Nhất trí thành lập 2 quận mới Nam Từ Liêm, Bắc Từ Liêm
Ngày 5-12, HĐND huyện Từ Liêm khóa XVIII (nhiệm kỳ 2011-2016) đã tổ chức kỳ họp bất thường xem xét thông qua nghị quyết về điều chỉnh hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận.
Chủ tịch UBND huyện Từ Liêm, ông Nguyễn Văn Tứ cho biết, phương án tách quận có ưu điểm đảm bảo được sự tương đồng về mức độ phát triển kinh tế – xã hội, phát triển đô thị giữa hai khu vực, đảm bảo hình thể địa lý phù hợp của cấp huyện, tạo điều kiện thuận lợi cho việc thực hiện các giao dịch hành chính của các tổ chức và công dân. Dự kiến tên của 2 quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Qua thảo luận, có 72.330 đại biểu đại diện hộ nhất trí với phương án đề nghị điều chỉnh địa giới hành chính Từ Liêm để thành lập 2 quận và các phường, nhất trí với dự kiến tên gọi của hai quận là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm, đạt tỷ lệ 99,9% so với số người dự họp và đạt tỷ lệ 82,5% so với tổng số hộ trong toàn huyện.
Video đang HOT
Theo đó, quận Bắc Từ Liêm có diện tích 4.335,34 ha, dân số 319.818 nhân khẩu. Quận Nam Từ Liêm, có diện tích 3.227,36 ha, dân số 233.490 nhân khẩu. Thảo luận tại kỳ họp, các ĐB HĐND huyện Từ Liêm đều nhất trí cao sự cần thiết phải điều chỉnh huyện Từ Liêm thành 2 quận như Đề án. HĐND huyện Từ Liêm đã biểu quyết thông qua nghị quyết về điều chỉnh hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận, điều chỉnh địa giới hành chính các xã, thị trấn thuộc huyện Từ Liêm để thành lập 23 phường, với 32/33 đại biểu có mặt tán thành, đạt tỷ lệ 97%.Hôm nay, 6-12, UBND TP sẽ trình, HĐND TP xem xét, thông qua Nghị quyết về điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 2 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội.
Theo ANTD
Đề xuất dán tem xe đã đóng phí đường bộ
Trước thềm Kỳ họp thứ 8, HĐND TP khóa XIV, cử tri Thủ đô đã có hàng nghìn ý kiến tâm huyết gửi tới các đại biểu HĐND TP. Bên cạnh những vấn đề dân sinh bức xúc, đợt này, những vụ việc tiêu cực liên quan tới ngành y tế được xem như tâm điểm của dư luận cử tri.
Cử tri đề nghị TP xem xét có thể dùng hình thức dán tem những xe đã đóng phí đường bộ và có chế tài xử phạt tương xứng đối với các chủ phương tiện không đóng phí. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Lo ngại lãng phí tràn lan
Cũng như nhiều kỳ họp trước, Thường trực HĐND TP Hà Nội cho biết, những kiến nghị, ý kiến của cử tri luôn gắn liền với nhu cầu bức xúc từ thực tế cuộc sống của cá nhân, xã hội. Quan tâm tới phí đường bộ, cử tri nhiều địa phương đề nghị TP nghiên cứu thay đổi mẫu biên lai thu phí đường bộ đối với xe gắn máy để người dân có thể bảo quản tốt hơn. Cử tri đề nghị TP xem xét có thể dùng hình thức dán tem (đối với những xe đã đóng phí) và có chế tài xử phạt tương xứng đối với các chủ phương tiện không đóng phí. Bên cạnh đó, cử tri đề nghị thành phố xem xét để quy định về việc đóng phí bảo trì đường bộ đối với xe gắn máy phù hợp hơn với thực tế. Bởi theo quy định, những trường hợp có xe song sử dụng ít hơn vẫn phải đóng phí như những xe sử dụng nhiều, xe ở khu vực nông thôn, khu vực khó khăn cũng phải đóng phí như ở khu vực thành thị.
