Nhật sắp giao 2 tàu tuần tra “khủng” cho Philippines
Bên cạnh 10 tàu tuần tra cỡ trung bình, Nhật Bản có thể chuyển giao thêm cho Philippines 2 tàu cỡ lớn trong thời gian tới.
Nhật Bản sắp chuyển giao hàng chục tàu tuần tra cho Philippines
Nhật Bản và Philippines vừa bắt đầu cuộc đàm phán để chuyển giao 2 tàu bảo vệ bờ biển cỡ lớn của Tokyo đến Manila để giúp tuần tra Biển Đông, một quan chức Bộ Ngoại giao Nhật Bản cho biết ngày 12.8. Đây là một phần trong thỏa thuận về thiết bị quốc phòng giữa hai nước.
Trước đó, hai nước đã thống nhất 10 tàu bảo vệ bờ biển cỡ trung bình dài 40m, tổng trị giá 188,52 triệu USD (hơn 4 nghìn tỉ đồng), sẽ được Nhật Bản chuyển cho Philippines vào tuần tới.
“Chính phủ hai nước đang xem xét khả năng chuyển thêm 2 tàu lớn”, Masato Ohtaka, Phó phát ngôn viên của Bộ Ngoại giao Nhật Bản, nói với các nhà báo ở Manila về kế hoạch chuyển giao hai con tàu đa nhiệm cỡ lớn mới tinh dài 90m.
“Chúng tôi vẫn đang đối thoại. Hai nước đang thảo luận chi tiết và chúng tôi cần thêm một ít thời gian”.
Video đang HOT
“Nhật Bản có thể giúp Philippines tăng cường năng lực, đặc biệt là trong vấn đề an ninh hàng hải”
Cuộc họp về việc chuyển giao các tàu diễn ra trong vòng 80 phút giữa Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte và Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida ngày 11.8 ở thành phố Davao, Philippines.
“Chúng tôi đã thảo luận về những gì Nhật Bản có thể giúp Philippines tăng cường năng lực, đặc biệt là trong vấn đề an ninh hàng hải”, Ohtaka nói thêm.
Trung Quốc ngang ngược tuyên bố chủ quyền gần như toàn bộ Biển Đông. Nhật Bản không tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông nhưng nước này đang tranh chấp các đảo nhỏ ở biển Hoa Đông với Trung Quốc.
Quần đảo tranh chấp giữa Nhật Bản và Trung Quốc với hai tên gọi: Senkaku và Điếu Ngư
Trung Quốc phủ nhận phán quyết của tòa án quốc tế hồi tháng 7, trong đó bác bỏ tuyên bố chủ quyền của nước này tại Biển Đông.
Tuần trước, Nhật Bản đã tố cáo loạt tàu Trung Quốc xâm nhập vùng biển Tokyo coi là lãnh hải nước này gần quần đảo tranh chấp Senkaku. Được biết Trung Quốc đã cài đặt radar và thiết bị giám sát trong khu vực.
“Mọi chuyện không trở nên tốt hơn ở biển Hoa Đông”, ông Ohtaka nói.
Theo Danviet
Trung Quốc lên gân ở cả hai mặt trận tranh chấp biển
Với việc điều tàu hải cảnh và chiến đấu cơ đến biển Hoa Đông và Biển Đông, Trung Quốc dường như muốn phát tín hiệu rằng họ có thể "tung đòn" bất cứ lúc nào.
Một tàu hải cảnh Trung Quốc tại khu vực gần nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư mới đây. Ảnh: Japan coast guard
Thông qua các động thái như điều tàu tuần tra đến gần vùng biển xung quanh nhóm đảo có tranh chấp với Nhật Bản ở biển Hoa Đông, cho chiến đấu cơ, oanh tạc cơ tuần tra trên không ở Biển Đông, Trung Quốc đang nỗ lực phát đi thông điệp rằng Bắc Kinh cùng lúc có thể hiện diện mạnh mẽ tại cả hai vùng biển có tranh chấp này, theo South China Morning Post.
