Nhật nhận chiến hạm lớn nhất kể từ sau thế chiến thứ hai
Nhật đã nhận tàu chiến lớn nhất kể từ Chiến tranh thế giới thứ hai. Tàu chiến Izumo có kích thước tương đương với tàu sân bay mà Hải quân nước này sử dụng trong cuộc chiến với Mỹ ở Thái Bình Dương.
Lực lượng phòng vệ bờ biển Nhật Bản đã nhận tàu sân bay trực thăng lớp Izumo có khả năng mang được 470 thủy thủ hôm 25/3.
Izumo chính là một ví dụ rất rõ ràng để chứng minh Nhật Bản đang cố gắng nâng cao khả năng quân sự của mình trong việc thực hiện sứ mệnh ở nước ngoài. Sự kiện này thể hiện chính sách của Thủ tướng Shinzo Abe, ông đang tìm cách vận động các nhà lập pháp nới lỏng các hạn chế trong hiến pháp hòa bình thời hậu chiến tranh của Nhật Bản.
Izumo dài 248 mét, có kích thước và cấu trúc tương tự như tàu đổ bộ tấn công của Thủy quân Lục chiến Mỹ. Tuy nhiên, Izumo lại thiết kế giống tàu khu trục chở trực thăng, điều này cho phép Nhật Bản không vi phạm luật sở hữu vũ khí phát động chiến tranh trong hiến pháp nước này. Bởi vì khả năng tiềm ẩn của tàu sân bay được coi là vũ khí tấn công.
Tàu sân bay trực thăng lớp Izumo.
Ông Gen Nakatani, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho biết trong buổi lễ bàn giao tại nhà máy đóng tàu Japan United Marine ở Yokohama: “Izumo có thể đảm nhận nhiều vai trò như tham gia vào các hoạt động gìn giữ hòa bình, cứu trợ thảm họa quốc tế và viện trợ. Nó cũng giúp cải thiện khả năng chống tàu ngầm của chúng tôi.”
Video đang HOT
Ông Abe tìm cách vận động nới lỏng hiến pháp hòa bình và xây dựng quân đội do lo ngại láng giềng Trung Quốc.
Nhật Bản cũng bổ sung thêm máy bay tuần tra tầm xa và máy bay vận tải quân sự cho để tăng cường khả năng phòng thủ. Ngoài ra, Nhật đang mua máy bay chiến đấu F-35 của tập đoàn Lockheed Martin (Mỹ), xe quân sự tấn công đổ bộ và tàu chuyển quân Osprey của hãng Boeing, có khả năng hoạt động tốt tên tàu chiến Izumo.
Izumo không có một máy phóng máy bay cần thiết để khởi động những chiến đấu cơ có cánh cố định và đang thực hiện chương trình phát triển máy bay VTOL, nghĩa làmáy bay cất cánh và hạ cánh theo phương thẳng đứng của chiến đấu cơ tàng hình F-35 có thể bay đi từ boong của Izumo.
Căn cứ chính của Hạm đội 7 Hải quân Mỹ đóng tại Yokosuka gần Tokyo là nơi đặt nhiều tàu sân bay chiến đấu. Izumo sẽ tác chiến cùng hai trực thăng vận chuyển nhỏ.
Đỗ Huế (Theo Reuters)
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc kêu gọi Nhật Bản tôn trọng "bài học chiến tranh"
Đây là tuyên bố của Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường tại buổi họp báo ngày 15 tháng Ba sau phiên họp Đại hội đại biểu Nhân dân toàn quốc Trung Quốc, được hãng tin Nga Sputnik dẫn lại.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh: Sputnik/ Yevgeniy Biyatov
Vẫn theo Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, năm nay nước này sẽ tổ chức kỷ niệm lần thứ 70 Chiến thắng của nhân dân Trung Quốc trong cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Nhật Bản và chiến tranh thế giới chống chủ nghĩa phát xít.
