Nhật nằm trong tầm ngắm vũ khí hạt nhân Triều Tiên
Theo AP, các quan chức Nhật bản tỏ ra lo ngại về việc nước này sẽ nằm trong tầm ngắm vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.
Mặc dù kịch bản Triều Tiên tấn công bằng tên lửa khó có khả năng xảy ra song các quan chức Nhật Bản vẫn rất lo ngại về việc liệu Triều Tiên có quyết định sử dụng con bài hạt nhân hay không.
Lý do là Triều Tiên không chỉ có tiềm lực mà còn có nhiều động thái sẽ tấn công vào Tokyo hoặc các căn cứ quân sự chính của Mỹ ở Nhật Bản.
Ngày 8/4, trong một báo cáo về việc Triều Tiên chuẩn bị phóng tên lửa hoặc tiếp tục thử hạt nhân, các quan chức Nhật Bản nói rằng họ đã có các biện pháp bảo đảm an toàn của đất nước.
Hệ thống phòng không PAC-3 của Nhật Bản
Cuối tuần qua truyền thông Nhật Bản đưa tin, Bộ trưởng Quốc phòng nước này đã đặt hệ thống đánh chặn tên lửa vào tình trạng báo động, sẵn sàng bắn rơi bất kỳ tên lửa hoặc mảnh vỡ tên lửa nào hướng về phía lãnh thổ Nhật Bản.
Mặc dù phát ngôn viên Nội các Yoshihide Suga và các quan chức thuộc Bộ Quốc phòng từ chối xác nhận thông tin các đơn vị hải quân đã được đặt trong tình trạng báo động và nói rằng họ không muốn “ngửa bài” với Triều Tiên, song ông Yoshihide nói: “Chúng tôi sẽ làm tất cả những gì có thể để đảm bảo đất nước an toàn tuyệt đối.”
Trong khi đó, Triều Tiên tiếp tục đe dọa Nhật Bản. Bài xã luận đăng trên tờ Rodong – cơ quan ngôn luận của Đảng cầm quyền Triều Tiên – ngày 8/4 có đoạn viết: “Một lần nữa chúng tôi cảnh báo việc Nhật Bản mù quáng đi theo chính sách của Mỹ. Nhật Bản sẽ phải trả giá đắt cho cách hành xử thiếu thận trọng này.”
Sau vụ thử hạt nhân hồi tháng Hai của Triều Tiên, các chuyên gia Nhật Bản ngày càng lo ngại nguy cơ Triều Tiên dùng tên lửa tầm trung Rodong mang đầu đạn hạt nhân tấn công nước này hoặc ít nhất thì cũng nhằm vào các căn cứ quân sự của Mỹ và các trung tâm tập trung đông dân cư.
Video đang HOT
Binh lính Triều Tiên tập trận hôm 20/3 – Ảnh: KCNA
Narushige Michishita – một cựu quan chức quốc phòng và là Giám đốc chương trình Nghiên cứu Quốc tế và An ninh tại Viện Nghiên cứu Chính sách ở Tokyo – nhận định kể từ sau khi Triều Tiên thử hạt nhân, “mức độ đe dọa tăng vọt.”
Không giống như tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đang được nước này sản xuất (còn gọi là chương trình ICBM), khoảng 300 tên lửa Rodong được triển khai đã qua thử nghiệm và loại tên lửa này có tầm bắn khoảng 1.300km.
Với tầm bắn như vậy, các tên lửa này hoàn toàn có thể vươn tới Tokyo và các căn cứ quân sự trọng yếu của Mỹ, kể cả Căn cứ Không quân Yokota – trụ sở của Lực lượng Không quân số 5, căn cứ Hải quân Yokosuka – nơi mà tàu sân bay USS George Washington và các tàu hộ tống đang neo đậu, Căn cứ Không quân Misawa – địa điểm cất cánh quan trọng của máy bay chiến đấu F16 của Mỹ.
