‘Nhiễm nCoV đột phá’ có thể là cơ hội củng cố miễn dịch

Theo dõi VGT trên

Hiện tượng nhiễm nCoV đột phá sau tiêm vaccine không đáng ngại. Virus lúc này giúp hệ miễn dịch tăng khả năng phòng thủ với các biến thể tương lai, các nhà khoa học nhận định.

Sau nhiều trường hợp nhiễm nCoV đột phá – tình trạng mắc Covid-19 sau khi đã tiêm đủ hai mũi vaccine ít nhất 14 ngày, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) kêu gọi người Mỹ tại các vùng dịch duy trì đeo khẩu trang.

Các chuyên gia khẳng định tiêm chủng vẫn hiệu quả cao ngăn ngừa triệu chứng nặng và tử vong, song biến thể Delta dễ lây lan, làm giảm hiệu quả vaccine, khiến cục diện dịch bệnh nước này đổi hướng. Số ca nhiễm tăng lên mức cao nhất trong 6 tháng.

Tiến sĩ Rochelle Walensky, giám đốc CDC, nhiều lần nói hiện tượng nhiễm nCoV đột phá cực kỳ hiếm. Tuy nhiên, cơ quan không thống kê số bệnh nhân cụ thể, những người chưa nhập viện hoặc tử vong. Dữ liệu quốc gia cũng chậm khoảng vài tuần so với thời gian thực. Tỷ lệ nhiễm nCoV đột phá và tử vong hiện còn là ẩn số.

Trong các đợt bùng phát trước, với biến thể virus cũ, tình trạng này cực kỳ hiếm. Song trong làn sóng dịch bệnh gần đây, con số cao hơn với sự xuất hiện của biến thể Delta.

“Số ít người tiêm chủng đầy đủ vẫn sẽ mắc Covid-19 nếu tiếp xúc với virus”, tiến sĩ Walensky cho biết.

Tuy nhiên, hầu hết người nhiễm nCoV sau chủng ngừa có triệu chứng nhẹ. Các chuyên gia cho rằng chúng thậm chí có lợi về lâu dài, bởi mỗi lần tiếp xúc với virus là cơ hội để hệ miễn dịch tăng cường khả năng phòng thủ với các biến thể mới trong tương lai.

Tiến sĩ Michael Mina, chuyên gia dịch tễ tại Trường Y Công cộng Harvard T.H. Chan, nhận định sau chủng ngừa, tiêm thêm liều vaccine bổ sung hay nhiễm nCoV nhẹ đều giúp tăng cường miễn dịch.

“Đây là lý do tại sao thanh niên và người trưởng thành không bị bệnh. Khi còn nhỏ, họ đã mắc đi mắc lại một số bệnh nhiều lần”, ông nói.

Nếu vượt qua giai đoạn nhiễm nCoV đột phá mà không gặp nhiều tổn hại sức khỏe, hệ miễn dịch mạnh mẽ hơn với biến thể mới. Các nhà nghiên cứu cho biết việc nhiễm bệnh có cơ chế tương tự mũi vaccine bổ sung, tăng cường khả năng nhận biết và đẩy lùi virus.

Nghiên cứu chỉ ra rằng ở người hồi phục sau mắc Covid-19, dù mới tiêm một liều vaccine, mức kháng thể tăng vọt. Thông thường, các loại vaccine huấn luyện hệ miễn dịch nhận ra một phần của nCoV. Nếu virus biến đổi trong tương lai, nhiều người vẫn dễ mắc bệnh. Việc tiếp xúc với virus sẽ mở rộng khả năng miễn dịch, tiến sĩ Mina giải thích.

Thông qua liều vaccine tăng cường hoặc các đợt nhiễm bệnh lặp đi lặp lại, cơ thể người dần quen thuộc với virus, đủ sức chống lại các phiên bản mới của nó trong tương lai.

“Song chúng ta chưa tiến đến giai đoạn đó”, ông nói thêm.

