‘Nhiễm độc botulinum là thảm họa với bất cứ ai’
Theo bác sĩ Trần Văn Phúc, chúng ta cần hiểu rõ về botulinum để bảo vệ bản thân và gia đình. Nếu bạn có kiến thức, tất cả món ăn đều an toàn.
Zing đăng tải bài viết của bác sĩ Trần Văn Phúc, khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Xanh Pôn, Hà Nội, về tình hình nhiễm độc tố của vi khuẩn Clostridium botulinum tại Mỹ hiện nay.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa bệnh tật (CDC) Mỹ, trung bình mỗi năm, quốc gia này có 160 trường hợp ngộ độc botulinum. Trong đó, trẻ nhũ nhi chiếm 72%. Tỷ lệ tử vong chung từ 5 đến 10%.
Tại sao trẻ nhũ nhi ngộ độc botulinum?
Câu trả lời là trong mật ong chứa nha bào vi khuẩn Clostridium botulinum. Theo nghiên cứu định lượng ở Mỹ, các mẫu mật ong có khả năng gây bệnh, mỗi gram có 5-70 nha bào vi khuẩn.
Khi trẻ nhũ nhi ăn phải nha bào trong mật ong, dạ dày của bé ít axit nên chúng có điều kiện nảy mầm. Vi khuẩn Clostridium botulinum phát triển tạo ra độc tố botulinum.
Biểu hiện bệnh ở trẻ nhũ nhi cũng khác người lớn. Thời gian khởi bệnh ước tính khoảng 3-30 ngày, tính từ thời điểm trẻ ăn phải nha bào.
Các dấu hiệu chính gồm yếu cơ, mí mắt rũ xuống, nhắm như ngủ, táo bón. Đôi khi, trẻ không đi ngoài trong vài ngày. Bệnh nhi bú kém hoặc bỏ bú, hay cáu gắt, kêu khóc bất thường cũng là triệu chứng của ngộ độc. Giai đoạn muộn, trẻ khó thở, suy hô hấp, ngừng thở và tử vong nếu không được điều trị kịp thời.
Trẻ nhũ nhi chiếm 72% bệnh nhân ngộ độc botulinum tại Mỹ. Ảnh: Planetesante.
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã đưa ra khuyến cáo trẻ dưới một tuổi không nên ăn mật ong và các sản phẩm chứa mật ong, bao gồm cả việc bôi chúng vào núm vú. Châu Âu và các quốc gia phát triển khác ở châu Á cũng khuyến cáo tương tự.
Đó là kinh nghiệm Việt Nam nên tham khảo. Theo quan sát của tôi, các bà mẹ hay sử dụng mật ong đánh tưa lưỡi cho con. Họ dùng mật ong kết hợp quả quất cho trẻ bị ho. Ngoài ra, phụ nữ cũng thường bôi mật ong vào ngực cho con chịu bú mẹ. Vì vậy, các bác sĩ nhi khoa cần chú ý tới khả năng trẻ ngộ độc botulinum.
Nhiễm độc botulinum là thảm họa với bất cứ ai. Khi không may nhiễm độc, thời gian nằm viện kéo dài 30-100 ngày. Ngộ độc nặng gây liệt cơ hô hấp. Suốt thời gian này, người bệnh phải dùng máy thở, nguy cơ nhiễm trùng cơ hội như viêm phổi, đường tiết niệu, nhiễm khuẩn huyết rất cao. Điều trị phục hồi chức năng các di chứng liệt cũng tốn nhiều thời gian. Khoảng một năm tiếp theo, hầu hết bệnh nhân hồi phục thần kinh hoàn toàn.
Tỷ lệ ngộ độc botulinum ở Mỹ được cho là khá thấp, trung bình khoảng 160 ca bệnh mỗi năm. Các chuyên gia cho rằng đó là kết quả của giáo dục và nhận thức về bảo quản cũng như xử lý thực phẩm đúng cách.
Thu hồi sản phẩm không an toàn
Hàng năm, Mỹ liên tục thu hồi nhiều sản phẩm thức ăn chế biến sẵn. Năm 2007, 8 bệnh nhân phải vào viện điều trị do ngộ độc botulinum, xảy ra ở bang Indiana (2 trường hợp), Texas (3 trường hợp) và Ohio (3 trường hợp). Độc tố botulinum type A được xác định trong tương ớt. Công ty đã thu hồi 111 triệu lon tương ớt.
