Nhật phản bác tin đồn “nhường” 2 đảo lớn Kurril cho Nga
Nhật vừa phản bác tin của giới truyền thông là nước này sẵn sàng nhận trước 2 đảo nhỏ ở Kuril từ tay Nga, sau đó tính tiếp 2 đảo lớn.
Nhật bác tin nhận trước 2 đảo rồi thương lượng tiếp
Ngày 23/9, một bài xã luận trên tờ “Yomiuri Shimbun” của Nhật Bản đưa tin rằng, nước này sẽ không đòi Nga trả lại ngay lập tức toàn bộ bốn hòn đảo Nam Kuril (Nhật gọi là quần đảo Chishima) như là điều kiện để ký kết Hiệp ước hòa bình, như từ trước đến nay họ vẫn đòi hỏi.
Theo đó, nội dung đàm phán giữa lãnh đạo hai nước hiện nay và trong tương lai sẽ chỉ nói về việc Nga chuyển giao cho Nhật Bản 2 hòn đảo nhỏ Habomai và Shikotan, chứ không phải là tất cả 4 hòn đảo thuộc quần đảo Kuril (2 đảo còn lại là Kunashir và Iturup).
“Yomiuri Shimbun” nhấn mạnh, Nhật Bản không hẳn là đã “buông” 2 đảo lớn nhất cho Nga mà tính toán rằng, sau khi nhận được 2 đảo nhỏ, Tokyo sẽ tiếp tục thương lượng với Moscow về hai hòn đảo Iturup và Kunashir, sau khi hai bên đã ký kết Hiệp ước hòa bình.
Tuy nhiên, ngay lập tức lập Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản là ông sihide Suga đã đăng đàn phản bác nội dung bài báo của “Yomiuri Shimbun” và khẳng định lập trường của Tokyo về sự cần thiết lấy phải lại toàn bộ bốn hòn đảo thuộc quần đảo Nam Kuril vẫn không thay đổi
Ông sihide Suga tuyên bố tại cuộc họp báo rằng, tin đưa trên phương tiện truyền thông nước này là không đúng với quan điểm của chính phủ Nhật Bản.
Ông tuyên bố rõ ràng rằng, lập trường cơ bản của Chính phủ Nhật Bản về việc phải lấy lại bốn hòn đảo cùng với việc ký kết Hiệp ước hòa bình vẫn không hề thay đổi. Trên cơ sở này Tokyo sẽ kiên nhẫn tiến hành thương lượng với Moscow về chủ quyền quần đảo Kuril.
Về lý thuyết, Nhật Bản và Nga vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh vì hai nước chưa ký kết hiệp ước hòa bình sau khi kết thúc Thế chiến thứ 2, do đó, việc ký kết hiệp định hòa bình là điều rất quan trọng.
Tuy nhiên, 2 bên đang có bất đồng về chủ quyền lãnh thổ đối với quần đảo Kuril (thực tế do Nga quản lý, thuộc vùng Sakhalin), còn Nhật cũng tuyên bố chủ quyền với tên gọi là Chishima (thuộc tỉnh Hokkaid).
Sơ lược về giải pháp 2-2 về chủ quyền Kuril
Nhật và Nga hiện nay đều tiếp nhận vấn đề chủ quyền Kuril mang yếu tố lịch sử. Trong Thế chiến thứ 2, Liên Xô đã chiếm quần đảo này từ tay nước Nhật phát xít bại trận. Các tranh chấp sau đó không được giải quyết triệt để đã khiến 2 nước không thể ký kết Hiệp định hòa bình.
Video đang HOT
Nga và Nhật chưa tìm được tiếng nói chung trong giải quyết tranh chấp chủ quyền Kuril
Mặc dù 2 bên đã dựa vào một số tài liệu như Tuyên bố Xô-Nhật năm 1956, Tuyên bố Tokyo năm 1993 và Tuyên bố Moscow năm 1998, cũng như Tuyên bố Irkutsk năm 2001 để làm cơ sở trong các cuộc đàm phán song phương nhưng trên thực tế, Tuyên bố năm 1956 là tài liệu duy nhất có tính chất pháp lý về quy chế của quần đảo Kuril mà cả hai bên (Nhật-Xô, trong đó Nga là “người thừa kế”) đã ký kết và phê chuẩn.