Video đang HOT

Nhiễm nCoV đột phá có thể là cơ hội củng cố miễn dịch - Hình 1

Người dân bang Georgia được tiêm vaccine Covid-19, tháng 7/2021. Ảnh: NY Times

Thực tế, vaccine Covid-19 được tạo ra với mục đích chính là ngăn ngừa các ca nhập viện và tử vong – hậu quả xấu nhất sau nhiễm nCoV. Chúng phần lớn bắt nguồn từ tổn thương phổi và các cơ quan khác. Vaccine tạo kháng thể trong máu, ngăn nCoV bám vào những cơ quan đó.

Song tình trạng lây nhiễm xảy ra ngay khi con người tiếp xúc virus qua mũi hoặc cổ họng. Một số kháng thể do vaccine tạo ra có trong dịch mũi hoặc nước bọt, đủ để ngăn ngừa virus. Tuy nhiên, Delta là đối thủ khó khăn hơn.

Trong giai đoạn đầu quá trình mắc Covid-19, khi khả năng lây nhiễm của người bệnh cao nhất, Delta khiến lượng virus nhân lên gấp 1.000 lần so với biến thể khác. Nó đánh bại miễn dịch ở mũi và cổ họng.

Jennifer Gommerman, chuyên gia miễn dịch tại Đại học Toronto, cho biết: “Chỉ là có quá nhiều virus áp đảo hệ thống phòng thủ ban đầu”.

Để ngăn ngừa cả tình trạng nhiễm nCoV và chuyển nặng, vaccine cần tạo kháng thể lâu dài trong máu và đường hô hấp trên. “Đây là yêu cầu thực sự cao”, tiến sĩ Gommerman nói.

Thiếu dữ liệu

Hiện chưa rõ hiện tượng nhiễm nCoV đột phá phổ biến đến đâu. Hầu hết chuyên gia ước tính dựa trên số liệu trước khi Delta thành chủng trội ở Mỹ. Đồng thời, có quá ít nghiên cứu trong nước để đánh giá tính chính xác.

“Tôi nghĩ nếu bắt đầu xét nghiệm ngẫu nhiên mọi người trên đường phố, ta sẽ thấy nhiều ca dương tính hơn”, tiến sĩ Abraar Karan, chuyên gia bệnh truyền nhiễm tại Stanford, cho biết.

Một số chuyên gia tin rằng Delta dễ gây nhiễm nCoV đột phá hơn so với các biến thể trước đó. Song dữ liệu gần đây vẫn cho thấy phần lớn ca nhập viện và tử vong do Covid-19 đều xảy ra ở người chưa tiêm chủng.

Nhiễm nCoV đột phá có thể là cơ hội củng cố miễn dịch - Hình 2

Người dân được xét nghiệm Covid-19 tại trung tâm xét nghiệm và tiêm chủng Unidos En Salud, San Francisco. Ảnh: NY Times

Tiến sĩ Karan nhận định: “Về mặt dịch tễ học và lâm sàng, tôi chưa thấy bất cứ trường hợp nào thực sự nghiêm trọng ở người đã tiêm chủng đầy đủ, những người có khả năng miễn dịch. Tình trạng chung vẫn là người chưa tiêm đến khu hồi sức tích cực (ICU)”.

Kể từ 2/8 đến 11/8, CDC báo cáo hơn 7.500 người nhiễm nCoV đột phá phải nhập viện hoặc tử vong. Phân tích của New York Times cho thấy trong 40 bang, người đã tiêm chủng chỉ chiếm dưới 5% số ca nhập viện, chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong số ca tử vong.

Mối nguy thực sự nằm ở người chưa tiêm vaccine

Nhiễm nCoV đột phá không đủ đe dọa sức khoẻ những ai đã hoàn thành hai liều vaccine. Những người chưa chủng ngừa, bị suy yếu miễn dịch do tuổi tác hoặc bệnh nền xung quanh họ gặp rủi ro cao hơn.

Tuy nhiên, người đã tiêm vaccine vẫn mang lượng nCoV trong mũi và cổ họng bằng với người chưa tiêm, theo dữ liệu của CDC. Virus không tồn tại quá lâu. Nó sẽ sớm bị kháng thể và tế bào miễn dịch tiêu diệt. Song người bệnh có thể truyền virus cho cộng đồng từ rất sớm, trước cả khi biểu hiện triệu chứng. Như vậy, các ca nhiễm đột phá vẫn góp phần làm bùng dịch trong cộng, song ít hơn những người chưa được tiêm chủng.