FDA đã kiểm tra các nhà máy khác có hệ thống đóng hộp tương tự. Họ cũng đưa ra cảnh báo cho ngành công nghiệp về sự nguy hiểm của Clostridium botulinum và tầm quan trọng khi tuân thủ các quy định sản xuất thực phẩm đóng hộp.
Tháng 6, Mỹ đã thu hồi tất cả phô mai của Công ty Primula. Công ty Primula phát hiện sản phẩm phô mai của mình bị nhiễm Clostridium botulinum nên chủ động thu hồi sản phẩm tại Mỹ, châu Âu, các quốc gia ở châu Á như Singapore, Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc và Nhật Bản.
Video đang HOT
Hình ảnh vi khuẩn Clostridium botulinum. Ảnh: Tn.gov
Mỗi năm, Mỹ có hàng trăm công ty chế biến thực phẩm phải thu hồi sản phẩm. Bởi sau khi kiểm tra, chính những công ty đó hoặc cơ quan chức năng thấy không đảm bảo an toàn. Các quốc gia châu Âu và một số nước châu Á như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore cũng tương tự.
Botulinum là độc tố nguy hiểm nhất thế giới. Nó đứng số một và mức độ độc gấp 10.000 lần Kali xyanua. Nguyên tố phóng xạ nguy hiểm nhất là Polonium cũng không thể so sánh với độc tố này.
Chúng ta cần hiểu rõ về botulinum để không sợ chúng. Không có món ăn nào trở nên an toàn nếu chúng ta thiếu hiểu biết. Ngược lại, nếu hiểu biết, mọi món ăn đều an toàn. Muốn phòng tránh ngộ độc botulinum, chúng ta cần hiểu biết về chúng, nhận ra triệu chứng sớm, kịp thời đến cơ sở y tế để được cấp cứu.
Tài liệu tham khảo:
https://www.cdc.gov/botulism/surv/2017/index.html
https://www.cdc.gov/botulism/surveillance.html
https://www.fda.gov/…/honey-pacifiers-suspected-texas…
https://www.jpeds.com/article/S0022-3476(79)80863-X/pdf
https://www.fda.gov/…/mill-stream-corp-sullivan-harbor…
https://www.fda.gov/…/awers-inc-recalls-grained-salmon…
https://www.fda.gov/…/voluntarily-recalls-grained…
https://www.fda.gov/…/roland-foods-llc-initiates…
https://www.fda.gov/…/roland-foods-llc-initiates…
https://www.fda.gov/…/mill-stream-corp-sullivan-harbor…
https://www.food.gov.uk/…/alert/fsa-prin-29-2020-update-1
https://www.fsai.ie/…/food…/primula_cheese_spreads.html
https://www.sfa.gov.sg/…/sfa-media-release—recall-of…
http://www.favv-afsca.fgov.be/…/rap…/2020/2020-06-19.asp
https://www.cfs.gov.hk/english/press/20200619_8000.html
Mối nguy hiểm khi bắt học sinh đeo khẩu trang trong giờ ngủ trưa
Các chuyên gia cho rằng việc trang bị cho học sinh tấm chắn mặt, đeo khẩu trang và tắt điều hoà trong phòng học là không cần thiết.
Ngày 4/5, học sinh cả nước chính thức trở lại trường học sau thời gian tạm nghỉ phòng chống dịch Covid-19. Trong những ngày đầu, một số trường học có các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được cho là "cứng nhắc, máy móc, thậm chí cực đoan" như yêu cầu học sinh vừa đeo khẩu trang vừa đeo nón che giọt bắn, không được bật điều hoà trong phòng học, đeo khẩu trang khi ngủ...
Theo các chuyên gia, các biện pháp này không những không cần thiết mà còn hại cho sức khỏe của học sinh.
Trẻ có nên đeo khẩu trang đến lớp?
Bác sĩ Trần Văn Phúc, Bệnh viện Xanh Pôn (Hà Nội), cho biết theo khuyến cáo mới nhất từ Hiệp hội Nhi khoa Mỹ, phần lớn những quyết định cho trẻ đeo khẩu trang phụ thuộc vào nơi đứa trẻ đang sống, lứa tuổi và tính cách của đứa trẻ, những nơi trẻ đến.
Cụ thể, nếu trẻ đang sống ở nơi có những cư dân bình thường, trẻ ở trong nhà không cần phải đeo khẩu trang. Trẻ đi bộ ngoài trời duy trì được khoảng cách 2 m, không chạm tay vào bề mặt các vật dụng như đài phun nước, thiết bị trong sân chơi hay các vật dụng có nguy cơ người nhiễm bệnh chạm vào, trẻ cũng không cần phải đeo khẩu trang.
