Nhật Trung nhất trí mở đường dây nóng quân sự
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi ngày 27/12 thông báo đã nhất trí với người đồng cấp Trung Quốc Ngụy Phượng Hoàng về việc bắt đầu mở đường dây nóng quân sự giữa hai nước trong năm 2022.
Động thái trên diễn ra trong bối cảnh quan hệ hai nước vẫn căng thẳng liên quan đến tranh chấp chủ quyền đối với quần đảo Senkaku (mà Trung Quốc gọi là Điếu Ngư) trên Biển Hoa Đông.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi phát biểu tại cuộc họp báo ở Tokyo ngày 26/10/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Phát biểu với báo giới sau cuộc họp trực tuyến với ông Ngụy Phượng Hoàng, Bộ trưởng Kishi cho biết hai bên đã khẳng định tầm quan trọng của việc sớm thiết lập đường dây nóng giữa giới chức quân sự Nhật Bản và Trung Quốc. Theo ông, đường dây nóng này sẽ tăng cường hiệu quả của cơ chế liên lạc mà 2 nước đã đưa ra năm 2018 nhằm tránh các va chạm trên biển và trên không. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản nêu rõ do vẫn còn tồn tại một số vấn đề chưa được giải quyết, nên hai bên sẽ cần và tiếp tục giữ liên lạc thẳng thắn để tăng cường trao đổi, cũng như củng cố sự hiểu biết và tin cậy lẫn nhau.
Video đang HOT
Về phần mình, Bộ trưởng Ngụy Phượng Hoàng cho rằng Bắc Kinh và Tokyo cần cùng quản lý và kiểm soát các nguy cơ, tập trung vào tình hình chung của mối quan hệ song phương và nỗ lực duy trì ổn định trên Biển Hoa Đông.
Đây là cuộc hội đàm đầu tiên giữa hai bộ trưởng quốc phòng Nhật Bản và Trung Quốc kể từ tháng 12/2020. Cuộc hội đàm kéo dài trong khoảng 2 giờ.
Nhật kêu gọi EU tăng hiện diện quân sự ở châu Á
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật kêu gọi châu Âu tăng hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương và tăng cường hợp tác an ninh với Tokyo.
"Với tư cách là Bộ trưởng Quốc phòng Nhật, tôi đánh giá cao quan điểm chiến lược mà Liên minh châu Âu (EU) đề ra nhằm tăng cường hiện diện và hành động ở Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi hôm 18/6 phát biểu trước tiểu ban quốc phòng và an ninh của Nghị viện châu Âu.
Ông cho rằng các bên như Nhật và EU tăng cường hợp tác an ninh trong khu vực. "Tôi chân thành hy vọng rằng sự hợp tác như vậy sẽ được tiếp tục và mở rộng", Bộ trưởng Kishi nói.
Một nguồn tin nhận định bài phát biểu của Bộ trưởng Kishi là một phần trong nỗ lực của Nhật nhằm kêu gọi EU gây thêm áp lực lên Trung Quốc.
"Nhật Bản hy vọng sẽ sử dụng cơ hội này để các nước EU tham gia nhiều hơn vào khu vực. Chuyến thăm của tàu sân bay HMS Queen Elizabeth tới Nhật Bản sẽ gây áp lực lớn lên Bắc Kinh trong năm nay", nguồn tin tiết lộ.
Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi trong cuộc hội đàm với các quan chức Đức ngày 13/4. Ảnh: Reuters .
Nhóm tác chiến tàu sân bay HMS Queen Elizabeth của Anh sẽ đi qua các vùng biển châu Á trong đợt triển khai đầu tiên vào năm nay, trong đó có kế hoạch ghé thăm cảng ở Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nhóm tàu cũng sẽ đi qua Biển Đông và tham gia diễn tập với các nước Nhật Bản, Australia, Canada, Hàn Quốc, New Zealand cùng một số quốc gia châu Âu bao gồm Pháp, Đan Mạch, Italy và Hy Lạp.
Trong bài phát biểu trước Nghị viện châu Âu, Bộ trưởng Kishi chỉ trích Trung Quốc "đơn phương tìm cách thay đổi hiện trạng bằng cưỡng chế" và quân sự hóa các khu vực tranh chấp ở Biển Đông hay việc Bắc Kinh gần đây thông qua luật hải cảnh gây tranh cãi, cho phép tàu hải cảnh nước này nổ súng vào tàu nước ngoài.
"Quyền lợi chính đáng của các nước liên quan không thể bị luật hải cảnh của Trung Quốc làm suy yếu. Chúng tôi cũng không bao giờ tha thứ cho những điều có thể làm tăng căng thẳng trên các vùng biển như biển Hoa Đông và Biển Đông", ông Kishi nhấn mạnh.
Nhật Bản và Trung Quốc từ lâu đã tranh chấp nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư, do Nhật Bản kiểm soát trên biển Hoa Đông. Sau khi Nhật quốc hữu hóa nhóm đảo năm 2012, các tàu hải cảnh Trung Quốc áp sát khu vực này này thường xuyên hơn. Quan hệ hai nước gần đây tiếp tục căng thẳng vì kế hoạch xả nước thải từ nhà máy hạt nhân Fukushima ra biển.
Nhật kêu gọi châu Âu tăng cường hiện diện quân sự ở châu Á Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Nobuo Kishi kêu gọi các nước châu Âu tăng cường sự hiện diện quân sự ở châu Á - Thái Bình Dương để đối phó với sự ảnh hưởng của Trung Quốc. Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Nobuo Kishi - Ảnh: REUTERS Trong phát biểu trước tiểu ban an ninh Nghị viện châu Âu cuối tuần này,...