Nhật tuyên bố: Tàu ngầm Trung Quốc “chạy đâu cho khỏi nắng”
Tiếp theo vụ Nhật phát hiện tàu ngầm “lạ” hoạt động tại khu vực tiếp giáp phía nam đảo Kumi – Okinawa ngày 13 vừa qua, Bộ Quốc phòng Nhật Bản lại tuyên bố phát hiện thêm 1 tàu ngầm không rõ quốc tịch đang hành trình tại khu vực tiếp giáp ở Minamidaito, phía nam Okinawa.
Cùng giống như vụ ngày 13, tuy Bộ quốc phòng Nhật không công bố quốc tịch của tàu ngầm này nhưng các phương tiện truyền thông Nhật Bản vẫn tìm cách xác định được tàu ngầm này là của hải quân Trung Quốc.
Hãng tin Nhật Bản Kyodo News ngày 19/05 cho biết, Bộ Quốc phòng nước này tuyên bố, một chiếc máy bay trinh sát chống ngầm P-3C Orion của lực lượng tự vệ trên biển nước này đã phát hiện 1 tàu ngầm đang lặng lẽ di chuyển ở khu vực tiếp giáp Minamidaito, phía nam Okinawa lúc rạng sáng ngày 19/05, một quan chức Chính phủ Nhật Bản giấu tên cho biết, đó là tàu ngầm Trung Quốc.
Đây không phải là lần đầu tiên các phương tiện truyền thông Nhật Bản lên tiếng khẳng định tàu ngầm Trung Quốc tiến vào vùng tiếp giáp với lãnh hải Nhật Bản. Chuyên gia luật quân sự Trung Quốc Hình Quảng Mai trả lời phỏng vấn của “Thời báo Hoàn Cầu” cho biết: Minamidaito nằm ở trên biển Thái Bình Dương, cách Okinawa 400 hải lý về phía đông, đây là khu vực mà tàu bè (bao gồm cả tàu ngầm) và máy bay các nước được phép hoạt động.
Lực lượng máy bay trinh sát chống ngầm P-3C của Nhật rất mạnh
Vị chuyên gia này còn lớn tiếng: Từ vị trí địa lý của Minamidaito, xác định Trung Quốc không phải là nước nằm gần nhất, hơn nữa Bộ Quốc phòng Nhật Bản cũng không xác định được quốc tịch của tàu ngầm này. Vì vậy, cái gọi là “Sự uy hiếp của tàu ngầm Trung Quốc” chỉ là luận điệu thù địch nhằm hạ thấp uy tín của Trung Quốc.
Video đang HOT
Tuy vậy, bà Hình Quảng Mai cũng phải công nhận, sự việc Nhật Bản liên tiếp phát hiện hoạt động của tàu ngầm chứng tỏ khả năng chống ngầm của họ thật đáng nể, đây quả thực là sự uy hiếp rất lớn đối với các tàu ngầm Trung Quốc, hải quân cần thực sự coi trọng vấn đề này.
Bà Hình Quảng Mai còn nhấn mạnh, tuy Trung Quốc có bờ biển tương đối dài nhưng thực sự gặp bất lợi về vị trí địa lý. Dường như tất cả các luồng đường quan trọng ra Thái Bình Dương đều bị các nước láng giềng kiểm soát.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp 094 (lớp Tấn) của Trung Quốc
Ví dụ như có hành trình bình thường ra Thái Bình Dương cũng bị Nhật Bản rêu rao là “Trung Quốc uy hiếp luận”, mượn cớ để tăng cường quân lực, sửa đổi Hiến pháp để trở thành một cường quốc quân sự như các nước khác. Nếu Nhật Bản cứ làm như vậy, mối quan hệ giữa hai nước sẽ càng ngày càng xấu đi.
Về vấn đề này, các phương tiện truyền thông Nhật Bản cho biết, tàu ngầm Trung Quốc tuy mạnh nhưng lực lượng săn ngầm của Nhật còn mạnh hơn nhiều. Nếu tàu ngầm Trung Quốc hoạt động bình thường thì không vấn đề gì, chỉ cần “có ý đồ bất chính” thì sẽ “chạy đâu cho khỏi nắng”?