CDC Mỹ và Hiệp hội Nhi khoa Mỹ đều khuyến cáo trẻ dưới 2 tuổi không nên đeo khẩu trang vì có nguy cơ bị nghẹt thở. Trong khi đó, các trường học ở Việt Nam cho trẻ đeo khẩu trang ở mọi nơi, mọi lúc, đeo ngay cả khi trẻ đang ngủ.
"Qua tìm hiểu, tôi được biết một số em học sinh cảm thấy bị khó thở khi đeo trong giờ học, chờ cô quay đi các em 'lách luật' bằng cách kéo khẩu trang xuống để thở, khi cô quay lại các em sẽ lấy tay kéo khẩu trang lên", bác sĩ Phúc nói.
Hiệp hội Nhi khoa Mỹ khuyến cáo không nên đeo khẩu trang trong trường hợp trẻ cảm thấy đeo nó sẽ khó thở, đặc biệt là những tình huống trẻ mất khả năng hoặc không thể tự tháo bỏ khẩu trang (như trong lúc ngủ). "Không nên đeo khẩu trang khi trẻ thường xuyên chạm tay vào khẩu trang, vì đeo như thế lợi bất cập hại, trẻ dễ nhiễm virus hơn là không đeo", bác sĩ Phúc cho biết.
Bác sĩ Phúc cho rằng học sinh khoẻ mạnh không cần thiết phải mang khẩu trang liên tục trong lớp học. Ảnh: Chí Hùng.
Theo bác sĩ Phúc, xác suất mắc Covid-19 ở Việt Nam thời điểm hiện tại rất thấp, trẻ em càng thấp hơn rất nhiều, không có trẻ em bị bệnh nặng.
Theo số liệu thống kê dịch Covid-19 tại Việt Nam, lứa tuổi mầm non có 5,5 triệu em, chỉ có một ca mắc. Nhóm học sinh phổ thông có hơn 17 triệu có 16 ca mắc. Nhóm còn lại có hơn 74,3 triệu người với 202 ca mắc.
Việt Nam có 271 ca bệnh Covid-19 nhưng chỉ có 219 người Việt cả nhiễm bệnh trong nước và ca xâm nhập từ nước ngoài về, số còn lại 52 ca là người nước ngoài.
"Từ những con số trên, trẻ mầm non và học sinh phổ thông mắc bệnh không đáng kể, rất thấp so với nhóm còn lại. Điều này củng cố thêm niềm tin rằng trẻ em rất ít bị nhiễm bệnh, virus chủ yếu truyền bệnh ở người lớn. Căn cứ khuyến cáo của Hiệp hội Nhi khoa Mỹ và những con số đã tính toán, việc bắt buộc trẻ mẫu giáo và học sinh phổ thông đeo khẩu trang là không cần thiết", chuyên gia này nhấn mạnh.
Ngoài ra, bác sĩ Phúc cho biết người trên khắp thế giới đang sử dụng tấm chắn mặt để chống lại sự xập nhập của SARS-CoV-2.
Tấm chắn mặt không hoàn hảo và không thay thế cho khẩu trang, nhưng nó có tác dụng như một hàng rào vật lý có thể bảo vệ khuôn mặt của nhân viên y tế tránh khỏi những giọt bắn. Kính chắn mặt cũng được dùng cho nhân viên y tế từ rất lâu.
Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ vào năm 1986 cho thấy nhân viên y tế đeo kính chắn mặt ở New York vào phòng bệnh của trẻ sơ sinh mắc bệnh hô hấp, chỉ 5% bị nhiễm một loại virus đường hô hấp thông thường. Không đeo kính bảo hộ, có tới 28% đã bị nhiễm bệnh.
Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng kính bảo hộ dường như tạo ra một rào cản nhắc nhở các y tá, bác sĩ và nhân viên không được dụi tay lên mắt, mũi. Kính mắt cũng hoạt động như một rào cản để ngăn chặn giọt bắn hô hấp khi nhân viên y tế chăm sóc hay bế trẻ sơ sinh.
Nhiều chuyên gia lên tiếng cho rằng trẻ vừa đeo khẩu trang, vừa đeo mặt nạ chống giọt bắn là không cần thiết. Ảnh: Việt Linh.
Một nghiên cứu tương tự được công bố trên Tạp chí Bệnh trẻ em Mỹ năm 1987 cho thấy chỉ có 5% nhân viên y tế tại Trung tâm Y tế UCLA sử dụng khẩu trang và kính bảo hộ bị nhiễm virus đường hô hấp. Khi không sử dụng khẩu trang hoặc kính bảo hộ, 61% người đã bị nhiễm bệnh. Tấm chắn mặt chỉ ngăn cản giọt bắn trong phạm vi 2 m.