Trong một số trường hợp, nhiễm nCoV đột phá có thể dẫn đến triệu chứng dai dẳng, còn gọi là Covid-19 kéo dài hay hội chứng hậu Covid-19. Người bệnh vẫn chịu tác động sức khoẻ dù đã âm tính và xuất viện nhiều tháng. Một số người khỏi dần theo thời gian. Song Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch Đại học Yale, cho biết: “Có những người chẳng thể hồi phục hoàn toàn”.

Có ít nghiên cứu về mức độ phổ biến, nghiêm trọng của triệu chứng kéo dài sau nhiễm nCoV đột phá. Một số chuyên gia cho rằng tình trạng này rất hiếm. Trong nghiên cứu ở Israel, khoảng 7 trong số 36 người nhiễm bệnh đột phá có triệu chứng dai dẳng hơn 6 tuần.

Nguy cơ từ biến thể Delta đối với trẻ nhỏ

Một số bác sĩ tuyến đầu tại Mỹ khẳng định họ nhận thấy giai đoạn này số ca trẻ em mắc COVID-19 thể nặng cao hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây và biến thể Delta có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Nguy cơ từ biến thể Delta đối với trẻ nhỏ - Hình 1
Tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một em nhỏ tại Los Angeles, bang California, Mỹ, ngày 9/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN

Pilar Villarraga dành phần lớn thời gian trong mùa hè vừa qua để đếm ngược đến ngày sinh nhật của con gái Sophia. Đầu tháng 8 là thời điểm Sophia sẽ lên 12 tuổi và bước vào nhóm đủ điều kiện tiêm phòng vaccine COVID-19 tại Mỹ. Chia sẻ về tâm tư của mình, cô Villarraga, tại thành phố Doral, Florida cho biết cô không muốn con gái trở lại trường học mà chưa được tiêm phòng.

Thật không may, vào cuối tháng 7, chỉ 2 tuần trước kỳ sinh nhật quan trọng, Sophia bị nhiễm virus SARS-CoV-2. Sau 4 ngày tự điều trị ở nhà không mấy vất vả, đến ngày thứ 5 cô Villarraga phải đưa con gái tới phòng cấp cứu vì em thấy đau ngực và kết quả chụp X-quang chính là điều mà cô lo ngại: Sophia bị viêm phổi và rất nhanh sau đó em bắt đầu ho ra máu. Cô bé nhanh chóng được nhập viện Nhi Nicklaus tại Miami trong sự bàng hoàng của cả cha mẹ và bạn bè vì không ai từng tưởng tượng trẻ nhỏ có thể bị COVID-19 diễn biến nặng như vậy.

Tuy nhiên, Sophia chỉ là 1 trong khoảng 130 trẻ em mắc COVID-19 tại Mỹ phải nhập viện chỉ riêng trong ngày hôm đó (26/7, theo Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh CDC Mỹ).

Trên thực tế, số trẻ em nhập viện tại Mỹ vì mắc COVID-19 bắt đầu tăng nhanh từ đầu tháng 7. Tính riêng trong giai đoạn từ 31/7 - 6/8, trung bình 216 trẻ em phải nhập viện mỗi ngày. Con số này gần tương đương mức 217 trẻ nhập viện/ngày ghi nhận trong giai đoạn đỉnh dịch tại Mỹ hồi đầu tháng 1/2021.

Các bệnh viện tại những điểm nóng dịch bệnh tại Mỹ, chủ yếu là những địa phương có tỷ lệ bao phủ tiêm chủng còn thấp, chịu tác động đặc biệt mạnh. Trong tuần qua, chỉ trong một ngày, bệnh viện Nhi Arkansas ở Little Rock đã ghi nhận 19 bệnh nhi COVID-19 trong khi bệnh viện nhi Johns Hopkins ở St.Peterburg, Florida ghi nhận 15 trẻ nhập viện và viện nhi Mercy ở thành phố Kansas, Missouri ghi nhận 12 trẻ. Tất cả các bệnh viện này đều thông báo nhiều trẻ phải điều trị trong phòng chăm sóc đặc biệt (ICU).

