Nhện mang màu sắc rực rỡ quyến rũ bạn tình nhưng bản thân bị mù màu
Nghiên cứu đáng ngạc nhiên cho thấy loài nhện rực rỡ có chân màu đỏ tươi, cơ thể nhiều màu nhưng bản thân nó bị mù màu.
Trông có vẻ giống như các quái vật trong phim kinh dị, nhưng thật ra đây là những con nhện nhảy, loài sinh vật bé nhỏ bề ngang chỉ có 6 mm.
Với đôi mắt sáng và đôi chân màu đỏ tươi, những con đực của loài nhện nhảy rực rỡ có vẻ khá hấp dẫn đối với bạn tình tương lai.
Nhưng mặc dù chúng ta có thể nhìn thấy màu đỏ sặc sỡ tô điểm trên cơ thể nhện nhưng bản thân loài nhện lại không thể.
Saitis barbipes là một loài nhện nhảy phổ biến được tìm thấy ở châu Âu và Bắc Phi. Loài nhện này nổi bật với mắt sáng, chân màu đỏ tươi nhưng thực chất là bị mù màu.
Nhóm các nhà nghiên cứu từ Đại học Cincinnati và Đại học Hamburg đã phát hiện ra rằng những con nhện thiếu cơ quan thụ cảm ánh sáng màu đỏ trong mắt.
Video đang HOT
Chúng có đặc điểm là kích thước nhỏ, đôi mắt to và khả năng nhảy phi thường. Điều nổi bật hơn cả là nhiều điểm màu sắc rực rỡ và bản chất tò mò, rình rập.
Nhện nhảy tuy mù màu nhưng có tầm nhìn tuyệt vời, có thể theo dõi, rình rập và tính toán khoảng cách cụ thể trước khi bất ngờ lao vào con mồi bằng cách đẩy mạnh hai chân sau to khỏe của chúng.
Nhện nhảy là họ nhện lớn nhất với tổng số hơn 5.800 loài đã được mô tả. David Outomuro, một nhà nghiên cứu tại Đại học Pittsburgh cho biết: “Chúng tôi tin rằng loài nhện này sử dụng màu sắc để giao tiếp. Nhưng hệ thống thị giác của chúng khó có thể nhìn thấy loạt màu sắc đó”.
Các nhà sinh vật học đã thu thập nhện ở Slovenia để nghiên cứu trong phòng thí nghiệm ở Đức. Họ sử dụng kính hiển vi để xác định các tế bào cảm quang nhạy cảm với bước sóng, màu sắc ánh sáng khác nhau. Màu đỏ rất sặc sỡ đối với loài nhện này dường như không khác gì những mảng màu đen.
Động vật sử dụng màu sắc theo nhiều cách khác nhau ví dụ như để ngụy trang, cảnh báo độc tính của chúng với kẻ săn mồi, thể hiện với bạn tình. Nhưng những con cái hoàn toàn không có màu đỏ.
Theo các chuyên gia, màu đỏ đóng vai trò đáng kể giúp con đực thu hút bạn đời. Ngoài ra sự kết hợp giữa màu đỏ và màu đen cũng giúp cải thiện khả năng ngụy trang phòng thủ.
Đối với những kẻ săn mồi, ở khoảng cách quan sát tự nhiên, các mảng màu đỏ và đen của nhện dễ trở nên mờ ảo, lẫn vào nhau trở thành màu nâu. Điều này giúp nhện hòa hợp với môi trường sống trên lá của nó, tốt hơn nhiều so với cơ thể chỉ một màu đen tuyền.
Bí ẩn ánh sáng xanh kỳ ảo xuất hiện trên tuyết trắng ở Nga
Ánh sáng xanh mờ nhạt xuất hiện trên tuyết trắng trong một sự việc hiếm hoi chưa từng có suốt 80 năm qua ở Nga
Những ngày cuối tháng 12, trên các ngôi nhà và mặt tiền cửa hàng tràn ngập ánh sáng nhiều màu sắc chuẩn bị cho lễ Giáng Sinh và đón chào năm mới.