Theo Dantri
'Tàu ngầm Trung Quốc' lảng vảng gần đảo của Nhật Bản
Nhật Bản lại vừa phát hiện một tàu ngầm nước ngoài xuất hiện gần các đảo thuộc tỉnh Okinawa và tuyên bố đã xác định được quốc tịch của con tàu này.
Tàu ngầm tấn công lớp Song Type 039 của Trung Quốc. Ảnh minh họa: Chinese Defence
Kyodo dẫn lời Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Itsunori Onodera hôm qua cho hay, chính phủ nước này đã xác định được quốc gia sở hữu tàu ngầm xuất hiện gần Okinawa hôm 19/5 và sẽ kêu gọi đối phương chấm dứt hành động trên.
Ông Onodera không tiết lộ đó là quốc gia nào, nhưng nói rằng con tàu vẫn chưa đi vào vùng lãnh hải Nhật Bản. Tuy nhiên, một nguồn tin chính phủ hôm 19/5 cho biết con tàu này thuộc về Trung Quốc.
"Chúng tôi sẽ truyền đạt với họ rằng chúng tôi đã xác định được đầy đủ danh tính con tàu và yêu cầu họ kiềm chế", ông Onodera nói. "Chúng tôi cần chia sẻ thông tin giữa Nhật Bản, Mỹ và Hàn Quốc".
Tàu ngầm trên bị một máy bay tuần tra P-3C của Lực lượng Tự vệ Hàng hải Nhật Bản phát hiện sáng ngày 19/5 ở vùng tiếp giáp lãnh hải phía nam đảo Minamidaito tỉnh Okinawa, nhưng tàu không thâm nhập vùng biển Nhật Bản.
Việc hoạt động trong vùng tiếp giáp lãnh hải của một quốc gia không vi phạm luật quốc tế. Tuy nhiên, một khi đã vượt qua vùng lãnh hải của nước khác, tàu ngầm phải nổi lên mặt nước và hiển thị cờ của nước mà nó mang quốc tịch.
Vụ phát hiện mới nhất diễn ra không lâu sau khi một tàu ngầm được cho của hải quân Trung Quốc bị phát hiện gần đảo Amami-Oshima, tỉnh Kagoshima hôm 2/5, và một tàu khác, cũng được tin là của Trung Quốc, lượn lờ gần đảo Kumejima của Okinawa hôm 12/5.
Vụ việc cũng xảy ra ít ngày sau khi Luo Yuan, một tướng cấp cao của quân đội Trung Quốc phát biểu rằng quần đảo Ryukyu, vốn bao gồm đảo Okinawa, thuộc tỉnh Okinawa, "không thuộc về Nhật Bản".
Ông Luo nhấn mạnh rằng xét về mặt lịch sử, quần đảo Ryukyu có mối quan hệ chư hầu với các triều đại vua chúa Trung Quốc. "Mối quan hệ này không nhất thiết chứng minh các đảo là một phần của Trung Quốc, nhưng chúng tôi có thể chắc chắn một điều, Ryukyu không thuộc về Nhật Bản", ông Luo nói.
Trước đó, hai học giả Trung Quốc cũng đưa ra lập luận theo khía cạnh lịch sử rằng Bắc Kinh có chủ quyền đối với Ryukyu. Tuy nhiên, Nhật Bản đã lập tức bác bỏ lập luận này, khẳng định quần đảo là một phần lãnh thổ của nước này và đã được quốc tế công nhận.
Theo VNE
Báo Đảng TQ cổ súy leo thang gây hấn trên Biển Đông Song song với những hoạt động gây căng thẳng trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc, thời gian qua, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng vụ tàu Philippines bắn chết 1 ngư dân Đài Loan liên tục cổ súy các hành động làm căng thẳng, phức tạp tình hình tranh chấp lãnh hải, từ đó...