Nhảy dây cũng có thể sạc điện thoại
Uncharted Play đã chính thức ra mắt dây nhảy tích điện PULSE. Sản phẩm đầy sáng tạo này được kỳ vọng sẽ trợ giúp tình trạng khủng hoảng năng lượng hiện nay.
Nguyên tắc hoạt động của dây PULSE và bóng SOCCKET giống nhau. Khi người dùng sử dụng, mô-tơ bên trong sẽ quay đều đặn, từ đó tạo ra điện năng để tích tụ vào bộ trữ điện bên trong. Tuy có kích thước nhỏ, nhưng cả hai thiết bị này có thể thắp sáng bóng đèn hoặc sạc điện thoại di động trong vài giờ.
PULSE được thiết kế bằng nhựa chịu lực và sử dụng máy in 3D để tạo ra các thành phần quan trọng như máy tích điện để có độ chính xác rất cao. 100 chiếc PULSE đã được gửi đến một số khách hàng tiềm năng để nhận ý kiến phản hồi và chỉnh sửa trước khi tung ra thị trường.
Uncharted Play kỳ vọng các sản phẩm này sẽ giúp các khu vực vùng sâu, vùng xa trên thế giới có được nguồn điện năng ổn định hơn để sử dụng hàng ngày. Không chỉ có vậy, dây PULSE và bóng SOCCKET còn là món đồ hữu hiệu khi đi picnic với gia đình nhân vào dịp cuối tuần.
Hiện tại, Uncharted Play đã cho đặt hàng dây nhảy PULSE với giá 129USD. Hơn thế, Uncharted Play còn hứa hẹn sẽ giảm giá bán nếu doanh thu tốt để thiết bị đến với nhiều người dùng hơn.
Thương hiệu Uncharted Play đang nổi lên trong thời gian gần đây với những giải pháp vừa chơi, vừa lợi. Gần đây, Uncharted Play từng khiến nhiều người thích thú với quả bóng sạc điện SOCCKET.
Theo Songmoi
Smart TV ruột bo mạch chủ Raspberry Pi
Cho rằng chiếc TV của mình chưa được thông minh, Carnivore, thành viên quản trị diễn đàn Droidbuild đã quyết định "lên đời" nhờ bo mạch chủ tý hon Raspberry Pi và sự sáng tạo của mình.
Video đang HOT
Toàn bộ quá trình "lên đời" một chiếc Smart TV 40" Hisense của Carnivore được chia làm 2 giai đoạn chính với nhiều công đoạn từ đơn giản đến phức tạp. Thành phần chủ yếu để "độ" lại chiếc smart TV này chính là bo mạch chủ Raspberry Pi model B được tích hợp sẵn 2 cổng USB, cổng Ethernet và cài đặt hệ điều hành Raspbmc.
Chiếc TV 40" khởi động với biểu tượng của hệ điều hành Raspbmc. Ảnh: Droidbuild.
Trong giai đoạn đầu thử nghiệm, Carnivore sử dụng nguồn điện 5V DC (500 mA) từ cổng USB sẵn có trên bo mạch TV để cấp nguồn cho bo mạch chủ tý hon. Tuy nhiên, ngay sau khi chạy thử thành công, anh đã sớm phát hiện ra rằng bo mạch chủ sẽ mất điện một khi tắt TV và điều này có thể làm hư hỏng các dữ liệu lưu trên thẻ nhớ. Vì thế, anh đã quyết định dò tìm trên bo mạch chính của TV một đường điện 5V DC không hề "tắt" khác, trừ khi tháo phích điện TV ra khỏi ổ.
Ngoài thành phần chính là bo mạch Raspberry Pi model B, Carnivore còn sử dụng bộ nhận sóng tín hiệu điều khiển không dây USB-UIRT để có thể điều khiển TV từ xa, máy in 3D để chế tạo mặt nạ cho các cổng giao tiếp chính của bo mạch chủ trông khá thẩm mỹ.
Một số hình ảnh trong quá trình độ bo mạch Raspberry cho TV
Bo mạch bên trong chiếc TV 40" của Carnivore.
Nguồn điện 5V DC đầu tiên được lấy từ cổng USB tích hợp trên TV.
Bo mạch chủ Raspberry Pi khi thử nghiệm chạy nguồn điện từ cổng USB đã có thể hoạt động bình thường.
Mặt nạ loa tích hợp trên TV được phá bỏ, nhường chỗ cho bo mạch chủ Raspberry Pi.
Carnivore còn sử dụng cả máy in 3D để chế tạo mặt nạ che vị trí mặt nạ loa của TV.
Mặt nạ sau khi được chế tạo từ máy in 3D.
Thử ráp vào khoang chứa loa trên TV.
Carnivore đã sử dụng một đường 5V DC khác để tránh tình trạng tắt máy (Raspberry Pi) khi tắt TV.
Bộ thu tín hiệu điều khiển không dây USB-UIRT được gắn ở cạnh dưới TV.
Thử nghiệm sản phẩm cho kết quả tốt.
Theo VNE
HP sẽ tấn công thị trường máy in 3D vào mùa hè tới Công nghệ in 3D hiện đang được chú ý khá nhiều gần đây và tất nhiên, nó cũng được khá nhiều nhà sản xuất máy in "nhòm ngó". HP cũng không ngoại lệ khi cho biết đang có "tham vọng" về việc đưa máy in sử dụng công nghệ này phổ biến ra thị trường. Theo đó, tại diễn đàn Canalys Channels vừa...