Nhưng ở những vùng xa xôi của nước Nga, các nhà sinh vật học bất ngờ tìm thấy những ánh sáng lấp lánh hiếm có nổi bật trong tuyết trắng.
Bí ẩnh ánh sáng xanh kỳ ảo xuất hiện trên tuyết trắng ở Nga
Các nhà sinh vật học làm việc ở khu vực xa xôi của nước Nga phát hiện những ánh sáng màu xanh mờ nhạt phát sáng lấp lánh trên nền tuyết trắng.
Vera Emelianenko, người phát hiện ra vụ việc khi đi dạo trong tuyết nói: "Chúng giống như những ngọn đèn Giáng sinh xanh trong tuyết". Cô cúi xuống nhặt một nắm tuyết, một cái bóp nhẹ và 'quả cầu tuyết' sáng rực hơn.
Khi trở về, Vera Emelianenko, nhà vi sinh vật học ở một trạm thực địa đã thu thập lại và đặt dưới kính hiển vi, phát hiện ra ánh sáng xanh đẹp mắt đó là từ những loài động vật phát quang sinh học nhỏ bé.
Copepods là loài giáp xác cực nhỏ chỉ dài vài mm, có kích thước bằng vài hạt cát xếp liên tiếp nhau.
Đó là một số loài động vật chân đốt, mệnh danh là bọ biển, những sinh vật nhỏ thường sinh sống ở độ sâu lên đến 91 mét dưới đại dương. Ban ngày chúng hoạt động ở độ sâu lớn nhưng đến ban đêm chúng xuất hiện ở vị trí chỉ cách mặt nước vài mét. Chúng dạt vào bờ, mắc trên tuyết do những đợt thuỷ triều mạnh đưa vào.
Ksenia Kosobokova, chuyên gia về động vật phù du biển Bắc Cực tại Học viện Khoa học Nga ở Moscow cho biết những sinh vật giáp xác chân chèo có khả năng đã mắc phải dòng chảy mạnh ở Biển Trắng, đưa chúng vào bờ.
Phát quang sinh học là một hiện tượng tự nhiên tạo ra từ một phản ứng hóa học. Điều này xảy ra khi năng lượng hóa học chuyển thành năng lượng ánh sáng, xảy ra ở một sinh vật mang phân tử gọi là luciferin.
Khi luciferin phản ứng với oxy, tạo ra năng lượng ánh sáng tuyệt đẹp. Những sinh vật giáp xác chân chèo phát sáng trong tuyết vẫn còn sống khi Kosobokova phát hiện ra. Chúng có kích thước nhỏ bé nhưng có thể sống sót ở nhiệt độ cực thấp.
Tuy nhiên, điều đáng ngạc nhiên nhất là chưa một ai phát hiện ra tuyết phát sáng trước đây tại trạm sinh học đã hoạt động trong hơn 80 năm.
Mọi việc chỉ sáng tỏ sau khi Emelianenko, 24 tuổi và Neretin, 18 tuổi phát hiện trong chuyến đi dạo. Đôi mắt tinh tường và khả năng chịu lạnh của nhà sinh vật học trẻ tuổi đã được đền đáp xứng đáng. Emelianenko cho biết: "Có rất nhiều điều bí ẩn ngoài kia nếu bạn sẵn sàng tìm kiếm và sử dụng trí tò mò như trẻ con".
Phát hiện cá 'ngoài hành tinh', đầu trong suốt, mắt phát sáng xoay tròn Loài cá giống sinh vật ngoài hành tinh, với chiếc đầu trong suốt để lộ đôi mắt màu xanh lục phát sáng, được phát hiện ở độ sâu khoảng hơn 600 mét dưới Thái Bình Dương, ngoài khơi bờ biển California, Mỹ. Con cá lạ với phần đầu trong suốt như thuỷ tinh, hai hốc mắt giả và mắt thật màu xanh nằm...