Nhất thể hóa chức danh lãnh đạo: Ai sẽ là người 2 trong 1?
“Trước đây huyện ủy, ủy ban và HĐND dùng xe riêng, nhưng nay tất cả đều dùng chung hết. Rồi cả điện, nước,và nhiều khoản chi phí khác nay cũng tiết kiệm đi rất nhiều!”, ông Trương Công Ngàn, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên khẳng định khi nói về chủ trương nhất thể hóa chức danh cấp huyện ở Quảng Ninh.
Đi tiên phong trong việc nhất thể hóa một số chức danh cấp ủy và chính quyền, Quảng Ninh đã thực hiện “khắc nhập” hàng loạt các chức danh như: Bí thư kiêm chủ tịch HĐND, hoặc UBND cấp huyện; Bí thư kiêm Chủ tịch HĐND hoặc UBND cấp xã; Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra kiêm Chánh thanh tra; Trưởng ban tổ chức kiêm trưởng phòng nội vụ; Trưởng ban dân vận kiêm Chủ tịch Ủy ban MTTQ …
Tuy nhiên, cũng có một số người đặt câu hỏi, vai trò của Đảng liệu có bị mờ nhạt đi trong vai trò chỉ đạo bộ máy quản lý ở Quảng Ninh, khi nơi đây đang thực hiện những bước đi mang tính đột phá trong cải cách bộ máy hành chính?
Động chạm quyền lợi nhiều người
Sau khi được Trung ương cho phép, Quảng Ninh đã tiến hành nhất thể hóa chức danh ở một số địa phương. Đầu tiên là cấp phường xã, tiếp đó là cấp huyện. Đồng thời Quảng Ninh đã rà soát, tiến hành hợp nhất một số cơ quan tham mưu giúp việc của cấp ủy và cơ quan chuyên môn chính quyền cùng cấp, có nhiệm vụ tương đồng. Công việc này được tiến hành theo hướng, sử dụng cơ quan chuyên trách, tham mưu, giúp việc chung trụ sở, chung công việc, nhưng vẫn sử dụng 2 con dấu để đáp ứng yêu cầu công việc.
Ông Vũ Tiến Thu (áo xanh) – Trưởng Ban Dân vận kiêm Chủ tịch MTTQ huyện Tiên Yên – đi thực tế tại xã Đồng Rui để nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của nhân dân. (Ảnh: Nguyễn Quý)
Là lãnh đạo 1 trong 2 địa phương đầu tiên thực hiện nhất thể hóa chức danh cấp huyện ở Quảng Ninh, ông Trương Công Ngàn, Bí thư kiêm Chủ tịch UBND huyện Tiên Yên chia sẻ với Dân Việt: “Khó khăn đương nhiên là có! Đó là việc thực hiện nhất thể hóa chức danh xuyên xuốt bộ máy cũng gặp những áp lực, trở ngại vì động chạm đến quyền lợi trực tiếp của nhiều người, việc chuyển đổi nhận thức của cán bộ chưa thể nhanh chóng, đòi hỏi phải làm công tác tư tưởng dần dần”.
Tuy nhiên, ông Ngàn cũng khẳng định bản thân ông thấy có rất nhiều hiệu quả từ việc nhất thể hóa. “Tuy khối lượng công việc nặng nề hơn, nhưng triển khai rất nhanh. Ngay khi rời cuộc họp, không cần phải trình cấp ủy thông qua như trước kia nữa”, ông nói.
Video đang HOT
Một việc khác mà ông Ngàn cho rằng rất hiệu quả như Tiên Yên vừa thực hiện, đó là kỷ luật Đảng viên. Nếu như trước đây, cơ quan thanh tra sau khi phát hiện dấu hiệu vi phạm của 1 người là Đảng viên thì phải chuyển hồ sơ sang Ủy ban kiểm tra, chờ kết luận thanh tra lần nữa. Nhưng nay, việc tiến hành thanh tra có cả cơ quan thanh tra và ủy ban kiểm tra, nên chỉ cần ra kết luận 1 lần.
Ông Ngàn còn dẫn chứng hiệu quả tiết kiệm khi thực hiện nhất thể hóa: “Trước đây huyện ủy, ủy ban và HĐND dùng xe riêng, nhưng nay tất cả đều dùng chung hết. Rồi cả điện, nước,và nhiều khoản chi phí khác nay cũng tiết kiệm đi rất nhiều!”.
