Nhật nói Trung Quốc có 16 giàn khoan gần khu vực tranh chấp
Tokyo cho rằng việc Bắc Kinh triển khai 16 giàn khoan gần khu vực tranh chấp trên biển Hoa Đông đã vi phạm thỏa thuận hai bên ký năm 2008.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết hành động đơn phương của Trung Quốc là rất đáng lên án. Ảnh minh họa: Enformable
Nhật Bản hôm nay công bố biểu đồ cho thấy vị trí của các giàn khoan của Trung Quốc, trong đó 12 giàn khoan lắp đặt trong hai năm qua, theo AFP.
“Việc Trung Quốc đơn phương khai thác các nguồn tài nguyên nơi đường biên chưa được phân định là rất đáng lên án”, ông Yoshihide Suga, Chánh Văn phòng nội các Nhật Bản nói.
Sự hiện diện của các giàn khoan này vi phạm thỏa thuận hai nước ký tháng 6/2008, về việc cùng khai thác chung. Theo ông Yoshihide, Tokyo đã nhiều lần phản đối nhưng Bắc Kinh vẫn không thiện chí nối lại các cuộc trao đổi về thực hiện thỏa thuận, và “dường như vẫn tiếp tục các hành động của mình”. Từ lâu Nhật Bản đã nghi ngại Trung Quốc vi phạm thỏa thuận khai thác chung ở khu vực chồng lấn, nơi hai nước tuyên bố là vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Video đang HOT
Nhật Bản đưa ra cáo buộc này sau khi chỉ trích Trung Quốc xây đảo nhân tạo và căn cứ quân sự ở Biển Đông. Lần đầu tiên những hình ảnh vệ tinh về hoạt động cải tạo đất trái phép của Trung Quốc ở Trường Sa xuất hiện trong Sách Trắng quốc phòng của Nhật Bản năm nay.
Tại Hoa Đông, Trung Quốc tranh chấp với Nhật Bản quần đảo Shenkaku/Điếu Ngư, tại Biển Đông, Trung Quốc tự vẽ ra đường lưỡi bò phi lý, chiếm gần hết vùng biển này, đi sâu vào các vùng thuộc chủ quyền của Việt Nam, Philippines, Malaysia và Brunei.
Khánh Lynh
Theo VNE
Chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương Mỹ tham gia bay tuần tra trên Biển Đông
Tư lệnh mới của Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ đã tham gia chuyến bay tuần tra kéo dài 7 giờ trên Biển Đông trên một trong những máy bay do thám mới nhất của Mỹ.
Đô đốc Scott Swift trong chuyến bay
Đô đốc Scott Swift đã tham gia chuyến tuần tra trên chiếc máy bay P-8A Poseidon hôm 18.7 để chứng kiến toàn bộ khả năng của máy bay này - Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ hôm 19.7 cho biết.
Hải quân Mỹ đã mua và dự định mua thêm nhiều máy bay Poseidon để thay thế cho phi đội máy bay P-3 Orion đã già cỗi. P-8A Poseidon có thể sử dụng cho các nhiệm vụ tầm xa, kể cả chiến tranh chống tàu ngầm, các chuyến bay tuần tra và do thám.
Đại úy Hải quân Charlie Brown, sĩ quan phụ trách quan hệ công chúng của Hạm đội Thái Bình Dương, người bay cùng Đô đốc Swift, nói rằng Đô đốc rất hài lòng với những khả năng của chiếc Poseidon. Đại úy Brown không cung cấp thêm chi tiết về chuyến bay, chẳng hạn như họ có bay tới khu vực tranh chấp nơi Trung Quốc đang ồ ạt xây dựng các đảo nhân tạo mà Mỹ đã yêu cầu Trung Quốc đình chỉ hay không.
Phía Trung Quốc chưa đưa ra phản ứng tức thời về việc chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương của Mỹ tham gia bay tuần tra trên Biển Đông.
Tháng Năm vừa qua, một chiếc P-8A của Hải quân Mỹ đã bị radio tự xưng là của Hải quân Trung Quốc xua đuổi khi bay tuần tra trên khu vực biển tranh chấp mà Trung Quốc đang bồi đắp.
Đô đốc Swift tham gia chuyến bay ngày 18.7 sau khi tới thăm thủ đô Manila của Philipines, nơi ông gặp các quan chức quân sự cao cấp nước này. Ông đã tới Hàn Quốc sau đó và sẽ thăm Nhật Bản trước khi trở về Hawaii, đại bản doanh của Hạm đội Thái Bình Dương.
Bộ trưởng Quốc phòng Philippines Voltaire Gazmin đã hoan nghênh việc đô đốc chỉ huy của Mỹ tham gia chuyến bay tuần tra trên Biển Đông, cho đó là sự thể hiện cam kết của Mỹ nhằm trợ giúp các đồng minh đang có tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc. "Về mặt quân sự mà nói, chúng tôi không có gì chống lại Trung Quốc" - ông Gazmin nói. "Đó là lý do tại sao chúng tôi đề nghị các đồng minh giúp đỡ chúng tôi".
Trong cuộc phỏng vấn với các phóng viên ở Manila hôm 18.7, ông Swift đã đảm bảo với các đồng minh của Mỹ rằng lực lượng Mỹ được trang bị rất tốt và sẵn sàng đáp trả bất kỳ âm mưu gì trên Biển Đông.
Khi được hỏi Mỹ sẵn sàng cung cấp chừng nào nguồn lực cho Biển Đông, ông Swift nói rằng ông hiểu rõ sự lo ngại của các đồng minh của Mỹ. "Lý do mà mọi người tiếp tục hỏi về cam kết và ý định lâu dài của Hạm đội Thái Bình Dương đã phản ánh tất cả sự không chắc chắn đang xảy ra. Nếu chúng tôi có toàn bộ Hải quân Mỹ ở trong khu vực này, tôi cho rằng mọi người cũng vẫn hỏi: Các vị có thể đưa thêm đến nữa không?".
Về lo ngại xung đột vũ trang có thể xảy ra liên quan đến tranh chấp lãnh hải, Đô đốc Swift nói ông "rất hài lòng với những nguồn lực mà tôi có sẵn với tư cách là chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương". Ông nói rằng lực lượng của ông "luôn sẵn sàng và được chuẩn bị". Chỉ huy Mỹ cũng nhấn mạnh, Mỹ không đứng về bên nào trong tranh chấp, song Mỹ luôn thúc đẩy để đảm bảo tự do hàng hải ở các vùng biển tranh chấp và các nơi khác. "Mỹ đã nói rất rõ rằng chúng tôi không ủng hộ việc sử dụng bắt nạt và vũ lực" - ông nói.
Theo V.N
Lao động
Google lý giải việc gỡ tên 'Tam Sa' khỏi Hoàng Sa Lãnh đạo truyền thông đối ngoại khu vực của Google cho rằng việc bỏ tên 'Tam Sa' khỏi quần đảo Hoàng Sa trên bản đồ dựa trên chính sách miêu tả đối với vùng được cho là tranh chấp của công ty này. Nhóm đảo Trăng Khuyết, thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam. Ảnh: Wikipedia "Chúng tôi có một chính sách...