Những số liệu trên làm dấy lên lo ngại rằng tia hy vọng từng được tin tưởng trong suốt thời gian qua về việc dịch bệnh không ảnh hưởng đáng kể tới nhóm trẻ em có thể sẽ dần nguội tắt. Một số bác sĩ tuyến đầu tại Mỹ khẳng định họ nhận thấy giai đoạn này số ca trẻ em mắc COVID-19 thể nặng cao hơn bất kỳ giai đoạn nào trước đây và biến thể Delta có thể là nguyên nhân dẫn tới tình trạng này.

Tiến sĩ Richard Malley, chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm trẻ em tại bệnh viện nhi Boston cho biết mọi người đang có phần lo lắng về khả năng biến thể Delta trên thực tế có thể tác động theo cách nào đó nguy hiểm hơn tới trẻ nhỏ.

Tuy nhiên, đến nay, các nhà khoa học vẫn tin rằng hầu hết trẻ em khi mắc COVID-19 đều sẽ có triệu chứng nhẹ hơn và hiện chưa có đủ bằng chứng để kết luận rằng biến thể Delta có thể gây bệnh nặng hơn cho trẻ em so với các biến thể khác. Một điều rõ ràng hiện nay là sự kết hợp của nhiều yếu tố gồm biến thể Delta dễ lây lan hơn và thực tế tại Mỹ rằng trẻ dưới 12 tuổi chưa đủ điều kiện tiêm phòng, đã dẫn tới tình trạng nhiều trẻ em mắc và nhập viện hơn, đặc biệt ở những vùng mà dịch bệnh đang diễn biến mạnh. Theo Tiến sĩ Malley, khi xuất hiện nhiều ca bệnh hơn thì đến thời điểm nào đó nhóm trẻ em cũng sẽ là nhóm bị tác động.

Thông thường mùa hè là mùa thấp điểm dịch bệnh truyền nhiễm do virus ở trẻ nhỏ tại Mỹ. Tuy nhiên, theo Giám đốc bệnh viện Nhi Arkansas, tháng 7 vừa qua, khi Delta lây lan, số ca mắc COVID-19 mà các viện nhi ở Mỹ ghi nhận bắt đầu tăng từ đầu tháng và đó cũng là lúc họ bắt đầu nhận thấy thực trạng trẻ nhỏ mắc COVID-19 phải nhập viện nhiều hơn. Các loại vaccine đều có hiệu quả bảo vệ trước biến thể Delta, ngăn chặn bệnh chuyển nặng và tử vong. Tuy nhiên, Mỹ chưa cấp phép tiêm cho trẻ dưới 12 tuổi. Vì vậy, khi mà ngày càng nhiều người trưởng thành được tiêm phòng thì trẻ em sẽ trở thành đối tượng dễ chịu tác động hơn.

Trong giai đoạn từ 22 - 29/7, theo Học viện thanh thiếu niên Mỹ, có đến 19% số ca mắc mới ghi nhận là ở trẻ em. Theo Tiến sĩ Yvonne Maldonado, chuyên gia dịch bệnh truyền nhiễm nhi khoa tại Standford Medicine kiêm Chủ tịch Ủy ban A.A.P về dịch truyền nhiễm, cho rằng vì đây là nhóm chưa được tiêm phòng nên ghi nhận nhiều ca nhiễm mới hơn. Theo A.A.P, giai đoạn từ 22 - 29/7, gần 72.000 ca mắc mới được ghi nhận ở trẻ em, gần gấp đôi một tuần trước đó. Viện Nhi Johns Hopkins thì thông báo phát hiện 181 trẻ em dương tính với virus trong tháng 7, tăng đột biến so với con số 12 ghi nhận trong tháng 6.

Theo Tiến sĩ Wassam Rahman, giám đốc trung tâm khẩn cấp tại viện Nhi Johns Hopkins, hầu hết trẻ nhỏ mắc bệnh đều có các triệu chứng nhẹ như chảy nước mũi, khó thở, ho hoặc sốt, và được cho về điều trị tại nhà. Chỉ một số ít có triệu chứng bệnh nặng phải nhập viện vì viêm phổi hoặc suy hô hấp.
CDC ước tính hiện hơn 80% ca mắc mới tại Mỹ là do biến thể Delta và các bác sĩ cũng cho rằng rõ ràng biến thể này là "kẻ thù" đứng sau tình trạng gia tăng số ca mắc tại trẻ nhỏ. Điều chưa thể khẳng định là liệu khi trẻ em mắc biến thể Delta thì có diễn tiến nặng hơn so với mắc biến thể khác hay không.

