Nhật sẽ xây vành đai pin mặt trời trên Mặt trăng
Một tập đoàn xây dựng Nhật Bản đang lên kế hoạch xây dựng một vành đai pin mặt trời khổng lồ xung quanh bề mặt Mặt trăng.
Một công ty xây dựng ở Nhật Bản vừa tuyên bố họ đã tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng năng lượng ở Nhật và thậm chí có thể cung cấp đủ năng lượng cho toàn thế giới. Tập đoàn Shimuzu đang đề xuất xây dựng một vành đai pin mặt trời khổng lồ xung quanh bề mặt Mặt trăng để truyền dẫn năng lượng trở về Trái đất.
Sau khi xảy ra vụ rò rỉ phóng xạ hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima, làn sóng phản đối năng lượng hạt nhân đang ngày càng nổi lên ở Nhật Bản, và chính phủ nước này đang chịu sức ép ngày càng lớn trong việc tìm ra nguồn năng lượng an toàn và tin cậy cho tương lai.
Hình minh họa dự án Vành đai Mặt trăng
Tập đoàn Shimuzu có trụ sở ở Tokyo cho rằng dự án “Vành đai Mặt trăng” do họ đề xuất sẽ có khả năng chuyển tải 13.000 terawatt điện trở lại các “trạm tiếp nhận” trên Trái đất thông qua tia laser hoặc vi sóng.
Video đang HOT
Với dự án này, các kỹ sư tập đoàn Shimuzu đề xuất xây dựng một vành đai pin mặt trời dài khoảng 11.000 km với bề rộng 400 km xung quanh đường xích đạo mặt trăng để tạo ra nguồn năng lượng gấp 3 lần công suất điện cả nước Mỹ tạo ra trong một năm.
Các kỹ sư này đề xuất đưa các robot lên mặt trăng để xây dựng vành đai pin mặt trời này với sự hỗ trợ của các phi hành gia. Họ cho rằng vì trên Mặt trăng không bị mây bao phủ nên vành đai pin mặt trời này sẽ luôn được tiếp nhận năng lượng liên tục từ ánh sáng mặt trời cung cấp cho nhu cầu của con người trên Trái đất.
Năng lượng từ Mặt trăng được truyền về Trái đất bằng tia laser hoặc vi sóng
Tuy nhiên một số nhà khoa học đã tỏ ra nghi ngờ về tính khả thi của dự án này. Một giáo sư tại Đại học Liverpool cho biết: “Việc xây dựng vành đai này trong vũ trụ không phải là ý tưởng hay vì nó cực kỳ tốn kém và bạn sẽ không bao giờ thu lại được nguồn năng lượng mà bạn đã đầu tư.”
Mặc dù vậy, tập đoàn Shimizu vẫn không nản chí. Họ tuyên bố sẽ xây dựng một mô hình thí điểm vào năm 2020 và bắt đầu triển khai dự án trên quy mô lớn vào năm 2035. Mặc dù họ chưa tiết lộ chi phí để thực hiện dự án này, nhưng nhiều chuyên gia nhận định đó sẽ là một số tiền cực kỳ khổng lồ.
Theo Japantimes
Hàn Quốc sẽ đưa tàu vũ trụ tự chế lên Mặt trăng
Hàn Quốc dự kiến sẽ phóng tên lửa vũ trụ tự chế đầu tiên để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo vào năm 2020, chính phủ nước này hôm qua (26/11) cho hay.
Ủy ban Vũ trụ Quốc gia của Hàn Quốc hôm qua đã thông qua chương trình phát triển không gian mới, trong đó có việc phát triển và phóng tên lửa vũ trụ tự chế, đưa tàu vũ trụ đầu tiên lên Mặt trăng, đẩy mạnh hợp tác quốc tế về khai thác không gian tới Sao Hỏa và các tiểu hành tinh, cũng như thiết lập một chương trình quan sát không gian.
Theo Bộ Khoa học, Công nghệ thông tin truyền thông và Kế hoạch tương lai (MISP) Hàn Quốc, nước này dự kiến sẽ phóng tên lửa vũ trụ tự chế có khả năng mang vệ tinh nặng tới 1,5 tấn vào không gian vũ trụ trước tháng 6 năm 2020, sớm 15 tháng so với kế hoạch trước đó.
Cơ quan này cho biết thêm rằng, Chính phủ nước này sẽ chi ra tổng cộng 1,96 nghìn tỉ won (khoảng 1,85 tỉ USD) để tài trợ cho chương trình mới.
Trước đó, hồi tháng 1/2013, Hàn Quốc đã phóng tên lửa đẩy KSLV-1 (Korea Space Launch Vehicle-1, còn được gọi là Naro-1) nặng 170 tấn từ Trung tâm Vũ trụ Naro ở bờ biển phía nam Hàn Quốc, đưa thành công vệ tinh Khoa học và công nghệ 2C (STSAT-2C) nặng 100 kg vào không gian.
Tuy nhiên, tên lửa KSLV-1 không phải do Hàn Quốc tự chế tạo mà nhờ sự trợ giúp của Nga.
Hàn Quốc cũng đang xây dựng chương trình đưa một tàu vũ trụ lên mặt trăng vào năm 2020 bằng tên lửa đẩy do chính nước này chế tạo. Bên cạnh đó, chính phủ cũng sẽ tiếp tục phát triển hệ thống vệ tinh của mình đồng thời khuyến khích các đơn vị tư nhân tham gia vào ngành công nghiệp vũ trụ của đất nước.
Hiện tại, thị trường vũ trụ của Hàn Quốc chỉ mới chiếm 0,45% tổng thị trường vũ trụ toàn cầu. Theo một số nguồn tin, tham vọng không gian của Hàn Quốc trong những năm qua bị kiềm chế bởi đồng minh Mỹ do Washington lo ngại việc đất nước Đông Á này phát triển chương trình tên lửa không gian sẽ kéo theo sự chạy đua vũ trang trong khu vực, đặc biệt là đối với CHDCND Triều Tiên.
Tuy nhiên, theo quan chức Hàn Quốc, trong tương lai nước này cần trở thành quốc gia vũ trụ hàng đầu thế giới.
Đan Khanh - (theo Xinhua)
Theo_VnMedia
Trung Quốc sắp đưa 'Thỏ ngọc' bay đến 'chị Hằng' Tàu tự hành mặt trăng đầu tiên của Trung Quốc được đặt tên là 'Thỏ ngọc' sẽ được nước này phóng lên không gian vào đầu tháng 12 tới, AFP dẫn truyền thông địa phương cho hay ngày 26.11. Tàu tự hành 'Thỏ ngọc' - Ảnh: AFP Tên lửa đẩy mang theo tàu thăm dò Hằng Nga 3 gồm tàu đổ bộ và...