Cùng chung quan điểm, bà Đỗ Thị Hoàng, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ninh nhận định: Nhất thể hóa bộ máy là công việc phức tạp, nhưng Quảng Ninh quyết tâm làm được bởi sự đồng lòng của các cấp ủy và nhân dân ủng hộ. Tỉnh đã tiến hành rà soát lại bộ máy tổ chức và biên chế của từng cơ quan để sắp xếp lại, đào tạo và phân công nhiệm vụ phù hợp, đúng với cơ cấu ngạch bậc, vị trí việc làm hiện nay.
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy cũng đánh giá: Quan trọng hơn cả là việc xây dựng và ban hành quy chế vận hành, quy trình xử lý công việc để gắn kết các nhóm nhiệm vụ của các cơ quan có chức năng tương đồng.
“Chính nhờ làm tốt công tác này mà Quảng Ninh dễ dàng hơn trong quá trình thực hiện mục tiêu “một chức năng, một nhiệm vụ, trên một địa bàn, chỉ có một đơn vị thực hiện”, để tập trung hơn, có tính chuyên sâu hơn, tăng tính hiệu quả, sáng tạo và sự tự chủ cho các cơ quan, cũng như mỗi cán bộ”, bà Hoàng nói.
Khó khăn tìm người 2 trong 1!
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Đỗ Thị Hoàng báo cáo với Hội đồng Lý luận T.Ư về phương thức lãnh đạo, nhất thể hóa các chức danh… mà Quảng Ninh đang thực hiện. (Ảnh: P.V)
Một câu hỏi đặt ra với người đứng đầu ở Quảng Ninh là tiêu chí nào để chọn ra người đủ khả năng nắm giữ vai trò 2 trong 1? Bởi khi hợp nhất, việc trao quá nhiều trọng trách cho 1 người sẽ đặt ra vấn đề kiểm soát quyền lực. Hay sức nặng khiến công việc không trôi chảy, không dám làm, lại phải xin ý kiến tập thể, hay có tình trạng sợ nên núp bóng tập thể. Việc này dễ dẫn đến sai lầm, dễ mất cán bộ, gây tác hại cho xã hội.
Về vấn đề này, Phó Bí thư Thành ủy TP.Cẩm Phả Đỗ Thị Bính chia sẻ: Khó khăn nhất trong quá trình “nhất thể hóa” là công tác cán bộ. Phải tìm được người có năng lực và phẩm chất chính trị. Bởi không phải ai cũng làm việc kiêm nhiệm được. Đã có trường hợp Bí thư kiêm Chủ tịch UBND phường, nhưng sau một thời gian công tác, lãnh đạo thành phố Cẩm Phả buộc phải dừng, điều chỉnh không để trường hợp đó kiêm nhiệm nữa do không đáp ứng được yêu cầu công tác.
Ông Nguyễn Văn Đạt, nguyên Phó ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Quảng Ninh cho rằng: Người giữ vai trò vừa là bí thư, vừa là chủ tịch HĐND/UBND đòi hỏi vừa có năng lực, vừa có đạo đức thì mới vận hành bộ máy thông suốt, hiệu quả.
“Đây là 1 chủ trương rất đúng đắn, bởi từ xưa đến nay, bộ máy Đảng và chính quyền vận hành quá cồng kềnh, chồng chéo. Điều này đã được chỉ ra từ lâu nhưng chưa thực hiện được. Cá nhân tôi cho rằng, chủ trương nhất thể hóa chức danh không hề làm giảm vai trò của Đảng, mà ngược lại, Đảng sẽ hóa thân vào Nhà nước, chứ không chỉ đứng bên ngoài chỉ đạo. Việc nhất thể hóa chức danh phải thực hiện thống nhất từ trên xuống, từ T.Ư tới địa phương, chứ không nên để tỉnh đơn độc” – ông Đạt nói.
Mặc dù đến nay chưa có đánh giá tổng kết chính thức, nhưng việc nhất thể hóa các chức danh đã thực sự mang lại cho Quảng Ninh những hiệu quả bước đầu trên tất cả các lĩnh vực xây dựng đảng, kinh tế- văn hóa, xã hội, nội bộ địa phương đoàn kết thống nhất.