Ở người lớn, có một số bằng chứng cho thấy biến thể này gây bệnh nặng hơn, các nghiên cứu tại Canada, Scotland và Singapore từng chỉ ra biến thể Delta có thể dẫn tới nguy cơ nhập viện cao hơn.

Tuy nhiên, những nghiên cứu đó đều là sơ bộ và chưa có dữ liệu đủ chắc chắn để khẳng định nguy cơ bệnh nặng ở trẻ nhỏ sẽ cao hơn nếu nhiễm biến thể Delta.

Tiến sĩ Jim Versalovic, chuyên gia hô hấp tại viện Nhi Texas, Houston khẳng định hiện chưa có bằng chứng chắc chắn về việc tình trạng bệnh sẽ nghiêm trọng hơn ở trẻ em nhiễm biến thể Delta. Tuy nhiên, Tiến sĩ Rahman không loại trừ khả năng Delta có thể gây ra tình trạng bệnh nặng ở trẻ em và xu hướng này thực sự có tồn tại hay không sẽ được thấy rõ hơn trong vài tuần hoặc vài tháng tới. Thông thường, tỷ lệ nhập viện là chỉ số theo sau chỉ số về ca mắc mới. Tức là sau vài tuần tăng số ca mắc mới thì tỷ lệ nhập viện sẽ được tính toán và khi đó mới có thể nói chính xác hơn về xu hướng này.

Tại Anh, biến thể Delta cũng đã bùng phát trên diện rộng và giai đoạn bùng phát xảy ra trước Mỹ. Các chuyên gia cho biết họ không nhận thấy bằng chứng rõ ràng rằng biến thể Delta gây bệnh nghiêm trọng hơn cho trẻ em. Tiến sĩ Elizabeth Whittaker, chuyên gia tại Imperial College London khẳng định Delta thực sự gây ra một làn sóng các ca mắc mới ở trẻ nhỏ nhưng không đến mức khác biệt hơn hay đáng lo ngại hơn.

Các chuyên gia cũng cho rằng hiện chưa rõ khi nào trẻ dưới 12 tuổi tại Mỹ sẽ được tiêm phòng nhưng hiện nay các tốt nhất để giảm nguy cơ cho nhóm đối tượng này và giảm tải cho các bệnh viện là những người trưởng thành và những trẻ lớn hơn đã đủ kiện tiêm phòng cần đi tiêm càng sớm càng tốt để ngăn chặn biến thể Delta lây lan. Tăng tốc và mở rộng chương trình tiêm phòng toàn dân hiện được coi là biện pháp an toàn nhất để tránh phải đi tìm câu trả lời cho câu hỏi liệu Delta có nguy hiểm hơn với trẻ em hay không.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Những người nên uống nước chè xanh thường xuyênNhững người nên uống nước chè xanh thường xuyên
06:02:43 24/02/2025
Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?Huyết áp tăng đột ngột, xử trí thế nào?
17:24:17 24/02/2025
'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này'Đánh bay'nỗi lo huyết áp cao với 6 thực phẩm quen thuộc này
18:16:02 24/02/2025
Hướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gânHướng dẫn xử trí đúng khi bị bong gân
05:59:00 24/02/2025
Thời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ AlzheimerThời điểm chính xác để chuẩn đoán bệnh mất trí nhớ Alzheimer
13:02:51 24/02/2025
Phát hiện siêu thực phẩm chống cúmPhát hiện siêu thực phẩm chống cúm
18:19:00 24/02/2025
Nhiều lợi ích sức khỏe nếu thường xuyên ăn sữa chua vào buổi tốiNhiều lợi ích sức khỏe nếu thường xuyên ăn sữa chua vào buổi tối
05:49:15 24/02/2025
Lợi ích của trái thơmLợi ích của trái thơm
05:56:21 24/02/2025