Bắc Kinh công bố rằng đến tháng Chín sẽ mời lãnh đạo các nước láng giềng ở châu Á đến dự lễ kỷ niệm 70 năm chiến thắng của Trung Quốc đối với Nhật Bản trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, kể các nước thắng trận và thua trận.
Hiện tại, phía Nhật Bản chưa có phản hồi về chuyện Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe có kế hoạch hiện diện tại cuộc diễu binh ở Bắc Kinh và các sự kiện kỷ niệm khác hay không.
Tuy vậy, lời kêu gọi của ông Lý Khắc Cường về tôn trọng bài học Thế chiến II được cho chính là trực tiếp hướng đến Tokyo.
Cũng trong dòng sự kiện, tại cuộc họp báo chung với Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cách đây ít ngày, Thủ tướng Đức Angela Merkel cũng đã đề cập đến vấn đề lịch sử và kêu gọi đánh giá lịch sử chiến tranh thế giới thứ Hai một cách khách quan.
Nhật Bản không có phản ứng đáp lại tuyên bố này.Trong một cuộc phỏng vấn bằng văn bản với đài "Sputnik", giáo sư Su Hao ở khoa Ngoại giao, Học viện Ngoại giao Trung Quốc giải thích sự im lặng ngoại giao của Thủ tướng Nhật Bản: "Nhật Bản và Đức là những nước bị đánh bại trong Thế chiến II. Sau chiến tranh, cả hai nước đã tiến hành các bước để loại bỏ hậu quả xâm lược và tội ác chiến tranh".
Tuy nhiên, rõ ràng có sự khác biệt lớn trong cách tiếp cận của hai nước đối với vấn đề này. Đức thừa nhận trách nhiệm của mình đối với các tội ác trong chiến tranh thế giới thứ Hai và chân thành xin lỗi các nước bị ảnh hưởng do hành động của họ. Bằng các hành động như vậy, Đức đã giải quyết phần lớn các vấn đề trong lịch sử của mình.
Nhật Bản ăn năn về quá khứ chưa đúng mức và không xin lỗi vì tội ác của họ. Điều này dẫn đến thực tế là nhiều vấn đề giữa Nhật Bản và các nước láng giềng, đặc biệt là với Trung Quốc, Hàn Quốc và một số nước trong khu vực Đông Nam Á vẫn chưa được giải quyết, vị giáo sư Trung Quốc nói trên viết.
Còn Phó Viện trưởng Viện Quan hệ Quốc tế của trường Đại học nhân dân Trung Quốc Zin Canrong, cũng trong bài trả lời phỏng vấn với Sputnik, cho biết: "Ở phương Tây, một số người đang có thái độ thành kiến chống Trung Quốc và Nga".
Do vậy, các hoạt động chung nhân dịp kỷ niệm Đại thắng lần thứ 70 sẽ tạo cơ hội để cho các nước phương Tây hiểu thêm về đóng góp của Trung Quốc và Nga cho chiến thắng trong cuộc chiến tranh thế giới thứ Hai, trong xây dựng sau chiến tranh, để loại bỏ thành kiến này và biểu lộ bản chất thân thiện của quan hệ Trung - Nga trong quan hệ với các nước thứ ba.
Như vậy, việc Nga và Trung Quốc tổ chức chung lễ kỷ niệm chung kỷ niệm 70 năm Chiến thắng liên quan trực tiếp đến việc chống sửa đổi kết quả chiến tranh thế giới thứ Hai và bảo vệ sự thật phổ biến trong lịch sử hậu chiến, ông này viết.
Công Minh
Theo Biz Live
Những trận pháo kích dữ dội nhất lịch sử "Đó không phải là pháo kích, mà là 1 trận cuồng phong... Mặt đất rung chuyển, lắc lư như 1 con tàu trong bão cấp 12- Một sĩ quan Đức nói về trận pháo kích trong chiến dịch Berlin. Ảnh minh họa 1. Chiến dịch Berlin Chiến dịch Berlin là chiến dịch tấn công cuối cùng của quân đội Xô Viết trong Chiến...