Nhiễm trùng da vì sơn móng tay
Dụng cụ làm móng và khăn lau là những vật chứa nhiều vi khuẩn, nấm. Nếu không cẩn thận, thời gian đi làm móng chính là lúc bạn rước bệnh vào người.
1. Nấm chân, tay
Nấm muốn sinh sôi được thì cần một môi trường ẩm ướt và ít sáng. Thật không may, các cơ sở chăm sóc bàn tay, bàn chân của các thẩm mỹ viện lại cung cấp đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho nấm phát triển. Rất nhiều người cùng lau chân, tay vào môt chiêc khăn và dù thoạt nhìn, chân ai cũng khá sạch nhưng sự thật không phải vây.
Nguy cơ nhiễm nấm móng sẽ rất cao khi đi sơn móng tay
Khi cùng lau vào môt khăn như vây, nguy cơ bạn nhiễm nấm móng sẽ rất cao. Mặt khác, nếu bạn bị ngứa chân và có dâu hiêu bị nâm, nên đê chân thoáng và không đến spa hay các cơ sở làm đẹp để tránh lây nấm cho người khác.
Video đang HOT
2. Mụn cóc
Mụn cóc gây ra bởi một loại virus lây lan có tên là human papillomavirus (HPV). Loại virus này có rât nhiêu chủng loại (chẳng hạn như các loại có thể gây ra ung thư cổ tử cung), nhưng chỉ có một vài loại thúc đẩy sự phát triên quá mức của các tế bào da và kết quả là gây ra mụn cóc.
Sơn móng tay dễ bị nhiễm trùng da
Mụn cóc lây lan qua tiếp xúc từ người này sang người khi HPV tiếp xúc với một thương tổn trên da. Những vị trí dễ xuất hiện mụn cóc là lòng bàn tay, bàn chân. Mụn cóc có thể lây lan nếu một nhân viên thẩm mỹ viện sử dụng cùng một miếng đá bọt mài da cho các khách hàng hoặc dùng chung khăn lau.
Nếu không cẩn thận, thời gian đi làm móng chính là lúc bạn rước bệnh vào người.
3. Nhiễm trùng MRSA (môt loại nhiêm trùng da)
Nếu bạn đã quan tâm đến những tin tức trong những năm gần đây, bạn đã có thể nhận thấy một sự gia tăng một loại nhiễm trùng tụ cầu khuẩn được gọi là Staphylococcus aureus đề kháng methicillin.
Mặc dù không phổ biến, nhưng MRSA có thể lây lan ở các tiệm móng tay, dẫn đến nhiễm trùng trcosda và dưới móng tay. Các triệu chứng thường xuất hiện trong vòng 24 giờ, các triệu chứng đầu tiên tương tự như mụn nhọt trên da, sau thời gian nhất định sẽ lây nhiễm vào máu, tấn công các cơ quan bên trong cơ thể và dễ dàng gây tử vong vif hầu hết các loại kháng sinh hiện nay đều không có tác dụng…
MRSA có thể lây lan thông qua việc dùng chung dũa móng tay. Đê hạn chê nguy cơ lây bênh, những dụng cụ này phải được ngâm trong một dung dịch khử trùng tối thiểu là 10 phút, sau đó được lau bằng một loại thuốc khử trùng.
Theo Ngọc Diêp (Tri thức trẻ)
Rước vạ vì xăm mình
Khi một loạt ca bị nhiễm trùng da tại trung tâm New York được phát hiện vào mùa thu năm ngoái, nhà chức trách nhận thấy họ đều là khách hàng của một nghệ nhân xăm mình nổi tiếng.
Xăm mình có thể khiến bạn phải phẫu thuật cắt bỏ phần da bị nhiễm trùng
Điều kỳ lạ là toàn bộ các thiết bị, dụng cụ và phương pháp xăm của người này đều rất sạch sẽ, tiệt trùng. Cuối cùng, họ phát hiện thấy loại mực xăm mà ông ta sử dụng - kể cả trong chai nguyên, chưa mở, lại không hề vệ sinh chút nào. Oái oăm thay, đây lại là loại mực phổ biến, được bày bán rộng khắp tại Mỹ.
Tương tự, các cuộc điều tra ở Colorado, Washington và Iowa đều tìm ra hàng loạt vi khuẩn có hại trong ba thương hiệu mực xăm phổ biến. Ít nhất 22 trường hợp nhiễm trùng da đã được phát hiện tại 4 bang này do sử dụng mực xăm bẩn, LiveScience cho hay.
Thủ phạm chính của đợt "bùng phát" này là Mycobacterium chelonae, họ hàng của loại vi khuẩn gây ra bệnh lao và bệnh phong thường tìm thấy trong nước vòi. Mặc dù M.chelonae vô hại với những người có hệ miễn dịch bình thường, nhưng khi được truyền vào người thông qua mũi xăm, nó có thể gây ra vết sưng tấy, đau nhức, ngứa dữ dội trong nhiều tháng, đòi hỏi bệnh nhân phải dùng kháng sinh loại mạnh và đôi khi cả phẫu thuật cắt bỏ.
Theo Trung tâm Phòng chống và kiểm soát bệnh truyền nhiễm (CDC), những ca nhiễm vi khuẩn M.chelonae do liên quan đến xăm mình trước đây đều xuất phát từ việc hãng mực sử dụng nước không tiệt trùng để chế tạo mực.
Xăm hình có nguy cơ bị nhiễm trùng da
Câu hỏi đặt ra là liệu có loại mực xăm nào được làm từ nước tiệt trùng hay không? Câu trả lời chắc chắn là không, vì hiện chưa có bất cứ quy định pháp lý nào đòi hỏi mực xăm phải tiệt trùng, do đó người dùng chỉ biết dựa vào lời bảo đảm của hãng mực hoặc nghệ nhân xăm mình để "làm tin" mà thôi.
Hiện tại chưa có bất cứ số liệu thống kê nào về các ca bị nhiễm trùng da sau khi xăm mình, song nguy cơ sẽ không loại trừ bất cứ ai, CDC khẳng định. Để giảm thiểu nguy cơ, người tiêu dùng nên đến các cơ sở xăm có uy tín và yêu cầu loại mực được sản xuất riêng cho xăm. Trong trường hợp bị nhiễm trùng da, CDC khuyến cáo các bệnh nhân nên đến khám ở bệnh viện để có được phương án điều trị hợp lý nhất.
Theo Y Lam (Vietnamnet)
Cảnh giác với những bệnh thường gặp trong mùa hè Mỗi mùa trong năm đều ẩn chứa những nguy cơ gây bệnh tật. Sau đây là cách phòng tránh và chữa trị một số bệnh thường gặp trong những ngày hè nắng nóng. 1. Bệnh tim mạch Nắng nóng gay gắt không có lợi cho tim. Tim phải làm việc nhiều và nhanh hơn khiến mạch đập mạnh và huyết áp tăng. Máu...