Cựu Đại sứ Nga tại Nhật Bản Alexander Panov từng nhận định rằng, rất có thể Tokyo đã đề xuất một “phương án phân chia ngang bằng”, 2 bên sẽ ký kết Hiệp định hòa bình kèm theo điều kiện Nga trả lại Nhật Bản 2 đảo và quản lý 2 đảo còn lại theo những điều kiện nhất định.
Ông cho rằng, có thể 2 hòn đảo nhỏ Habomai và Shikotan sẽ được Moscow trao trả ngay về cho Tokyo, còn hai đảo lớn Iturup và Kunashir sẽ nằm dưới sự quản lý hành chính của Nga trong thời gian 30-50 năm nữa rồi tiếp tục được trao trả nốt cho Nhật Bản.
Phương án này thực tế là điều phù hợp với Tuyên bố năm 1956, trong đó xác định, sau khi ký kết hiệp ước hòa bình, Nhật Bản sẽ tiếp nhận chuyển giao hai đảo Shikotan và Habomai, còn Liên Xô sẽ quản lý 2 đảo là Kunashir và Iturup (tuy nhiên, từ đó đến nay, Tuyên bố này đã không được thực hiện).
Các chuyên gia cho rằng, hình thức phân chia 2-2 được coi là phù hợp với Tuyên bố năm 1956 và là một “thắng lợi trước mắt” đối với Nhật Bản. Xét điều kiện thực tế, Nhật rất khó thu hồi được đủ 4 đảo từ tay Moscow, nên giải pháp 2-2 là điều có thể chấp nhận được đối với Tokyo.
Nếu theo phương án 2-2, Nga sẽ nhận 2 đảo lớn hơn và có vị trí chiến lược quan trọng hơn là Iturup và Kunashir, còn Nhật quản lý 2 đảo nhỏ hơn là Shikotan và Habomai. Do đó, Moscow vừa được lợi mà cũng không mất mặt, mà còn được tiếng là tôn trọng luật lệ quốc tế.
Xét tổng thể, Nhật Bản sẽ chịu thiệt thòi một chút nhưng nếu xét về đại cục thì việc được chuyển giao lại 2 đảo là điều Tokyo có thể chấp nhận được. Tuy nhiên, trong tương lai Nga và Nhật sẽ phải nhượng bộ nhau ở một số điểm nữa nới hy vọng đạt được một Hiệp định Hòa bình.
Theo Đất Việt
Lý do gần một nửa thanh niên Nhật đoạn tuyệt tình dục
Hiện tượng gần 50% thanh niên Nhật vẫn còn trinh bắt nguồn từ nhiều nguyên nhân, điển hình là do thu nhập giảm hay tâm lý thích sống với thế giới tưởng tượng hơn thực tế.
Theo khảo sát, gần một nửa thanh niên Nhật vẫn chưa quan hệ tình dục lần nào
Theo kết quả khảo sát do Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia Nhật công bố tuần trước, 42% nam giới và 44,2% nữ giới ở độ tuổi từ 18 - 34 tại nước này vẫn chưa quan hệ tình dục lần nào.
Một bộ phận người tham gia khảo sát cho biết họ thích tiếp tục trinh nguyên như vậy. Trong khi đó, phần lớn người được hỏi ( 85,7% nam và 89,3% nữ) vẫn mong muốn sẽ kết hôn trong tương lai.
Theo CNN, có nhiều nguyên nhân lý giải cho tình trạng thanh niên Nhật thiếu hứng thú chuyện tình dục, bao gồm thực trạng nền kinh tế trì trệ khiến nhiều người trẻ không muốn yêu đương và kết hôn hoặc nhiều bạn trẻ hiện quá hâm mộ truyện tranh manga nên chỉ thích sống trong thế giới ảo và tưởng tượng hơn là hiện thực.
Chuẩn mực xã hội thay đổi
Nhật là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp nhất thế giới và cũng là nước có dân số già, với khoảng 34,6 triệu người trên 65 tuổi.
Bất chấp các nỗ lực của chính phủ nhằm nâng số lượng người kết hôn và trẻ em được sinh ra, cuộc khảo sát năm nay từ Viện Nghiên cứu Dân số và An sinh Xã hội Quốc gia Nhật vẫn không cho thấy nhiều biến chuyển.
