Nhiễm vi khuẩn ăn thịt người do cá mập cắn
Bị một con cá mập dài khoảng hai mét cắn, Blaine Shelton (Mỹ) bị nhiễm vi khuẩn ăn thịt người và không đi lại được.
Ảnh minh họa
Theo Techtimes, đầu tháng 8 Blaine Shelton đang bơi ở bãi biển Crystal thì nhìn thấy vây cá mập ngoi lên khỏi nước. Người đàn ông chỉ cách bờ khoảng 200 m nên vội vàng bơi vào, tuy nhiên vẫn bị con cá mập cắn vào đùi. Tới bờ, anh được đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Một tuần trôi qua, Shelton phải quay lại bệnh viện vì đau dữ dội khu vực quanh vết thương. Qua kiểm tra, các bác sĩ xác định anh nhiễm vi khuẩn ăn thịt người hay còn gọi là viêm mô hoại tử. Đây là loại bệnh nhiễm trùng vô cùng nguy hiểm, Shelton không thể đi lại được.
Viêm mô hoại tử là bệnh nhiễm trùng hiếm gặp và nghiêm trọng. Nó ảnh hưởng đến các mô dưới da bao quanh cơ, dây thần kinh, mạch máu và mỡ. Vi khuẩn này thường xâm nhập vào cơ thể thông qua các vết thương hở, có thể gây hoại tử chân tay hoặc thậm chí tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ, cách chống lại nhiễm trùng và các biến chứng nguy hiểm là sơ cứu nhanh. Người bệnh cần phải được chẩn đoán chính xác, chữa trị bằng kháng sinh kịp thời và phẫu thuật để loại bỏ phần mô bị nhiễm trùng ngay.
Video đang HOT
Viêm mô hoại tử trên thực tế rất hiếm, chủ yếu xuất hiện ở bệnh nhân ung thư, tiểu đường hoặc gặp vấn đề về thận do hệ miễn dịch bị suy giảm đáng kể. Những người có hệ miễn dịch khỏe mạnh, biết cách chăm sóc và vệ sinh vết thương thường xuyên rất ít khi rơi vào tình trạng này.
Shelton muốn cảnh báo mọi người không nên xuống nước, đặc biệt nước trong ao, hồ, biển… khi có vết xước và vết thương hở. Nếu bắt buộc, hãy sát trùng vết thương bằng cồn ngay sau khi ra khỏi nước.
Ngọc Khuê
Theo Vnexpress
Điều gì sẽ xảy ra sau khi nhiễm vi rút HIV?
Theo Cục Phòng chống HIV/AISD, hiểu biết và tuân thủ dùng thuốc sẽ giúp người nhiễm HIV sống khỏe mạnh
Hình tư liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS
Tấn công hệ miễn dịch
HIV là vi rút gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người. HIV gây tổn thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi các bệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫn đến tử vong. Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùy thuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trong khoảng thời gian trung bình là 5 năm.
Nên làm gì nếu nhiễm HIV?
Hình tư liệu của Cục Phòng chống HIV/AIDS
Nhiễm HIV không phải là tệ nạn xã hội, không đáng bị xã hội ruồng bỏ mà chỉ đơn thuần là một căn bệnh cho đến nay khoa học chưa tìm ra thuốc chữa trị. Kết quả xét nghiệm dương tính chỉ có nghĩa là bạn đang có HIV trong máu. Các cơ sở khám chữa bệnh, các trung tâm tư vấn về HIV/AIDS sẽ chỉ dẫn cho thêm những điều cần thiết để đối phó với tình huống này.
Pháp luật qui định người nhiễm HIV phải thông báo cho vợ hoặc chồng mình về việc bạn bị nhiễm HIV nhưng không có nghĩa vụ phải nói điều đó cho bất cứ người nào khác và vẫn có thể làm việc, tham gia các hoạt động xã hội bình thường.
Tuy nhiên nếu công việc đang làm thuộc danh mục những nghề, công việc mà pháp luật qui định người bị nhiễm HIV/AIDS không được làm thì nên chủ động đề nghị được chuyển sang làm một công việc khác phù hợp với mình và với các qui định của pháp luật. Việc chuyển người bị nhiễm HIV/AIDS sang làm công việc khác phù hợp hơn cũng là trách nhiệm người chủ sử dụng lao động.
Người nhiễm HIV cũng cần chủ động áp dụng các biện pháp phòng ngừa để không làm lây cho người khác. Ví dụ như khi có quan hệ tình dục phải dùng bao cao su. Nên đặc biệt chú ý giữ gìn sức khỏe, tránh bị cảm cúm hay các bệnh thông thường khác có thể làm cơ thể suy yếu, đi khám sức khỏe định kỳ, tham khảo ý kiến của bác sĩ để được chỉ dẫn một số loại thuốc, có tác dụng làm chậm quá trình phát triển của vi rút HIV.
Duy trì thuốc là duy trì sống vui khỏe
Thực tế cho thấy nhiều người nhiễm HIV vẫn sống hoàn toàn bình thường khỏe mạnh trong nhiều năm. Người nhiễm HIV đầu tiên tại VN cách đây 28 năm, là một phụ nữ hiện hơn 50 tuổi và vẫn có sức khỏe, sinh hoạt bình thường.
Trung bình người nhiễm HIV có thể sống thêm 50 năm kể từ khi được phát hiện. Thuốc kháng vi rút được cấp miễn phí cho bệnh nhân HIV. Nếu sử dụng đều đặn, đúng hướng dẫn của bác sĩ bạn vẫn khỏe mạnh và sẽ giúp giảm nồng đồ vi rút trong máu xuống thấp và có thể xuống dưới ngưỡng 200/ml máu. Đây là ngưỡng không lây truyền HIV khi quan hệ tình dục không sử dụng bao cao su và cũng không lây HIV mẹ - con. Nếu không điều trị thuốc kháng vi rút nồng độ vi rút khoảng 10.000 - 100.000/ml máu. Nồng độ này cao nhất trong giai đoạn mới nhiễm và giai đoạn AIDS.
Luôn nhớ các quyền cơ bản của người nhiễm HIV/AIDS như: quyền không bị phân biệt đối xử, quyền được khám chữa bệnh, có việc làm, tự do cư trú đi lại, quyền được bảo vệ danh dự nhân phẩm......được pháp luật bảo đảm và bạn có thể khiếu nại đến cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong trường hợp các quyền của bạn bị vi phạm.
Cục Phòng chống HIV/AIDS
Theo thanhnien.vn
Con 6 tuổi suýt mất mạng chỉ vì một vết muỗi cắn, người mẹ vẫn bàng hoàng khi kể lại câu chuyện vừa trải qua Người mẹ của 5 đứa con nhỏ với kinh nghiệm chăm con đầy mình đã cẩn thận dùng bình xịt chống côn trùng cho con nhưng cuối cùng, con trai vẫn rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng chỉ vì một vết muỗi cắn. Những cơn mưa to mùa hạ có thể là phút giải nhiệt tuyệt vời cho chuỗi ngày nắng...