Nhật tăng gấp đôi ngân sách cho lực lượng tuần duyên đối phó với Trung Quốc
Số tiền 50,4 tỉ yen (367 triệu euro) được đề nghị cho năm ngân sách sắp tới (tháng 4/2015 – tháng 3/2016), và Bộ Tài chính sẽ xem xét cơ sở của yêu cầu này.
Theo nguồn tin chính thức Nhật Bản hôm 28/08/2014, Bộ Giao thông nước này đã xin tăng gấp đôi ngân sách dành cho lực lượng tuần duyên để tăng cường việc giám sát quần đảo Senkaku tại Biển Hoa Đông, đang do Tokyo quản lý nhưng Bắc Kinh yêu sách chủ quyền dưới tên Điếu Ngư.
Số tiền 50,4 tỉ yen (367 triệu euro) được đề nghị cho năm ngân sách sắp tới (tháng 4/2015 – tháng 3/2016), và Bộ Tài chính sẽ xem xét cơ sở của yêu cầu này.
Thông báo trên được đưa ra hai năm sau khi Nhật quốc hữu hóa ba trong số năm hòn đảo của quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, khiến Trung Quốc nổi cơn thịnh nộ. Từ đó đến nay, Bắc Kinh thường xuyên cho tàu đến khu vực này để quấy nhiễu. Việc các tàu của đôi bên chạm mặt thường xuyên gây lo ngại xảy ra xung đột vũ trang.
Video đang HOT
Trong khuôn khổ ngân sách được tăng thêm, lực lượng tuần duyên yêu cầu được bổ sung thêm một phi cơ tiêm kích, 10 chiếc tàu lớn và 4 chiếc tàu nhỏ, đồng thời quân số cũng được tăng. Bên cạnh đó một số máy bay và tàu hiện có cũng được thay thế. Lực lượng này còn hy vọng xây dựng một bến cảng, cư xá nhân viên và các loại thiết bị để tăng cường cho căn cứ đặt tại đảo Ishigaki, gần các lãnh thổ tranh chấp.
Các biện pháp này nhằm mục đích răn đe các tàu hải cảnh Trung Quốc vẫn thường xuyên lượn lờ trong vùng biển tranh chấp, và thiết lập chế độ tuần tra 24/24, sẵn sàng ứng phó trong trường hợp quan hệ đôi bên xấu đi.
Bên cạnh đó còn để xua đuổi nhiều tàu cá nước ngoài hiện diện trong khu vực, hầu hết là tàu Trung Quốc. Trong những năm gần đây, số lượng các tàu cá Trung Quốc đến đánh bắt trái phép đã tăng vọt, từ 39 chiếc trong giai đoạn tháng 4/2012 – tháng 3/2013, nay lên đến 169 chiếc kể từ tháng 4/2014 đến nay.
Thủ tướng bảo thủ Shinzo Abe đã củng cố sức mạnh quốc phòng từ khi lên nắm quyền vào cuối năm 2012. Lần đầu tiên kể từ 11 năm qua, ngân sách quốc phòng Nhật Bản đã được tăng lên.
Theo NTD/Bizlive
Chìm thuyền chở 400 người nhập cư, hàng trăm người có thể đã chết
Ít nhất 15 người đã thiệt mạng và hơn 100 người mất tích sau khi 1 chiếc thuyền chở khoảng 400 người nhập cư bất ngờ bị chìm ngoài khơi đảo Lampedusa của Italy.
Vụ chìm thuyền xảy ra ngoài khơi Italy vào mùa Thu năm ngoái cũng đã cướp đi sinh mạng của hơn 300 người Eritrea.
Vụ tai nạn xảy ra tại khu vực cách hòn đảo Lampedusa của Italy khoảng 160km và cách khu vực bờ biển của Libya 80km. Theo báo cáo mới nhất, khoảng 400 người nhập cư bất hợp pháp đã có mặt trên chiếc thuyền gặp nạn.
Khoảng 17.000-20.000 người nhập cư đã thiệt mạng khi cố gắng vượt biển đến châu
Âu trong vòng 20 năm qua.
Cơ quan chức năng cho biết ngay sau khi vụ tai nạn xảy ra, lực lượng tuần duyên đã được cử tới hiện trường để giải cứu các nạn nhân gặp nạn. Theo cơ quan chức năng, khoảng 200 người nhập cư có thể đã được cứu sống. Trong khi đó, thi thể của ít nhất 14 người đã được các nhân viên cứu hộ phát hiện tại khu vực gần nơi xảy ra tai nạn.
Các hoạt động cứu hộ vẫn đang diễn ra tích cực.
Vụ tai nạn xảy ra 1 ngày sau khi ít nhất 40 người thiệt mạng và 42 người mất tích sau khi một chiếc thuyền chở người nhập cư trái phép cũng bị đắm ngoài khơi bờ biển phía Đông của Tripoli vào ngày 11/5.
Các vụ tai nạn đường thủy thường xuyên xảy ra khi những người nhập cư luôn cố gắng vượt biên bằng những chiếc thuyền thô sơ để tìm kiếm cuộc sống mới. Ước tính, có khoảng 17.000-20.000 người nhập cư đã thiệt mạng khi cố gắng vượt biển đến châu Âu trong vòng 20 năm qua.
Theo Xahoi
Trung Quốc yêu cầu Nhật xin lỗi vụ kiện tàu cá Theo Trung Quốc, các quần đảo trong vụ kiện trên thuộc lãnh thổ Trung Quốc, bởi vậy Nhật Bản phải là bên bồi thường. Ngày 12/2, theo như tin đã đưa, Nhật Bản đệ đơn kiện ra Toà án quận Naha đòi thuyền trưởng tàu cá Trung Quốc bồi thường thiệt hại do hành vi đâm tàu cá vào tàu của Lực lượng...