Theo Nancy Snow, giáo sư bộ môn ngoại giao công chúng thuộc Đại học Ngoại ngữ Kyoto, Nhật Bản, các chuẩn mực kinh tế - xã hội đang thay đổi đã góp phần làm suy giảm mối quan hệ giữa nam và nữ.
Lớp học vẽ tranh khỏa thân ở Tokyo giúp các học viên nam nhìn thấy cơ thể phụ nữ thực tế. Ảnh: CNN
"Nam giới hiện chỉ kiếm được mức thu nhập bằng 1/3 đến 1/2 so với những năm kinh tế Nhật bùng nổ ở thập niên 1980. Cảm nhận về giá trị bản thân của một số nam giới gắn liền với mức thu nhập nên họ thấy mình bị lép vế trước những phụ nữ tự tin vào năng lực bản thân", Snow lý giải.
Bà cho rằng mức thu nhập giảm khiến nam giới cảm thấy thiếu tự tin nên không dám quen tầng lớp phụ nữ thành đạt đang ngày càng nhiều lên trong xã hội Nhật Bản. Bên cạnh đó, những phụ nữ này tự kiếm được tiền do vậy cũng coi trọng bản thân hơn người khác.
Đây là lý do hàng loạt nhóm hỗ trợ những nam giới muốn vượt qua nỗi lo lắng khi tiếp cận phụ nữ đang mọc lên nhanh chóng ở Nhật.
White Hands, một tổ chức phi lợi nhuận ở Tokyo, cung cấp khóa học và giáo trình giúp nam giới thoát khỏi tình trạng còn trinh nguyên. Ảnh: CNN
White Hands, một tổ chức phi lợi nhuận ở Tokyo, thường xuyên mở các lớp hội họa vẽ tranh khỏa thân. Phần lớn học viên tại đây đều là nam giới trung niên còn trinh nguyên. Các học viên sẽ vẽ người mẫu nữ khỏa thân. Nó cho phép họ tận mắt thấy cơ thể phụ nữ trong thực tế. Các lớp học kiểu này được cho là sẽ giúp nam giới xoa dịu bản năng tình dục.
Shingo Sakatsume, người tổ chức lớp, tự gọi mình là "người hỗ trợ tình dục". Sakatsume cho rằng sự quan tâm ngày càng lớn đối với thế giới phim hoạt hình anime Nhật Bản cũng là một phần nguyên nhân khiến các nam giới độc thân chọn giải trí trong thế giới tưởng tượng hơn là tình dục và tình yêu thực sự.
"Bằng cách giải quyết vấn đề trinh tiết, tôi nghĩ chúng tôi có thể giải quyết nhiều vấn đề khác liên quan đến tình dục", Sakatsume nói.
Trong khi đó, giáo sư Snow cho rằng các lớp vẽ tranh khỏa thân có thể còn hữu ích hơn nếu những học viên nữ tham gia vẽ mẫu nam khỏa thân.
"Đây là cơ hội để đưa nam giới và nữ giới xích lại với nhau. Họ có thể uống rượu để xóa tan khoảng cách và nói chuyện nhiều hơn. Chỉ giúp nam giới nhìn người mẫu nữ khỏa thân sẽ không giải quyết được vấn đề".
Theo Snow, dù dân số Nhật đang già đi với tốc độ quá nhanh, cuộc khảo sát mới nhất chỉ nhìn vào tầng lớp thanh niên như tiêu chí chọn dữ liệu mà không xét đến các câu chuyện hay hoàn cảnh cụ thể.
"Nếu bạn sống đến năm 90 tuổi thì việc bạn trì hoãn có người yêu cho đến những năm 30 tuổi hoặc đến khi bạn biết bản thân mình muốn gì có lẽ là điều hợp lý", Snow nhận xét.
Theo danviet
Nhật "không ngán" lằn ranh đỏ của Trung Quốc trên biển Đông Nhật Bản sẽ tăng cường hoạt động tại biển Đông thông qua tuần tra huấn luyện chung với hải quân Mỹ và các nước trong khu vực. Đó là tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Nhật Bản Tomomi Inada đưa ra ngày 15-9 trong bài phát biểu tại Trung tâm nghiên cứu chiến lược và quốc tế tại Washington. Bộ trưởng Quốc...