Theo lực lượng Cảnh sát biển Nhật Bản, những ngày gần đây, hàng chục tàu hải cảnh Trung Quốc, trong đó có một số trang bị vũ khí, đã hộ tống 230 tàu đánh cá Trung Quốc, đi vào "vùng tiếp giáp lãnh hải" 12-24 hải lý quanh nhóm đảo Senkaku/Điếu Ngư do Nhật Bản kiểm soát, có lúc còn tiến hẳn vào khu vực 12 hải lý mà Tokyo tuyên bố là lãnh hải xung quanh các đảo nhỏ này.
Tokyo bày tỏ phản ứng mạnh mẽ trước động thái này bằng việc triệu Đại sứ Trung Quốc Trình Vĩnh Hoa (Cheng Yonghua) đến để phản đối. Bà Tomomi Inada, tân Bộ trưởng Quốc Nhật Bản tuyên bố Tokyo sẽ hết sức cảnh giác, giám sát và thu nhập thông tin, đồng thời bình tĩnh hành động, kiên quyết bảo vệ lãnh thổ, vùng biển và vùng trời của Nhật Bản, bao gồm cả nhóm đảo Senkaku.
Theo ông Jin Canrong, giáo sư quan hệ quốc tế, thuộc Đại học Nhân dân Bắc Kinh, diễn biến trên thể hiện phản ứng quyết liệt của Trung Quốc sau khi Tokyo kêu gọi Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài.
Động thái trên của Bắc Kinh diễn ra ngay sau khi quân đội Trung Quốc ngày 6/8 thông báo điều oanh tạc cơ H-6K, tiêm kích Su-30 và nhiều máy bay quân sự khác bay qua quần đảo Trường Sa của Việt Nam và bãi cạn Scarborough trên Biển Đông.
Những khu vực này đều nằm trong yêu sách "đường 9 đoạn" phi lý Trung Quốc vẽ ra trên Biển Đông, đã bị Tòa Trọng tài bác bỏ trong phán quyết ngày 12/7. Bắc Kinh ngang nhiên bác bỏ phán quyết và gia tăng các hoạt động quân sự để tăng cường kiểm soát các khu vực tranh chấp ở Biển Đông.
Đại tá Trung Quốc về hưu Yue Gang cho biết, phần lớn lực lượng hải quân Trung Quốc được tập trung ở biển Hoa Đông. Tuy nhiên, Bắc Kinh vẫn cần duy trì sức mạnh không quân ở một mức độ nhất định tại Biển Đông để có thể "ra đòn bất cứ lúc nào".
Chuyên gia quân sự Ni Lexiong tại Thượng Hải cho rằng các chiến dịch không quân và hải quân Trung Quốc gần đây có mục đích chứng tỏ rằng Trung Quốc có khả năng can thiệp đồng thời ở cả hai khu vực nếu xung đột nổ ra.
"Đây cũng là thông điệp với Tokyo rằng Bắc Kinh có thể chủ động ra tay ở bất cứ khu vực nào theo ý muốn", ông Ni tuyên bố.
Theo tiến sĩ Jerry Hendrix, chuyên gia cấp cao và là giám đốc Chương trình Đánh giá và Chiến lược Quốc phòng tại Trung tâm An ninh Mỹ Mới (CNAS), những động thái quyết liệt của Trung Quốc gần đây trên Biển Đông và biển Hoa Đông thể hiện những toan tính liều lĩnh của nước này nhằm đạt được tham vọng chủ quyền quá đáng trên biển.
Để đối phó với những toan tính đó, Mỹ và cộng đồng quốc tế cần phải gia tăng phản ứng cả về kinh tế, công nghệ và quân sự với Trung Quốc, "nhằm làm rõ với Bắc Kinh rằng những động thái ngang ngược của họ không được chào đón ở khu vực", ông Hendrix nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Philippines muốn sớm đối thoại với Trung Quốc giữa căng thẳng Biển Đông Cựu tổng thống Fidel Ramos hôm nay cho biết Philippines muốn thảo luận chính thức với Trung Quốc về các vấn đề nhằm tìm kiếm con đường hợp tác và hoà bình. Ông Ramos (phải) phát biểu tại Hong Kong. Ảnh: Reuters Thông báo do văn phòng Tổng thống Rodrigo Duterte phát hôm nay cho biết ông Ramos đã gặp cứu thứ trưởng...