Tin đang nóng

Biến căng: Cảnh sát khám nhà khẩn, bắt giữ nam diễn viên hàng đầu nghi xúi giục tra tấn người đến chếtBiến căng: Cảnh sát khám nhà khẩn, bắt giữ nam diễn viên hàng đầu nghi xúi giục tra tấn người đến chết
08:15:33 25/02/2025
Nóng: Mẹ bé Bắp lần đầu nói về ồn ào 16,7 tỷ đồng tiền từ thiện, giải thích chuyện làm răng sứ và cho con học trường quốc tếNóng: Mẹ bé Bắp lần đầu nói về ồn ào 16,7 tỷ đồng tiền từ thiện, giải thích chuyện làm răng sứ và cho con học trường quốc tế
08:24:25 25/02/2025
Chuyện gì đã xảy ra với vợ Huy Khánh?Chuyện gì đã xảy ra với vợ Huy Khánh?
06:55:24 25/02/2025
Căng: Sao nam Vbiz quỳ gối xin lỗi Trấn Thành, nguyên nhân vì 1 câu "vạ miệng" trên sóng truyền hìnhCăng: Sao nam Vbiz quỳ gối xin lỗi Trấn Thành, nguyên nhân vì 1 câu "vạ miệng" trên sóng truyền hình
06:48:32 25/02/2025
Vụ dụ dỗ tu tập thành tiên: Công an khai quật nhiều vật phẩm chôn dưới đấtVụ dụ dỗ tu tập thành tiên: Công an khai quật nhiều vật phẩm chôn dưới đất
09:01:41 25/02/2025
Kim Jong Kook lần đầu hé lộ nhà riêng làm dàn sao muốn "ngất xỉu": Hoá ra không ai yêu là có lí do!Kim Jong Kook lần đầu hé lộ nhà riêng làm dàn sao muốn "ngất xỉu": Hoá ra không ai yêu là có lí do!
08:19:27 25/02/2025
Hoa hậu 99 của Vbiz vừa công khai bạn trai đã phát tín hiệu kết hôn, đàng trai là Phó GĐ công ty khoáng sảnHoa hậu 99 của Vbiz vừa công khai bạn trai đã phát tín hiệu kết hôn, đàng trai là Phó GĐ công ty khoáng sản
06:58:29 25/02/2025
Cảnh nam sinh ngồi bấm điện thoại khi bà bầu đứng suốt 30 phút trên tàu metro số 1 gây tranh cãi dữ dộiCảnh nam sinh ngồi bấm điện thoại khi bà bầu đứng suốt 30 phút trên tàu metro số 1 gây tranh cãi dữ dội
10:19:33 25/02/2025

Tin mới nhất

Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?

Thiếu máu não nên ăn gì cho tốt?

12:56:24 25/02/2025
Ngoài việc tuân thủ phác đồ điều trị bằng thuốc, người bệnh cần duy trì lối sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây ra triệu chứng thiếu máu não để đạt hiệu quả điều trị tối ưu.
8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà nhiều người chưa biết

8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe mà nhiều người chưa biết

12:53:02 25/02/2025
Trong 8 dấu hiệu cảnh báo thận không khỏe thì đây là một trong những triệu chứng điển hình nhất. Khi cơ quan này bị tổn thương, người bệnh sẽ xuất hiện những cơn đau ở vùng thắt lưng lan sang hai bên hông, tương ứng với vị trí của thận.
Đồ uống có đường gây ra khoảng 340.000 ca tử vong mỗi năm

Đồ uống có đường gây ra khoảng 340.000 ca tử vong mỗi năm

12:50:36 25/02/2025
Sự gia tăng tiêu thụ đồ uống có đường ở các khu vực trên phần lớn là do các công ty sản xuất nước ngọt đang tích cực mở rộng thị trường, nhằm bù đắp cho sự sụt giảm doanh số tại các thị trường truyền thống như Bắc Mỹ và châu Âu.
Mỡ máu không phải nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

Mỡ máu không phải nguyên nhân chính gây ra đột quỵ

12:47:11 25/02/2025
Tăng huyết áp có thể được phát hiện bằng việc đo huyết áp người bệnh do nhân viên y tế thực hiện. Đây là một hành động vô cùng đơn giản, nhanh gọn và không hề đau đớn, người dân có thể phát hiện tăng huyết áp dễ dàng bằng cách khám sức ...
Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

Giáo hoàng Francis ra thông điệp, tin tưởng việc điều trị

21:07:09 24/02/2025
Giáo hoàng Francis bày tỏ sự tin tưởng vào quá trình điều trị của mình, nhưng các nguồn tin từ Vatican cho biết văn bản này được viết trong vài ngày qua.
Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

Đường có phải là nguyên nhân gây bệnh tiểu đường?

