Nhật muốn gia nhập liên minh tên lửa NATO lãnh đạo châu Á đối phó TrungQuốc
Liên minh gồm 12 nước, sẽ giám sát tiến triển của tên lửa phòng không Sea Sparrow và chia sẻ chi phí, giúp Nhật đóng vai trò lãnh đạo đối phó Trung Quốc.
NATO đồng thời tổ chức tập trận liên hợp ở Biển Đen và GruziaNhật-Mỹ-Ấn diễn tập ở Ấn Độ Dương ưng pho Hải quân Trung QuốcThực lực quân sự Trung Quốc vượt Mỹ cũng không thể áp đảo Nhật Bản
Hệ thống tên lửa Patriot-3 của Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản
Tờ “Tin tức Tham khảo” Trung Quốc ngày 12 tháng 7 dẫn hãng tin Reuters Anh ngày 10 tháng 7 đưa tin, có nguồn tin cho biết, Nhật Bản có ý định gia nhập liên minh chế tạo tên lửa của NATO,
điều này sẽ làm cho Tokyo lần đầu tiên thể nghiệm chương trình quốc phòng của nhiều nước, hành động này nhận được sự ủng hộ của Hải quân Mỹ, bởi vì điều này sẽ mở đường cho Nhật Bản lãnh đạo quan hệ đối tác tương tự ở châu Á.
Liên minh NATO này gồm 12 nước, sẽ giám sát tiến triển của tên lửa phòng không Sea Sparrow và chia sẻ chi phí. Tên lửa phòng không Sea Sparrow là một loại vũ khí tiên tiến trang bị cho tàu chiến, dùng để tiêu diệt tên lửa chống hạm lướt biển. Tên lửa do Công ty Raytheon va General Dynamics Mỹ chế tạo.
Lực lượng Phòng vệ Biển Nhật Bản va một nguồn tin từ Mỹ biết được vấn đề này đã trả lời phỏng vấn cho biết, vào tháng 5, quan chức Lực lượng Phòng vệ Biển đến tham dự hội nghị của NATO tại La Hay, để tìm hiểu nhiều hơn về liên minh tên lửa.
Video đang HOT
Tên lửa Patriot-3 Nhật Bản triển khai ở Ishigaki (nguồn mạng sina Trung Quốc)
2 nguồn tin từ Nhật Bản cho biết, các cuộc thảo luận của Nhật Bản đối với vấn đề này còn nằm trong giai đoạn ban đầu, nhưng gia nhập liên minh phù hợp với chương trình an ninh cứng rắn hơn của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe.
Nguồn tin từ chối tiết lộ danh tính, bởi vì họ hoàn toàn không được trao quyền trả lời phỏng vấn báo chí.
Liên minh này được thành lập bởi 4 quốc gia trong đó có Mỹ vào năm 1968. Liên minh nỗ lực vào việc nghiên cứu chế tạo tên lửa phòng không Sea Sparrow phiên bản nâng cấp trong vài năm tới.
Nguồn tin từ Mỹ cho biết, kết nạp Nhật Bản sẽ chia sẻ một phần chi phí của chương trình này, nhưng Washington cũng nhin thây, trong thời điểm hiện đại hóa quân sự và chủ trương kiên quyết (hung hăng hăm dọa) của Trung Quốc đang làm cho rất nhiều quốc gia châu Á lo ngại, Nhật Bản có thể phát huy vai trò lãnh đạo quan hệ đối tác công nghiệp quân sự đa quốc gia ở khu vực này.
Tên lửa Patriot-3 Nhật Bản triển khai ở Ishigaki (nguồn mạng sina Trung Quốc)
Đông Bình (nguồn Tin tức Tham khảo)
Theo giaoduc
Mỹ, Nhật nhất trí mở rộng liên minh ra quy mô toàn cầu
Nhật Bản và Mỹ đã nhất trí mở rộng liên minh song phương ra quy mô toàn cầu nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong và ngoài châu Á-Thái Bình Dương.
Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe phát biểu tại Trường đại học Harvard trong khuôn khổ chuyến thăm Mỹ. (Nguồn: Kyodo/TTXVN)
Ngày 28/4, tại cuộc hội đàm cấp cao giữa Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Tổng thống Mỹ Barack Obama, hai đồng minh đã nhất trí mở rộng liên minh song phương ra quy mô toàn cầu nhằm đảm bảo hòa bình và thịnh vượng trong và ngoài châu Á-Thái Bình Dương, đối phó tốt hơn với các thách thức an ninh và thúc đẩy khuôn khổ thương mại tự do tại khu vực này.
Tuyên bố chung được đưa ra sau cuộc gặp nêu rõ Nhật Bản và Mỹ "nhận thức được rằng an ninh và thịnh vượng của hai nước trong thế kỷ 21 ràng buộc với nhau, không thể tách rời và không bị giới hạn bởi các đường biên giới quốc gia."
Hai bên khẳng định bố định hướng hợp tác quốc phòng song phương mới được công bố sẽ giúp Tokyo và Washington "hợp tác chặt chẽ hơn về nhiều vấn đề trong đó có an ninh biển, và hợp tác với những nước khác trong và ngoài khu vực có chung nguyện vọng."
Tuyên bố cũng nhấn mạnh liên minh Mỹ-Nhật Bản là "hòn đá tảng" của an ninh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Về sáng kiến Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), hai bên hoan nghênh những tiến triển quan trọng đã đạt được trong quá trình đàm phán song phương, đồng thời cam kết sẽ cùng nhau nỗ lực để thúc đẩy việc ký kết thỏa thuận này.
Trước đó cùng ngày, các quan chức đứng đầu ngoại giao và quốc phòng Mỹ và Nhật Bản đã cùng công bố các định hướng hợp tác quốc phòng mới, cho phép Nhật Bản tham gia việc thiết lập các hệ thống phòng thủ chống tên lửa đạn đạo, chống chiến tranh mạng, chiến tranh vũ trụ và bảo đảm an ninh hàng hải.
Các chuyên gia cho rằng, với các định hướng hợp tác quốc phòng mới này, Mỹ và Nhật Bản có thể cũng sẽ gia tăng phối hợp trong các hoạt động bảo đảm an ninh của cả khu vực Biển Đông, trong đó có việc cùng tiến hành các hoạt động tuần tra chung.
Theo Kiến Thức
Học giả Nga: Quan hệ với Mỹ trở thành một "mô hình" cho Việt Nam Người Việt xem quan hệ hợp tác với Hoa Kỳ như "trụ cột chính" để tiến đến một tương lai tươi sáng hơn, Mỹ là một đối tác đáng tin cậy nhất. Xung quanh chuyến thăm chính thức Hợp chủng quốc Hoa Kỳ của Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng và phái đoàn lãnh đạo cấp cao Việt Nam, giới truyền thông và...