Trong một báo cáo phân tích ấn hành cuối năm 2012, Michishita nói rằng tên lửa Rodong được bắn từ Triều Tiên có thể bay tới Nhật Bản trong vòng từ 5 tới 10 phút và nếu nhằm vào trung tâm Tokyo, thì 50% khả năng là sẽ rơi xuống một địa điểm nào đó nằm trong khu vực thuộc hệ thống tàu điện ngầm chính của thủ đô.
Nhà nghiên cứu này nói rằng Nhật Bản có thể là mục tiêu hấp dẫn đặc biệt vì nằm trong tầm bắn của tên lửa thông thường hoặc tên lửa mang đầu đạn hạt nhân.
Tuy nhiên, đe dọa nhằm vào Nhật Bản có thể được sử dụng để lèo lái quan hệ giữa Tokyo và Washington.
Ví dụ, Triều Tiên có thể khai hỏa một hoặc nhiều tên lửa Rodong hướng vào Tokyo – nhưng chúng sẽ rơi ngay sau khi bay một đoạn ngắn – nhằm đe dọa, buộc lãnh đạo Nhật Bản phải nhượng bộ, đứng ngoài cuộc xung đột trên bán đảo hoặc để phản đối việc lực lượng Mỹ ở Nhật Bản hỗ trợ cho Hàn Quốc, khiến Nhật Bản phải nơm nớp lo sợ bị tấn công.
Michishita viết: “Xem xét sự phiêu lưu của Triều Tiên trong quá khứ, có thể thấy kịch bản này là một sự lựa chọn sáng suốt của nước này.” So với Hàn Quốc, Nhật Bản là một mục tiêu “tốt” hơn vì nếu tấn công quá gần bằng vũ khí hạt nhân có thể gây ảnh hưởng lên chính người dân của mình.
Sau khi Triều Tiên bắn tên lửa tầm xa Taepodong vào Nhật Bản năm 1998, Tokyo và Washington đã đầu tư hàng tỉ đô la vào lá chắn tên lửa đạn đạo được coi là phức tạp nhất thế giới.
Hiện nay, Nhật Bản đã có hệ thống đánh chặn trên biển và trên đất liền riêng và đã đưa vào sử dụng các vệ tinh gián điệp sau “sự cố Taepodong” nhằm theo dõi hoạt động quân sự bên trong lãnh thổ Triều Tiên.
Tháng 4/2005, Lowell Jacoby – Giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng, phát biểu tại Ủy ban Quân lực Thượng viện rằng Triều Tiên có thể có một tên lửa hạt nhân.
Năm 2011, cơ quan tình báo này cho rằng Triều Tiên “hiện có thể có” đầu đạn hạt nhân dùng plutoni, loại đầu đạn này có thể sử dụng cho tên lửa đạn đạo, máy bay chiến đấu hoặc “các phương tiện khác.” Sau đó, Lầu Năm Góc cho rằng không rõ Triều Tiên có thể sản xuất đầu đạn hạt nhân nhỏ ở mức nào.
Tuy nhiên, David Albright – một nhà vật lý thuộc Viện nghiên cứu Khoa học và An ninh Quốc tế – viết trong một thư điện tử rằng ông tin là Triều Tiên có khả năng trang bị cho tên lửa Rodong đầu đạn hạt nhân nặng khoảng vài trăm kg và năng lượng phát ra là khoảng vài kiloton.
Sức công phá của loại tên lửa này thấp hơn nhiều so với hai quả bom nguyên tử ném xuống Hiroshima và Nagasaki, nhưng đủ lớn để gây thương vong đáng kể trong thành phố.
Theo vietbao
Cam Ranh có nằm trong dự định xây binh đoàn chiến dịch của Nga?
Tư lệnh Hải quânNgathấy cần thiết phải triển khai một binh đoàn chiến dịch hoạt động thường xuyên ở hai đại dương - Thái Bình Dương, Ấn Độ Dương.