17:22:33 24/02/2025
Tiểu đường không chỉ làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch, tổn thương dây thần kinh, suy thận, ảnh hưởng thị lực, mà còn gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng khác.
Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

Thực phẩm nên ăn và nên tránh khi có vấn đề về tiêu hóa

16:16:39 24/02/2025
Đối với những người mới phẫu thuật, cơ thể cần nhiều năng lượng để hồi phục nên ăn thức ăn giàu dinh dưỡng, dễ tiêu sẽ giúp giảm gánh nặng cho hệ tiêu hóa và hấp thụ dinh dưỡng tốt hơn.
Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

Người đàn ông nhập viện vì bất cẩn khi uống thuốc cảm cúm

16:16:04 24/02/2025
Trong quá trình nội soi, các bác sĩ phát hiện viên thuốc còn nguyên vỏ với kích thước 1,5 x 2,5cm, có ba cạnh sắc nhọn và một cạnh tù, cạnh sắc cắm vào thành thực quản gây chảy máu.
Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

Xử trí sưng đỏ do cước tay chân

15:35:12 24/02/2025
Bệnh cước tay chân cho đến nay vẫn chưa xác định được nguyên nhân rõ ràng, nhưng khi thời tiết lạnh ẩm thì các triệu chứng nặng nề hơn.
Mắc Kawasaki (viêm mạch máu) nên tập luyện thế nào?

Mắc Kawasaki (viêm mạch máu) nên tập luyện thế nào?

12:22:18 24/02/2025
Nhìn chung, người mắc Kawasaki nên ưu tiên các bài tập có cường độ vừa phải, giúp duy trì sức khỏe tim mạch mà không gây áp lực quá lớn lên hệ tuần hoàn.
Uống cà phê có giúp thải axit uric ra khỏi cơ thể không?

Uống cà phê có giúp thải axit uric ra khỏi cơ thể không?

12:17:37 24/02/2025
Tránh rượu bia, nước ngọt vì cũng ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa trong cơ thể. Kết quả dẫn đến là tăng sự hình thành axit uric, vì vậy những người đã và đang có nguy cơ bị gút nên tránh sử dụng chúng.
5 lợi ích của việc đi bộ sau bữa ăn trong 5 phút

5 lợi ích của việc đi bộ sau bữa ăn trong 5 phút

05:50:39 24/02/2025
Đi bộ có thể đặc biệt có lợi sau bữa tối khi mọi người có xu hướng ít hoạt động hơn. Bắt đầu bằng những lần đi bộ ngắn từ 2 - 5 phút sau bữa ăn, sẽ mang lại nhiều lợi ích, trong đó tính nhất quán quan trọng hơn thời lượng.

Có thể bạn quan tâm

Nhà hướng Đông Bắc hợp tuổi nào, kỵ tuổi nào, cách hóa giải?

Nhà hướng Đông Bắc hợp tuổi nào, kỵ tuổi nào, cách hóa giải?

Trắc nghiệm

12:55:12 25/02/2025
Hướng nhà rất quan trọng trong phong thủy, nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài lộc, sức khỏe và sự thịnh vượng của gia chủ.Nhà hướng Đông Bắc hợp tuổi nào, kỵ tuổi nào?
Liên bang Nga chờ đợi quyết định quan trọng của Iran về Hành lang vận tải Bắc-Nam

Liên bang Nga chờ đợi quyết định quan trọng của Iran về Hành lang vận tải Bắc-Nam

Thế giới

12:42:25 25/02/2025
Đại sứ Dedov nhấn mạnh, việc Iran đưa ra lịch trình mua lại đất sẽ giúp làm rõ tiến độ dự án. Ông cũng khẳng định cả Moskva và Tehran đều quyết tâm thực hiện dự án chiến lược này.
Mãn nhãn với cách mẹ đảm Hà Nội refill tủ đông: Cực thông minh, gom cả chợ về nhà cũng không là gì!