Đến thời điểm này, Quảng Ninh đã thực hiện kiêm nhiệm, nhất thể hoá các chức danh người đứng đầu cấp uỷ và chính quyền ở tất cả các địa phương trên địa bàn. Trong đó, thực hiện cơ chế bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp huyện tại 2 địa phương Cô Tô, Tiên Yên; bí thư đồng thời là chủ tịch HĐND tại 7/14 địa phương cấp huyện; bí thư đồng thời là chủ tịch UBND cấp xã ở 75/186 xã; Bí thư chi bộ kiêm trưởng thôn, bản, khu phố ở 1.508/1.565 thôn, khu; Trưởng ban dân vận kiêm chủ tịch uỷ ban MTTQ ở 10 địa phương; chủ nhiệm uỷ ban kiểm tra kiêm chánh thanh tra ở 9/14 địa phương; Trưởng ban tổ chức kiêm trưởng phòng nội vụ ở 10/14 địa phương; trưởng (phó) ban tuyên giáo kiêm giám đốc trung tâm bồi dưỡng chính trị ở 13/14 địa phương…
Theo Danviet
Hà Nội dùng máy bơm hút nước khỏi vùng ngập Chương Mỹ
Chủ tịch TP.Hà Nội dự kiến di dời người dân ở vùng trũng để tránh thảm hoạ ngập lụt.
Sau 5 ngày nước lũ tràn đê và gây vỡ đê, 8 thôn thuộc 2 xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến (huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội) vẫn chìm sâu trong nước. Tình trạng thiếu nước sạch và điện diễn ra ở nhiều thôn xóm. Ba trường học ở xã Nam Phương Tiến vẫn bị đóng cửa.
Dự kiến khoảng 10 ngày nữa, một số xã thuộc huyện Chương Mỹ, TP.Hà Nội mới hết cảnh ngập úng. Ảnh: Nhật Quang
Chủ tịch UBND xã Tân Tiến Nguyễn Văn Mạnh cho biết, ngập lụt cô lập khoảng 1.000 hộ dân, hàng trăm hécta hoa màu, thủy sản mất trắng, hàng vạn con gia cầm, gia súc bị chết.
"Thiếu điện, thiếu nước khiến đời sống của các hộ dân gặp vô vàn khó khăn. Trong khi đó, học sinh trong xã vẫn chưa có trường lớp để học", ông Nguyễn Huy Phong (Chủ tịch UBND xã Nam Phương Tiến) nói.
Thị sát tại hai xã trên chiều 16.10, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Nguyễn Đức Chung yêu cầu Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vận hành máy bơm hết công suất, sớm giải cứu người dân 8 thôn còn bị nước cô lập. Với năng lực các máy bơm hiện tại, khoảng 10 ngày nữa nước mới được rút hết.
Chủ tịch Hà Nội yêu cầu Sở Y tế chuẩn bị vật tư để nước rút đến đâu thì tẩy rửa, phun thuốc đến đó, không để nảy sinh dịch bệnh. Chính quyền xã và huyện Chương Mỹ tiếp tục thống kê thiệt hại của nhân dân trong đợt mưa lũ, báo cáo thành phố đưa ra biện pháp hỗ trợ.
Ông Chung cho rằng, trận mưa lũ lịch sử năm 2008 và đợt mưa lũ năm nay gây thiệt hại nặng nề cho bà con 2 xã Tân Tiến và Nam Phương Tiến, nên về lâu dài phải di dời dân ở vùng trũng lên vị trí cao hơn, diện tích thường xuyên ngập lụt sẽ quy hoạch chăn nuôi.
"Tới đây, thành phố sẽ tìm nguồn vốn đầu tư hạ tầng kỹ thuật để di dời dân lên vị trí cao hơn. Còn cứ để người dân sinh sống, học tập ở khu vực này mỗi lần mưa lụt gây thiệt hại rất lớn", ông Chung nói.
Từ ngày 9 đến 12.10, do ảnh hưởng của áp thấp nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rất to. Tại Bái Thượng (Thanh Hóa) mưa trong hai ngày tới hơn 500 mm, Hòa Bình trên 450 mm. Hồ Hòa Bình lần đầu tiên kể từ khi xây dựng phải mở 8 cửa xả đáy vào trưa 11.10.Nhiều khu vực ở Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Hà Nội bị ngập sâu, có nơi tới 2 m. Miền núi Yên Bái, Sơn La, Hòa Bình bị lũ quét, sạt lở đất. Tính đến cuối ngày 15.10, mưa lũ làm 73 người chết, 29 người mất tích, 33 người bị thương, chủ yếu ở Hòa Bình, Yên Bái, Thanh Hóa.
Theo Xuân Hoa (VNE)
Nước ngập lênh láng, người Sài Gòn ngồi phao rời nhà Nước từ kênh đổ vào các khu dân cư ở quận 12, TP.HCM, khiến nhiều căn nhà bị ngập sâu. Tài sản trong gia đình bị ngập gây hư hỏng, cuộc sống của họ bị đảo lộn. Nước ngập sâu khiến nhiều người dân ở quận 12, TP.HCM, phải sử dụng phao để di chuyển. Lực lượng chức năng cho biết do mưa...