"Tôi đồng ý rằng, khẩu trang và tấm chắn mặt thực sự có tác dụng làm giảm nguy cơ nhiễm virus, nhưng việc sử dụng khẩu trang và tấm chắn mặt ở mẫu giáo và trường phổ thông lại là câu chuyện khác.
Bản thân tôi nhiều năm trước, mỗi khi làm thủ thuật can thiệp, tôi cũng đeo tấm chắn mặt để tránh máu và dịch của bệnh nhân bắn vào. Vì thế mà tôi hiểu rằng việc đeo khẩu trang và mang kính chắn mặt sẽ rất khó khăn. Chỉ khi chúng tôi phải thực hiện công việc chuyên biệt trong điều kiện chống nhiễm khuẩn ngặt nghèo mới áp dụng", bác sĩ Phúc chia sẻ.
Chuyên gia này cho rằng không cần thiết bắt buộc trẻ em khoẻ mạnh phải đeo khẩu trang khi đến lớp. Trẻ ốm phải ở nhà hoặc đến thăm khám bác sĩ. Trừ lý do nào đó trẻ ốm đang ở trường thì phải đeo khẩu trang.
"Chúng ta không chủ quan nhưng hãy sống chung với đại dịch Covid-19 bằng sự hiểu biết khoa học", bác sĩ Phúc nói.
Lớp học có thể bật điều hòa ở mức 26-27 độ C
Liên quan vấn đề đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học để vừa tránh Covid-19, vừa đối phó với thời tiết nắng nóng, PGS.TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng khẩn cấp các sự kiện y tế công cộng Việt Nam, cho rằng cần cân nhắc vấn đề phòng chống nóng cho học sinh khi tới trường dù phòng thoáng khí.
Theo PGS Phu, môi trường lớp học không giống môi trường bệnh viện. Hiện nay, cơ bản các học sinh đều được kiểm soát, giám sát sức khỏe trước khi đến trường. Phụ huynh học sinh, học sinh phải chủ động khai báo nếu con có các biểu hiện ho, sốt, khó thở. Cha mẹ cũng chủ động cho con nghỉ học ở nhà nếu bị ốm hoặc có các biểu hiện bệnh hô hấp.
"Đối với các lớp học, nếu thời tiết mát mẻ, chúng ta nên mở cửa, để thông gió vào trong phòng học. Điều đó rất tốt cho phòng chống dịch Covid-19. Tuy nhiên, trong điều kiện thời tiết nắng nóng hiện nay, phải ưu tiên việc phòng bệnh cho các cháu khỏi bị nóng, đảm bảo học tập tốt. Để chống nóng cho học sinh thì nên bật điều hòa", PGS Phu nói.
Trong thời tiết nắng nóng, phòng học có thể bật điều hoà ở mức 26-27 độ C. Ảnh: Việt Linh.
Theo chuyên gia này, chúng ta cần xem xét, cân nhắc giữa việc phòng chống dịch bệnh Covid-19 và phòng chống bệnh do nắng nóng. Không vì áp dụng cứng nhắc một số khuyến cáo phòng chống dịch Covid-19 khiến trẻ mắc các bệnh về nắng nóng, từ đó ảnh hưởng đến sức khỏe.
Theo đó, PGS Trần Đắc Phu cho rằng trước khi vào giờ học, phòng học phải được mở cửa sổ, vệ sinh sạch sẽ, đảm bảo phòng thông thoáng. Khi học sinh vào học, các nơi có thời tiết nắng nóng cần bật điều hòa ở mức 26-27 độ C.
Khi kết thúc buổi học phải tắt điều hòa, mở hết các cửa để thông gió, cho lớp học thông thoáng và tiến hành vệ sinh khử khuẩn. "Thầy cô tuyệt đối không đóng phòng học kín ngày này qua ngày khác", chuyên gia này nhấn mạnh.
Thành phố Hồ Chí Minh: Gia tăng số trẻ nhỏ mắc sốt xuất huyết Tính đến cuối tháng 8-2020, Bệnh viện Nhi đồng 1 (thành phố Hồ Chí Minh) đang điều trị cho 60 trẻ sốt xuất huyết, trong đó 7 trẻ có diễn tiến nặng do có yếu tố bệnh nền. Một trẻ 12 tuổi mắc sốt xuất huyết phát hiện trễ đang được điều trị tại Bệnh viện Nhi đồng 1. Mùa mưa năm 2020,...