Mãn nhãn với cách mẹ đảm Hà Nội refill tủ đông: Cực thông minh, gom cả chợ về nhà cũng không là gì!

Sáng tạo

11:23:15 25/02/2025
Làm thế nào để giữ cho thực phẩm luôn tươi ngon và không bị lẫn mùi trong tủ đông? Câu trả lời sẽ có trong bài viết này! Mẹ đảm Hà Nội sẽ chia sẻ những mẹo nhỏ nhưng cực kỳ hữu ích
Georgina Rodriguez ra thông điệp đặc biệt với Ronaldo

Georgina Rodriguez ra thông điệp đặc biệt với Ronaldo

Sao thể thao

11:12:51 25/02/2025
Mọi sự chú ý của số đông người hâm mộ đã đổ dồn vào Georgina Rodriguez, khi nàng WAG này đưa ra thông điệp đặc biệt với ngôi sao người Bồ Đào Nha, Cristiano Ronaldo.
Khách Tây giới thiệu 1 loại quả "chắc chắn Việt Nam không có" nhưng dân mạng bật cười vì nhìn qua thôi cũng nhận ra ngay

Khách Tây giới thiệu 1 loại quả "chắc chắn Việt Nam không có" nhưng dân mạng bật cười vì nhìn qua thôi cũng nhận ra ngay

Netizen

10:18:08 25/02/2025
Trong khi các vị khách nước ngoài đến Việt Nam thường sẽ giới thiệu về các món ăn, loại quả hay đồ uống có tại đây để giới thiệu tới mọi người ở những nơi khác
Khoảnh khắc kinh hoàng khi voi suýt nghiền nát ô tô cùng người ngồi bên trong

Khoảnh khắc kinh hoàng khi voi suýt nghiền nát ô tô cùng người ngồi bên trong

Lạ vui

10:13:56 25/02/2025
Bức hình một con voi đực khổng lồ ngồi lên mui xe và kính chắn gió dường như sắp ngiền nát chiếc xe ô tô, thu hút nhiều sự chú ý của cư dân mạng.
Đến Bình Thuận ghé thăm làng chài mũi La Gàn

Đến Bình Thuận ghé thăm làng chài mũi La Gàn

Du lịch

09:46:10 25/02/2025
Đây là nơi sinh sống của ngư dân làng chài La Gàn (làng chài Bình Thạnh) - cộng đồng vẫn lưu giữ nét đặc trưng của làng chài truyền thống.
Chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt hơn 21 tỉ đồng

Chủ tịch công ty địa ốc chiếm đoạt hơn 21 tỉ đồng

Pháp luật

09:43:30 25/02/2025
Ngày 24.2, TAND TP.HCM tuyên phạt bị cáo Trần Thị Kim Thoa (54 tuổi, Việt kiều Mỹ, cựu Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty TNHH địa ốc Á Châu) mức án 8 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Bí ẩn chiếc thẻ thanh tra xây dựng của người bị CSGT khống chế ở TPHCM

Bí ẩn chiếc thẻ thanh tra xây dựng của người bị CSGT khống chế ở TPHCM

Tin nổi bật

09:23:57 25/02/2025
Chiếc thẻ thanh tra xây dựng phường của người đàn ông bị CSGT khống chế ở TPHCM vẫn còn nhiều bí ẩn cần được làm rõ, cảnh sát đang tiếp tục xác minh.
Diva Hồng Nhung và hành trình vừa làm việc vừa chiến đấu với ung thư

Diva Hồng Nhung và hành trình vừa làm việc vừa chiến đấu với ung thư

Sao việt

09:05:19 25/02/2025
Thời điểm phát hiện ung thư cũng là giai đoạn bận nhất trong đời của Diva Hồng Nhung; chị vừa điều trị vừa cố gắng hoàn tất hàng loạt dự án âm nhạc đang thực hiện.