Lo ngại việc sử dụng ngân sách lãng phí, cử tri băn khoăn trước việc xây dựng Trung tâm thể thao tại huyện Hoài Đức với mức kinh phí quá lớn nhưng lại không sử dụng hết chức năng, gây lãng phí. Tương tự, cử tri cũng đưa ra hình ảnh "trên đoạn đường 21km của tuyến quốc lộ 32 có tới 5 cổng chào của nhiều huyện, xã trên địa bàn thành phố với mức kinh phí hàng tỷ đồng/mỗi cổng chào". Cử tri đề nghị TP tiến hành kiểm tra, có hướng xử lý nghiêm sự lãng phí này và công khai để nhân dân biết. Qua thông tin đại chúng, cử tri được biết UBND TP có kế hoạch xây dựng 14 nhà vệ sinh công cộng, dự trù kinh phí hết 15 tỷ đồng. Cử tri muốn biết cụ thể đơn vị nào đứng ra quản lý? Nhà vệ sinh công cộng có phải xây dựng tốn kém như vậy không? Cử tri đề nghị TP giải thích rõ vấn đề này...
Dự báo lãng phí có thể gia tăng khi nhiều dự án quan trọng đang triển khai theo kiểu "da báo", cử tri đề nghị thành phố đẩy nhanh tiến độ các dự án, nhất là trong lĩnh vực môi trường đô thị và giao thông, để nhanh chóng đưa vào sử dụng, khai thác, không để tiền vốn của dân "chết" trong dự án dở dang.
Bức xúc tiêu cực ngành y
Tại sao ngay giữa Thủ đô Hà Nội lại có chuyện ăn bớt vaccine khi tiêm cho trẻ em? Tại sao các phiếu xét nghiệm bị lập khống? Vì sao thủy tinh thể bị đánh tráo? Vì sao một bác sĩ lại đang tâm ném thi thể nạn nhân xuống sông để phi tang? Hàng loạt câu hỏi liên quan đến đạo đức ngành y đã được cử tri nêu ra tại một số cuộc tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND TP chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8. Bức xúc trước nhiều vụ việc tiêu cực của ngành y tế liên tiếp xảy ra thời gian qua, cử tri đề nghị TP cần thanh tra toàn diện các cơ sở y tế, đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đặc biệt quan trọng, liên quan trực tiếp tới sức khỏe, tính mạng người dân. Cử tri Ba Đình yêu cầu: "TP cần kiểm tra việc nhiều cửa hàng dược bán thực phẩm chức năng không rõ nguồn gốc và giám sát chặt chẽ hoạt động của các cơ sở y tế tư nhân, tránh gây ra những sự việc đáng tiếc như vụ Thẩm mỹ viện Cát Tường ở quận Hai Bà Trưng".
Trong lĩnh vực quản lý quy hoạch - đô thị, cử tri nhiều quận nội thành đề nghị TP sớm có các giải pháp mạnh để đẩy nhanh việc cải tạo, sửa chữa chung cư cũ trên địa bàn nhất là ở khu vực nội thành. Đây là kiến nghị "tồn đọng" từ nhiều kỳ họp HĐND TP gần đây song cử tri thấy chưa được giải quyết rốt ráo. Tiếp tục phàn nàn "mức giá đền bù quá thấp so với thời giá thực tế, nhân dân nhận tiền đền bù không đủ để mua lại diện tích đất bằng diện tích đã bị thu hồi", cử tri đề nghị TP nghiên cứu, áp dụng chính sách nhất quán trong GPMB và mức giá bồi thường phải phù hợp với thực tế.
Theo ANTD
Bế mạc kỳ họp 6, QH khóa XIII- kỳ họp đặc biệt quan trọng Chiều nay (29/11), kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIII đã bế mạc, sau hơn một tháng làm việc khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đánh giá đây là kỳ họp có tính chất "đặc biệt quan trọng". Tại phiên làm việc cuối cùng, Quốc hội đã thông qua việc điều chỉnh nghị...