùng các thành viên NATO ngoài EU như Mỹ, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ và Anh. Một số quốc gia ngoài NATO cũng góp mặt.
Lý do KFOR được triển khai
Binh sĩ KFOR đã đóng quân ở Kosovo kể từ khi Chiến tranh Kosovo kết thúc vào năm 1999 để giữ hòa bình giữa người gốc Serbia và người gốc Albania. Ở thời điểm đó, KFOR có đến 50.000 binh sĩ.
Video đang HOT
Xung đột ở Kosovo nổ ra vào năm 1998 khi những người gốc Albania nổi dậy chống lại Serbia. Khoảng 13.000 người, chủ yếu là người gốc Albania, đã thiệt mạng. Sự can thiệp quân sự của NATO vào năm 1999 cuối cùng đã buộc Serbia phải rút khỏi lãnh thổ và mở đường cho việc thành lập phái bộ gìn giữ hòa bình KFOR. Một trong những vai trò của KFOR là bảo vệ những người Serbia còn lại ở Kosovo và hỗ trợ nỗ lực nhân đạo quốc tế.
Điều gì xảy ra với lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO tại Kosovo?
Binh sĩ Ba Lan thuộc KFOR nghỉ ngơi tại Zvecan, Bắc Kosovo. Ảnh: AP
Kosovo đơn phương tuyên bố độc lập khỏi Serbia từ năm 2008. Vùng lãnh thổ này có khoảng 1,8 triệu dân, 90% là người gốc Albania. Khoảng 120.000 người gốc Serbia sống tại miền Bắc Kosovo không công nhận chính quyền này.
Gần đây, người dân thuộc khu vực phần đông người Serbia sinh sống tại Kosovo đã bày tỏ phản đối các thị trưởng sắc tộc Albania nhậm chức. Cộng đồng người Serbia sinh sống tại Kosovo đã tẩy chay cuộc bầu cử với kết quả những nhân vật sắc tộc Albania giành chiến thắng. Hôm 26/5, chính quyền Kosovo dùng vũ lực tiếp cận các tòa nhà hành chính ở khu vực của người gốc Serbia ở phía Bắc để hỗ trợ các thị trưởng sắc tộc Albania đến văn phòng làm việc.
Trong bối cảnh căng thẳng leo thang giữa người biểu tình và cảnh sát Kosovo, binh sĩ phái bộ gìn giữ hòa bình do NATO đứng đầu ở Kosovo là KFOR đã được triển khai tại Zvecan, một thị trấn do người Serbia thống trị cách Pristina khoảng 45 km, cùng các địa điểm khác.
Kênh DW (Đức) cho biết vào hôm 29/5, 11 binh sĩ Italy và 19 binh sĩ Hungary thuộc KFOR đã bị thương trong các cuộc đụng độ với người gốc Serbia ở phía Bắc Kosovo. Tổng thống Serbia Aleksandar Vucic cho biết 52 người sắc tộc Serbia cũng bị thương, trong đó có 3 người bị thương nặng trong các cuộc đụng độ.
Ngày 30/5, chỉ huy KFOR Angelo Michele Ristuccia tuyên bố: “Tất cả các bên cần chịu trách nhiệm hoàn toàn về những gì đã xảy ra và ngăn chặn leo thang căng thẳng”.
Lính NATO đụng độ với người dân ở Kosovo: Nga lên tiếng
Tình hình an ninh ở các khu vực phía Bắc Kosovo là "rất mong manh", cảnh sát Kosovo cho hay.
Binh sĩ thuộc lực lượng gìn giữ hòa bình NATO bị ngã khi đụng độ với người biểu tình ở Kosovo (ảnh: Reuters)
Reuters hôm 30/5 đưa tin, hàng chục binh sĩ NATO vẫn đang bảo vệ tòa thị chính ở thị trấn Zvecan (Kosovo), một ngày sau khi xảy ra vụ đụng độ khiến 41 binh sĩ NATO và 52 người biểu tình người Serb bị thương.
Nguồn tin giấu tên từ cảnh sát Kosovo tiết lộ, những cuộc đụng độ có thể tiếp tục xảy ra. Các chướng ngại vật do người biểu tình dựng lên có thể bị dỡ bỏ bất cứ lúc nào.
Bình luận trên trang web của Bộ Ngoại giao Nga hôm 30/5, bà Maria Zakharova - phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Nga - cho rằng, cần có "các bước quyết định" để làm giảm căng thẳng ở Kosovo.
"Chúng tôi kêu gọi phương Tây chấm dứt các tuyên bố sai trái và ngừng đổ lỗi tình hình ở Kosovo cho cộng đồng người Serb. Họ bị đẩy đến tuyệt vọng, không vũ trang và đang cố gắng bảo vệ các quyền tự do hợp pháp của mình", bà Zakharova bình luận.
Theo bà Zakharova, lực lượng NATO ở Kosovo là nhân tố khiến căng thẳng leo thang ở miền Bắc Kosovo.
"Cuộc khủng hoảng ở các thị trấn Zvecan, Leposavic và Zubin Potok vốn có thể giải quyết khá dễ dàng bằng biện pháp hòa bình. Nhưng điều đó lại quá khó khăn đối với lực lượng gìn giữ hòa bình của NATO. Sự thiếu chuyên nghiệp của họ trở thành nguồn cơn gây ra bạo lực không cần thiết", bà Zakharova chỉ trích.
Theo bà Zakharova, cộng đồng người Serb ở khu vực phía Bắc Kosovo nên được trao quyền tự trị.
Cộng đồng người Albania chiếm hơn 90% dân số Kosovo, còn người Serb chỉ chiếm đa số ở khu vực phía Bắc (khoảng 50.000 người). Năm 2008, Kosovo tuyên bố tách khỏi Serbia và thành lập nhà nước riêng. Nhiều người Serb ở Kosovo đến nay vẫn phản đối điều này.
Theo Reuters, cuộc đụng độ hôm 29/5 ở một số khu vực miền Bắc Kosovo khiến 41 binh sĩ NATO bị thương. Tổng thống Serbia - ông Aleksandar Vucic - tuyên bố, có 52 người Serb ở Kosovo bị thương và đặt quân đội Serbia trong tình trạng báo động cao nhất.
Ô tô bị đốt cháy ở Kosovo (ảnh: Reuters)
Người Serb tấn công binh sĩ NATO (ảnh: Reuters)
Căng thẳng bắt đầu gia tăng từ tuần trước, khi các thị trưởng người Albania nhậm chức ở miền Bắc Kosovo. Hồi tháng 4, cộng đồng người Serb ở Kosovo đã tuyên bố tẩy chay cuộc bầu cử thị trưởng. Tỷ lệ cử tri đi bỏ phiếu ở miền Bắc Kosovo chỉ là 3,5%, nhưng các thị trưởng người Albania vẫn đắc cử.
Để phản đối, hàng trăm người Serb đã tổ chức biểu tình, chặn thị trưởng người Albania vào văn phòng, khiến cảnh sát Kosovo phải dùng hơi cay để giải tán. Động thái của chính quyền Kosovo hứng chỉ trích từ Mỹ và phương Tây.
Căng thẳng tăng cao ở Kosovo và phản ứng của Nga, phương Tây Căng thẳng ở Kosovo đã leo thang vào cuối tuần này khiến quân đội Serbia phải đặt trong tình trạng báo động cao gần biên giới với Kosovo, dẫn đến đến những phản ứng của Nga và phương Tây. Lực lượng an ninh đứng cạnh một chiếc ô tô đang bốc cháy, sau cuộc đụng độ giữa cảnh sát Kosovo và những người...