Căn cứ vịnh Cam Ranh, Việt Nam thời kỳ Liên Xô
Tờ "Phương Đông" Trung Quốc dẫn lời ông Viktor Chirkov, Tổng tư lệnh Hải quân Nga ngày 17/3 cho biết, khi cần thiết Hải quân Nga sẽ cân nhắc triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
Ông Chirkov nói: "Hải quân chúng ta từng có kinh nghiệm xây dựng hạm đội ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương. Không còn nghi ngờ gì nữa, nếu cần, chúng ta sẽ đề nghị Bộ Quốc phòng, Chính phủ và Tổng thống triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên ở đó". Phát biểu "từng xây dựng hạm đội ở Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương" của ông Chirkov chính là chỉ Hạm đội Thái Bình Dương của Nga.
Tiền thân của Hạm đội Thái Bình Dương là Hải quân Viễn Đông Nga, nhiệm vụ là bảo vệ biên giới Đông Á của Liên Xô và Nga sau này, nó được cho là căn cứ chủ yếu để bảo đảm lợi ích dân tộc và an ninh quốc gia của Nga ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương. Binh lực chủ yếu của Hạm đội Thái Bình Dương được triển khai ở 2 khu vực trọng yếu chiến lược là bán đảo Kamchatka và Primorsky Krai.
Thời kỳ đỉnh cao của Hạm đội Thái Bình Dương là vào thập niên 70 của thế kỷ 20, tổng binh lực đạt 130.000 quân, sở hữu khoảng 700 tàu chiến các loại. Nhưng sau khi Liên Xô sụp đổ, sự phát triển của Hạm đội Thái Bình Dương chuyển sang giai đoạn suy yếu.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borey Nga
Thiếu tướng Doãn Trác, chủ nhiệm Ủy ban chuyên gia thông tin hóa Hải quân Trung Quốc cho rằng, lần này Nga có kế hoạch tái triển khai binh đoàn chiến dịch thường xuyên - sẽ có khả năng tấn công rất mạnh.
Doãn Trác cho rằng: "Hiện nay, họ lấy biên đội tàu tuần tra, tàu khu trục làm hạt nhân, chẳng hạn tàu tuần dương động cơ hạt nhân, tàu này kết hợp với tàu tuần dương và tàu khu trục khác sẽ hình thành một biên đội tàu tuần dương-tàu khu trục, khả năng tấn công của nó tương đối mạnh.
Ngoài ra, họ còn có rất nhiều máy bay trực thăng có khả năng săn ngầm, trên thực tế cũng không thể loại trừ họ vẫn còn có một số tàu ngầm hạt nhân tấn công thường trú, tàu ngầm này trước đây từng triển khai dài ngày ở bờ biển phía tây nước Mỹ.
Tàu ngầm hạt nhân tấn công của Nga phân ra làm 2 loại, một loại là tàu ngầm hạt nhân tấn công chống tàu sân bay, còn loại kia là tàu ngầm hạt nhân trang bị tên lửa hành trình. Hai loại tàu ngầm này tạo ra mối đe dọa to lớn đối với Hải quân Mỹ, đây cũng là lực lượng được Nga triển khai lâu dài ở khu vực Thái Bình Dương hoặc Ấn Độ Dương, nhưng khả năng chủ yếu triển khai tàu chiến mặt nước là lớn hơn".
Tàu tuần dương tên lửa Varyag của Hạm đội Thái Bình Dương, Nga
Theo vietbao
Rộ tin Tổng thống Assad bị vệ sĩ bắn chết Báo chí Ả-rập và Israel mấy ngày nay đang rộ lên tin đồn về việc Tổng thống đang gặp khó khăn của Syria - ông Bashar al-Assad bị vệ sĩ của mình bắn chết. Tổng thống Assad Tin đồn đáng sợ trên bắt đầu xuất hiện trên các bản tin online của một số tờ báo Ả-rập và Israel từ hôm 23/3 và...